Friday, March 28, 2014

Học để trở thành công cụ

image
Học sinh ở ngoại thành Hà Nội, ảnh chụp tháng 03/2013
Nhu cầu cải cách, đổi mới là có thật ở Việt nam. Hàng loạt chương trình cải cách, sửa đổi, đổi mới căn bản nhiều lĩnh vực quan trọng đang được thực hiện: Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, sửa đổi căn bản Bộ Luật dân sự v…v, và chuyện muôn thủa đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, không thấy nói gì về một đổi mới căn bản quan trọng nhất: đổi mới căn bản tư duy về đổi mới căn bản.

Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì? Đổi mới căn bản giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục với những nền tảng, triết lý, nguyên tắc và mục đích giáo dục như hiện nay hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn; hay để có một hệ thống giáo dục khác đúng đắn, phù hợp và tốt hơn?

Hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng nấy. Hiệu quả của một hệ thống nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng với chi phí thấp nhất.
Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước.

Các biện pháp cải cách giáo dục đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng, có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi.
Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề hệ trọng nhất của dân tộc, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng theo phương pháp, lý luận đúng đắn.
Nhưng cũng có một số điểm cơ bản nhất có tính chất phổ quát, dễ thấy và không khó để đồng tình.

Hệ thống khác thường

image
Sinh viên tới Văn Miếu để cầu may trước khi thi
Một cách tổng quát nhất, Việt Nam cần xây dựng bằng được hệ thống giáo dục bình thường, được xây trên nền tảng, theo triết lý, nguyên tắc hoạt động với các mục đích, mục tiêu cũng bình thường (không phải như những ngoại lệ) như mọi quốc gia phát triển thành công khác đã và đang có.
Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại, về cơ bản là khác thường. Ở Việt Nam, "Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại“.
Nghĩa là học để trở thành công cụ. Điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất của giáo dục.
Vì thế, cách dạy và cách truyền đạt kiến thức cho sinh viên cũng chỉ là làm sao để họ thành người phục vụ tốt nhất.

Theo Tổ chức Văn hóa Giáo dục của Liên Hiệp Quốc: "Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để làm người“. Đó là học cho chính bản thân, vì bản thân mỗi người.
Người thầy phải làm tất cả để truyền đạt cho học sinh: a) tri thức - ít nhất cũng đủ để biết; b) kỹ năng sử dụng tri thức đó - ít nhất cũng đủ để làm việc;
c) đạo lý khi sử dụng tri thức và kỹ năng làm việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân - ít nhất cũng đủ để sống được với mọi người; và cuối cùng, d) với tất cả những điều đó - ít nhất cũng biết định hình giá trị chân chính của con người cho mình.

Theo cách hiểu tương đối thống nhất hiện nay của thế giới thì Giáo dục (Education) là quá trình phát triển kéo dài cả cuộc đời của con người để mở rộng khả năng hoạt động tinh thần, văn hóa, và kỹ năng sống, đồng thời nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm trong quan hệ xã hội.
Đây là một khái niệm vừa để chỉ một quá trình (được học, tự học và định hình nhân cách) vừa để chỉ một hiện trạng (được giáo dục).

Cụ thể hơn, giáo dục là quá trình thu nhận để tiến tới sở hữu một hệ thống các thiết lập (setting) được mong đợi và mang tính đạo đức thông qua việc trung chuyển và cá nhân hóa tri thức.
Hệ thống đó cho phép mỗi người lựa chọn thế giới mang tính lịch sử và xã hội của mình, đánh giá và xác định vị trí của mình, hình thành nhân cách và có được định hướng cho hành động và cuộc sống của mình.
Nói cách khác, giáo dục tác động hình thành bản sắc cá nhân.

Hệ thống giáo dục trong các trường học ở Việt Nam có quan niệm và mục đích đào tạo khác, nên sản phẩm phần nhiều là những công cụ, cơ bản không có và có lẽ cũng không cần tới bản sắc cá nhân, thậm chí trong cả những trường hợp không đảm bảo được chức năng công cụ.
Cơ sở căn bản nhất cho giáo dục chính là khả năng có thể học hỏi và nhu cầu được giáo dục có tính bản năng trong mỗi cá nhân.
Theo vòng đời con người, có thể chia giáo dục thành hai giai đoạn, hai quá trình: được dạy dỗ và cá nhân hóa.

Từ lúc ra đời đến tuổi trường thành, đứa trẻ được những người có trách nhiệm (bố mẹ, thầy giáo và những người có khả năng sư phạm khác) dẫn dắt bước dần vào thế giới của người lớn.
Trong giai đoạn dạy dỗ này, đứa trẻ học hỏi các nguyên tắc, chuẩn mực, cách ứng xử trong thế giới mà nó sẽ hội nhập và làm quen với tư duy, hành động độc lập.
Về bản chất, đây là giai đoạn tiếp nhận thông tin do người khác trung chuyển. Đứa trẻ bắt đầu con đường tự hiểu biết bằng sự hiểu biết của người khác về thế giới xung quanh.
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho việc hội nhập thế giới người lớn và giai đoạn cá nhân hóa bắt đầu ngay sau đó.

Mục đích tổng quát của giai đoạn này phải là đưa sức mạnh, năng lực bản năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân đạt trình độ nhận thức phổ quát chung của nhân loại, của xã hội mà họ sẽ hội nhập, làm cơ sở tối thiểu đảm bảo ai cũng có cơ hội hội nhập bình đẳng như một con người.
Nói cách khác là biến đứa trẻ thành một con người của xã hội. Giai đoạn này thường kết thúc với việc tốt nghiệp trung học.
Nghĩa là, vì ta đang nói đến cải cách Giáo dục, do ai cũng có quyền trở thành một con người như thế, họ phải được học tập miễn phí hoàn toàn cho đến hết phổ thông trung học.

Đồng hành

image
Học sinh tiểu học người H'Mong ở Mù Cang Chải
Khi đồng ý rằng học tập từ bé cho đến hết trung học là để đứa trẻ đủ trở thành một con người bình đẳng khi bước chân vào xã hội người lớn, ta sẽ thấy cách hiểu và "làm“ xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay, không chỉ là hiểu sai, phản tác dụng, mà còn là sự hạn chế đáng kể quyền sẽ được bình đẳng.

Vận dụng, thực hiện và sử dụng năng lực, sức mạnh và kiến thức của mỗi cá nhân trong những hoàn cảnh điển hình như thế nào là nhiệm vụ của đào tạo nghề nghiệp, của các trường cao đẳng, đại học.
Tại đây, mỗi cá nhân phải học cách tìm, xử lý thông tin và biến chúng thành của mình như thế nào. Nghĩa là phải tự tạo cho mình sự khác biệt để cạnh tranh thành công trong xã hội.
Tự bản chất, quá trình như vậy đã loại bỏ vai trò như người dạy dỗ của người thầy. Người thầy chỉ còn là người đồng hành đưa ra các ví dụ về cách thức mà mình sẽ làm để giải quyết vấn đề như một gợi ý.

Người học phải tự tìm ra cách thức xử lý và biến chúng thành của riêng mình (cá nhân hóa) như thế nào. Và như thế, tự do học thuật đương nhiên phải là nguyên tắc, là đặc trưng không thể thiếu trong giảng dạy đại học.
Tất nhiên, những khác biệt cơ bản cần thiết như vậy giữa giảng dạy trung học và giảng dạy đại học chỉ có thể có trong một hệ thống giáo dục theo quan niệm chung của thế giới, không thể tồn tại trong một hệ thống giáo dục như của Việt Nam.
Chấp nhận xây dựng hệ thống giáo dục mới, gần như hoàn toàn khác với cái đang có là việc hết sức khó khăn.

Vì vậy, khoan hãy nói đến đổi mới hay cải cách căn bản giáo dục, mà chỉ đơn giản là cần làm ngay những gì liên quan đến giáo dục thật sự và vì tương lai đất nước.
Nên bắt đầu từ chỗ nào mà khi thực hiện sẽ có tác dụng rộng nhất, cơ bản nhất và ở chỗ nào có sức ỳ ít nhất, các yếu tố mới dễ thâm nhập nhất. Có hai việc đảng và nhà nước nên làm ngay là:
- Ban hành luật giáo dục phổ thông miễn phí cho toàn dân (đến hết trung học). Nghiêm cấm các trường thu thêm tiền của người dân dưới bất kỳ hình thức nào.
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học với trọng tâm người thầy trong vai trò đồng hành cùng sinh viên.

Khuyến khích giảng viên đại học đi tu nghiệp ở nước ngoài, tiến tới qui định chỉ những ai đã tu nghiệp ở nước ngoài mới có thể là giảng viên chính thức.
Tự bản chất, cải cách căn bản hệ thống giáo dục Việt Nam trả lời cho câu hỏi: đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết - và vì vậy phải xây dựng một hệ thống giáo dục bình thường mới hay quyền lợi của đảng lên trên hết - và như thế cần duy trì cải cách thường xuyên để hệ thống đang có hoạt động hiệu quả hơn?




Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam


16 hours ago
Thay vì được bố mẹ đưa đến trường, nhiều học sinh tiểu học ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được đi học và đón về nhà bằng… xe ngựa. Những hình ảnh ngộ nghĩnh do phóng viên VietNamNet ghi lại. image. Xe ngựa do một ...

Mar 21, 2014
Cảnh cô giáo và học sinh xã bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên phải băng qua suối để đến trường trong túi nylon đã xuất hiện trên báo Anh và thu hút nhiều lượt bình luận, trong lúc Bộ Giao thông Vận ...

Mar 26, 2014
Tôi tốt nghiệp đại học tính ra cũng đã được 15 năm. Gần đây tôi có dịp tham gia một lễ tốt nghiệp tại Việt Nam và có một bài chia sẻ ngắn với các tân cử nhân có mặt tại buổi lễ. Tôi gửi lên blog này để chia sẻ lại với các bạn ...

18 hours ago
Cho đến thập niên 90, do chất lượng và trình độ chuyên môn kém của các trường đại học Việt Nam nên tiến sĩ của miền Bắc Việt Nam được công nhận ở nước ngoài qua đường nghiên cứu sinh, chủ yếu ở các nước trong ...

Mar 25, 2014
Bên cạnh những ý kiến đồng ý, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối bài viết của tác giả được cho là du học sinh người Nhật tại Việt Nam khi có những nhận xét "phiến diện" về văn hóa Việt. Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa ...

Mar 20, 2014
Cách đây mấy ngày, 5 em học sinh chết thảm vùi xác trong một bãi cát, chưa có công bố nào từ phía an ninh về nguyên nhân cái chết của các em, thông tin chỉ vỏn vẹn về những đứa trẻ xấu số, nhà rất xa, trên dưới 30 cây số, ...

Sep 18, 2012
Bài tập làm văn học sinh trung học ở Việt Nam. image. Mời các bạn tham khảo một số trích đoạn từ bài tập làm văn học sinh trung học ở Việt Nam . Có thật 100%!!! Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận ...

Jun 09, 2011
Gần đây, nhiều vụ du học sinh bị tấn công ở nước ngoài như Nga, Mỹ, Australia... đã dấy lên sự quan ngại cho học sinh, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài và phụ huynh ở Việt Nam. Người dân lên án và chính phủ các nước ...

Jan 31, 2014
Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá! Một chương trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi nước ...

image

Xe đưa đón học sinh ở Thủ đô nước CHXHCNVN
Bịnh Dại Thời Đại
Bằng tiến sĩ Việt Nam: Hàng mã
Mại dâm dưới chế độ Cộng sản
Chân dung nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại...
Ðòn kinh tế của Mỹ với Nga
Aline, Cô bé gốc Việt được làm Thi Sứ và mời vào T...
Một cách nhìn về chính trị: Địa chiến lược
Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng tại Vatic...
Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam
Singapore là quốc gia 'bất hạnh'?
Một con cá bị chết đuối
Chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường
Bức “tâm thư“ bàn về văn hóa Việt
Những sao Việt rơi vào cảnh nghèo nàn, túng thiếu....
Bi kịch cuộc đời của người phụ nữ xấu nhất Thế Giớ...
Xe buýt lợi hay hại cho giao thông VN?
Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời t...
Hộp đen có đem lại lời giải MH370?
Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn th...
Bất thường quanh một luận văn
Hoa trong món ăn người Việt
MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc n...
Chính quyền nhát hơn gián?
Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người
Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?
Không có toa-lét thì không có cô dâu
Hai khung trời...
Ðịnh kiến 'thiểu số gương mẫu': Một vấn đề đối với...
Cuộc xâm lăng êm thấm nhất của Nga
Câu chuyện người thợ xây nhà
Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?
Thành quả và tương lai quỹ VEF
Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và tr...
Chứng chảy máu mũi ở trẻ em
Một sự hiểu lầm tai hại

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.