Người
biểu tình cầm hình ảnh mô tả ông Putin như Adolf Hilter trong một cuộc biểu
tình chống chiến tranh tại Kiev .
Cách
suy nghĩ về chính trị của phần lớn người Việt Nam , trong cũng như ngoài nước, cho
đến nay, thường bị chi phối bởi ba yếu tố: một, kinh nghiệm; hai, ý thức hệ; và
ba, lịch sử.
Yếu tố đầu, kinh nghiệm cá nhân, dễ thấy nhất nhưng cũng chủ quan, nhiều cảm tính nhất, và do đó, ít giá trị nhất. Kinh nghiệm tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm: Những người thuộc hoàn cảnh và thời điểm khác nhau sẽ có những kinh nghiệm khác nhau. Sử dụng kinh nghiệm để phán đoán, do đó, rất ít có sức thuyết phục, và càng ít có khả năng đạt đến đồng thuận. Những người sống ở miền Bắc và ở miền Nam trước năm 1975, cho đến nay, vẫn có nhiều xung khắc trong quan điểm về rất nhiều vấn đề liên quan đến chính trị Việt Nam cũng như quốc tế là vì vậy.
So với kinh nghiệm, hai yếu tố ý thức hệ và lịch sử rộng hơn nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Cả hai đều có tính thời gian. Lịch sử có tính thời gian đã đành; ngay cả ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng dùng để chỉ đạo và biện chính cho các lựa chọn chính trị của một thể chế, cũng có tính thời gian: Chúng xuất hiện rồi chúng suy tàn, cuối cùng, biến mất. Khăng khăng ôm giữ lấy kinh nghiệm lịch sử hay ý thức hệ để phán đoán, người ta dễ có nguy cơ trở thành tù nhân của quá khứ, từ đó, chỉ nhìn được hiện tại và hiện thực qua kính chiếu hậu.
Có thể thấy cả ba yếu tố trên chi phối một cách rõ rệt cách nhìn của nhiều người Việt về cuộc khủng hoảng chính trị mới đây tạiUkraine . Người đã từng du học ở Nga
hoặc có thời xem Nga là một đồng minh gần gũi dễ có khuynh hướng bênh vực cho
việc Nga xâm chiếm vùng đất Crimea của Ukraine . Những người không thích
Nga, từ Nga thời độc-tài-cộng-sản đến Nga thời độc-tài-hậu-cộng-sản, dễ có
khuynh hướng đả kích Nga kịch liệt. Cả việc bênh hay chống đều đậm màu sắc cảm
tính, do đó, người ta ít hay không để ý đến nhiều khía cạnh khác, lớn hơn, liên
quan đến một số toan tính chiến lược có thể ảnh hưởng đến bàn cờ chính trị của
cả thế giới sau này.
Yếu tố đầu, kinh nghiệm cá nhân, dễ thấy nhất nhưng cũng chủ quan, nhiều cảm tính nhất, và do đó, ít giá trị nhất. Kinh nghiệm tùy thuộc vào hoàn cảnh và thời điểm: Những người thuộc hoàn cảnh và thời điểm khác nhau sẽ có những kinh nghiệm khác nhau. Sử dụng kinh nghiệm để phán đoán, do đó, rất ít có sức thuyết phục, và càng ít có khả năng đạt đến đồng thuận. Những người sống ở miền Bắc và ở miền Nam trước năm 1975, cho đến nay, vẫn có nhiều xung khắc trong quan điểm về rất nhiều vấn đề liên quan đến chính trị Việt Nam cũng như quốc tế là vì vậy.
So với kinh nghiệm, hai yếu tố ý thức hệ và lịch sử rộng hơn nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Cả hai đều có tính thời gian. Lịch sử có tính thời gian đã đành; ngay cả ý thức hệ, một hệ thống tư tưởng dùng để chỉ đạo và biện chính cho các lựa chọn chính trị của một thể chế, cũng có tính thời gian: Chúng xuất hiện rồi chúng suy tàn, cuối cùng, biến mất. Khăng khăng ôm giữ lấy kinh nghiệm lịch sử hay ý thức hệ để phán đoán, người ta dễ có nguy cơ trở thành tù nhân của quá khứ, từ đó, chỉ nhìn được hiện tại và hiện thực qua kính chiếu hậu.
Có thể thấy cả ba yếu tố trên chi phối một cách rõ rệt cách nhìn của nhiều người Việt về cuộc khủng hoảng chính trị mới đây tại
Không nhận ra được sự thật ấy, nhiều người làm chính trị ở miền Nam trước năm 1975 vẫn tưởng là Mỹ, sau khi đã bắt tay với Trung Quốc để phân hóa khối xã hội chủ nghĩa và làm suy yếu Liên Xô, vẫn tiếp tục là đồng minh đắc lực và tận tụy với mình. Cũng vì không nhận ra sự thật ấy, giới lãnh đạo miền Bắc, trước năm 1975, cứ tưởng Trung Quốc vĩnh viễn là đồng minh và đồng chí thân thiết nhất của mình. Thậm chí, ngay cả sau khi bị Trung Quốc, một mặt, xúi Khmer Đỏ tấn công ở biên giới Tây Nam; mặt khác, trực tiếp xua quân qua tấn công ở biên giới phía Bắc, vẫn cứ tưởng Trung Quốc lúc nào cũng là anh em xã hội chủ nghĩa. Rồi, sau đó, khi Trung Quốc lấn biển và chiếm đảo, dùng mọi thủ đoạn để gây khổ cho ngư dân và gây khó cho chính quyền, họ vẫn cứ tưởng Trung Quốc là “láng giềng tốt”, “đối tác tốt” và “đồng chí tốt”.
Những cách nhìn bị giam hãm trong ý thức hệ và lịch sử như vậy khiến người ta vĩnh viễn thuộc về quá khứ. Ở người dân thường, tác hại của chúng không lớn lắm. Nhưng với giới làm chính trị, với trọng trách lãnh đạo quốc gia, thì khác: Chúng khiến người ta mất đi những tầm nhìn có tính chiến lược.
Nói một cách vắn tắt, đó là các chiến lược xuất phát từ những điều kiện địa lý nhằm khai triển đến mức tối đa các ưu thế có sẵn để, một mặt, bảo vệ an ninh và độc lập, mặt khác, tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của mình lên các quốc gia khác. Hai vấn đề quan trọng nhất trong địa chiến lược là việc xây dựng quân đội, kể cả các đội quân và vũ khí trên biển, cũng như việc thiết lập các quan hệ đồng minh. Trong ý nghĩa đó, địa chiến lược bao trùm lên cả quân sự lẫn chính trị và ngoại giao.
Ý thức địa chính trị đã manh nha từ lâu. Ngay thời thượng cổ, ở Hy Lạp, Herodotus đã nhận thấy mối tương quan giữa các nền văn minh lớn với các đặc điểm địa lý của các quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, một quan điểm thật rõ ràng về địa chính trị để biến nó thành một ý thức địa chiến lược thì chỉ phát triển trong thời hiện đại khi xu hướng toàn câu hóa đã phát triển mạnh biến thế giới thành một cái làng ở đó mọi quốc gia đều chịu sự tương tác mạnh mẽ của nhau.
Nói chung, từ góc nhìn địa chính trị, hầu như ai cũng đồng ý Mỹ là quốc gia may mắn nhất thế giới. Nhìn lên bản đồ thì thấy ngay: phía bắc là Canada, vốn cùng một văn hóa và có truyền thống hòa hiếu lâu đời, lại nhỏ, yếu và nghèo hơn Mỹ. Phía nam là Mexico, càng nghèo và yếu hơn Mỹ về mọi mặt. Còn nguyên biên giới phía Đông và phía Tây đều là đại dương. Bất cứ lực lượng thù nghịch nào muốn tấn công Mỹ cũng đều phải băng qua cái đại dương bao la ấy. Nhưng trên đại dương ấy, lực lượng hải quân mạnh nhất lại thuộc về Mỹ. Hệ quả là, trong lịch sử, Mỹ có thể thua nước này hoặc nước khác, ở trận chiến này hoặc trận chiến khác, nhưng tất cả đều ở xa, có khi rất xa nước Mỹ. Ngay cả những nước tự hào là đã thắng Mỹ cũng chưa bao giờ đặt được dù một ngón chân lên đất Mỹ.
Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, từ quan điểm địa chiến lược, Mỹ tiếp tục theo đuổi ba chủ trương chính: Một, tiếp tục duy trì lực lượng quân sự cực lớn và cực mạnh ở Bắc Mỹ; hai, tiếp tục duy trì thế thượng phong về hải quân để có thể đương đầu với các thử thách đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt với những siêu cường mới nổi và có khả năng tranh chấp với Mỹ, trong đó, đáng kể nhất là Trung Quốc; và ba, tiếp tục duy trì và xây dựng các quan hệ đồng minh để tạo nên sức mạnh toàn cầu. Trước, trung tâm của cái gọi là đồng minh ấy nằm ở Âu châu với việc mở rộng Liên hiệp Âu châu và khối NATO; sau, từ mấy năm nay, mở rộng sang các đồng minh ở châu Á, chủ yếu với Nhật, Hàn Quốc và Úc để bao vây Trung Quốc.
Nguyễn
Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.