Gabriel
García Márquez (1927-2014)
Để
chỉ sự-sống-sau-cái-chết của một nhà văn, trong tiếng Việt có hai khái niệm:
bất tử và bất hủ. Nhiều người bất tử nhưng không bất hủ: Đó là những cây bút có
giá trị lịch sử hơn là giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật. Tác phẩm của họ còn,
nhưng chỉ còn trong các thư viện đầy bụi bặm để các nhà nghiên cứu cặm cụi tìm
tòi và phân tích như các nhà giải phẫu học nghiên cứu các tử thi trong phòng
thí nghiệm. Chỉ riêng trong văn học Việt Nam , những người thuộc loại này
nhiều vô cùng. Trong mỗi nền văn học, và mỗi thời đại, số người thực sự bất hủ
rất hiếm: Đó là những người có tác phẩm, nói theo cách nói quen thuộc, “vượt
thời gian và vượt không gian”, ở đâu và thời nào, đọc lại, người ta cũng thấy
hay. Nhờ sự bất hủ của tác phẩm, tác giả thành bất tử.
Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ. Điều đó cũng có nghĩa là, trong các yếu tố tạo nên giá trị văn học, tác phẩm quan trọng hơn con người. Chứ không phải ngược lại. Những người có cuộc đời lớn hơn tác phẩm (ví dụ các nhà cách mạng hay các nhà đạo đức) hiếm khi thực sự là những cây bút lớn và cũng hiếm khi còn lại với thời gian như những giá trị thẩm mỹ lúc nào cũng tươi roi rói. Ngược lại, với những nhà văn lớn thực sự, tác phẩm của họ bao giờ cũng thông minh, đẹp đẽ và cao lớn hơn hẳn con người của họ. Chính những tác phẩm như thế đã “cứu” họ khỏi trận lũ điên cuồng của sự quên lãng.
Như vậy, trong bảng giá trị văn học, khái niệm bất hủ cao hơn khái niệm bất tử: Người bất hủ đương nhiên bất tử trong khi không phải ai bất tử cũng đều bất hủ. Điều đó cũng có nghĩa là, trong các yếu tố tạo nên giá trị văn học, tác phẩm quan trọng hơn con người. Chứ không phải ngược lại. Những người có cuộc đời lớn hơn tác phẩm (ví dụ các nhà cách mạng hay các nhà đạo đức) hiếm khi thực sự là những cây bút lớn và cũng hiếm khi còn lại với thời gian như những giá trị thẩm mỹ lúc nào cũng tươi roi rói. Ngược lại, với những nhà văn lớn thực sự, tác phẩm của họ bao giờ cũng thông minh, đẹp đẽ và cao lớn hơn hẳn con người của họ. Chính những tác phẩm như thế đã “cứu” họ khỏi trận lũ điên cuồng của sự quên lãng.
Theo tôi, một trong những tác dụng của phê bình là làm cho các tác phẩm lớn trở thành lớn hơn và đặc biệt, giàu có hơn. Mỗi bài phê bình hay, thực sự hay, phải là một cách diễn dịch mới. Nhiều bài phê bình hay như thế gọp lại, bức chân dung của tác giả và tác phẩm sẽ trở thành đa dạng, đa tầng, đa thanh và đa sắc hơn. Có thể nói, cái giàu của một tác phẩm hay một tác giả cũng giống cái giàu của ngân hàng: Giàu chủ yếu nhờ số tiền khách hàng ký thác. Trong văn học, sự ký thác ấy đến chủ yếu từ phê bình. Và như vậy, chúng ta có thể thấy ngay: Một nhà văn/nhà thơ sinh trưởng trong một quốc gia có nền phê bình phong phú và sâu sắc sẽ may mắn hơn một đồng nghiệp sinh trưởng trong một quốc gia như… Việt
Trường hợp của Gabriel García Márquez (1927-2014) cũng vậy, dĩ nhiên ở một tầm khác, rộng hơn (ở phạm vi toàn cầu) và cao hơn (ở tầm nhận thức và phương pháp sáng tác). Ảnh hưởng của Márquez lớn và cụ thể đến độ người ta có thể thấy được, cân đo đong đếm được. Ông đã biến
Nhưng ảnh hưởng của Márquez còn lớn hơn tất cả những điểm vừa nêu. Ông không những thay đổi cách viết của nhiều người; ông còn thay đổi cả cách đọc của quần chúng, hơn nữa, qua đó, thay đổi cách nhìn về hiện thực của mọi người: Người ta bỗng phát hiện đằng sau những sự kiện ngỡ như rất hợp lý, được nối kết với nhau bằng một thứ quan hệ nhân quả bỗng xuất hiện vô số những làn sương mù mịt với những hình ảnh thấp thoáng: Cái gọi là hiện thực bỗng trở thành huyền ảo hẳn và ngược lại, những cái vốn được xem là huyền ảo lại trở thành như thực.
Và có lẽ ông sẽ không bao giờ đổi khác.
Bởi vậy, tôi thấy chả cần gì phải thương tiếc ông.
Nguyễn
Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.