Giáo
sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa
nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền
giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những
đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.”
Ông
Trần Ngọc Vương nhận xét: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975
có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm
túc.”
Ông
Vương cho biết: “Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong
giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ
miền Nam cũng là sản phẩm
của nền giáo dục của miền Nam
cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.”
Mặc
dù ông Vương đã nhìn nhận kết quả của nền giáo dục tại miền Nam, nhưng có thể
ông chưa nhận ra chính sự độc lập giữa giáo dục và chính trị tại miền Nam là
nhân tố tạo ra kết quả này.
Giáo
dục miền Nam
Vào
năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại
diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục
đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam. Đại Hội
đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.
Đến
thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn
nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba
nguyên tắc.
Đây
là một bằng chứng cụ thể, mục tiêu chiến lược và những đích đến của nền giáo
dục tại miền Nam
là một quyết định dân chủ hòan tòan độc lập với chính trị. Có chăng chính quyền
chỉ chính danh đứng ra triệu tập và tổ chức các Đại Hội về Giáo Dục.
Giáo
dục là công việc chuyên môn của những người làm giáo dục
Về
mặt quản lý, chính quyền miền Nam
đề ra những chính sách và quyết định việc chi tiêu nhằm thực hiện những mục
tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên việc giáo dục từ điều hành, đến soạn
thảo chương trình và giảng dạy là công việc chuyên môn của những người làm giáo
dục.
Tại
miền Nam
nhiều bộ trưởng hay tổng trưởng giáo dục được bổ nhiệm là những người xuất thân
từ ngành giáo dục.
Trong
Bộ Giáo dục ngoài trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như đổng lý văn
phòng, bí thư… các chức vụ khác đều do những nhà giáo dục có chuyên môn đảm
trách.
Giáo
sư Nguyễn Thanh Liêm cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam
Cộng Hòa nhận xét những người làm giáo dục tại miền Nam đều am hiểu công việc chuyên
môn, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương
lai của dân tộc mới trọng đại.
Ông
Liêm cho biết “những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều phải ngưng lại
trước ngưỡng cửa học đường.”
Trong
các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của
Thượng viện và Hạ viện đều là những nghị sĩ dân biểu xuất thân từ nhà giáo.
Riêng
trong lĩnh vực giáo dục đại học, Điều 10 của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967)
nêu rõ: Nền giáo dục đại học được tự trị. Bộ Giáo dục có một thứ trưởng đặc
trách giáo dục đại học nhưng công việc của vị này chủ yếu là lo thực thi những
chính sách về giáo dục đại học.
Về
học vụ và điều hành, các cơ sở giáo dục đại học được tự trị. Các hội đồng ở cấp
viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết
định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Các khoa trưởng của
các trường phân khoa không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội
đồng Khoa bầu lên.
Triết
lý nhân bản mà miền Nam
chọn làm căn bản cho giáo dục lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con
người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ
cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Triết
lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng
sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân
biệt tư tưởng chính trị, giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… con người
có giá trị như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều
về giáo dục.
Tác
giả cho rằng giáo dục miền Nam
nhiều ưu điểm dù trong thời chiến
Nói
rõ hơn nền giáo dục miền Nam
lấy quyền con người, quyền dân sự và lấy với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền
làm nền tảng để xây dựng con người.
Chính
vì dựa trên nền tảng nhân bản nên không có vấn đề lý lịch trong học đường miền Nam . Ngay cả
con em của cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc, những người miền Nam công khai theo cộng sản đều được đối xử bình
đẳng như mọi học sinh sinh viên trong học đường miền Nam .
Một
số trường Quốc gia nghĩa tử được lập ra để trợ giúp việc giáo dục cho học sinh
có cha mẹ là quân nhân đã hi sinh bảo vệ miền Nam . Một số trừơng do tư nhân, do
các tôn giáo hay do các cộng đồng sắc tộc điều hành. Nhưng tất cả các trường
đều theo nguyên tắc cơ bản và chương trình giảng dạy chung.
Công
Dân Giáo Dục
Học
sinh Việt Nam
hiện nay bị nhồi nhét chính trị?
Dựa
trên nền tảng nhân bản học sinh miền Nam từ lớp mẫu giáo đến hết bậc Trung Học
đều được dạy môn Công Dân Giáo Dục. Ở bậc tiểu học học sinh được dạy về quyền
và bổn phận của một công dân.
Lên
Trung Học Đệ Nhất Cấp chúng tôi được học những bài học về: cá nhân và gia đình,
tổ chức ở học đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền
và bổn phận một công dân.
Bước
sang Đệ Nhị Cấp nhà trường tiếp tục giáo dục về Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ,
chánh phủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức,
UNESCO, các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương
mại, tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài,
phát xít, cộng sản).
Từ
bậc Trung Học chúng tôi đã được thực hành dân chủ qua việc bình bầu Ban Điều
Hành lớp. Việc chọn lựa từ Trưởng lớp cho đến các Trưởng ban do quyết định của
học sinh, quyết định hòan tòan độc lập với nhà trường và chính quyền.
Mặc
dù giáo dục độc lập với chính trị chúng tôi được dạy và thực hành cơ bản chính
trị dân chủ để khi cần sẵn sàng tham gia việc quản trị đất nước.
Độc
lập vì thế không có nghĩa là “phi” chính trị mà là không bị phụ thuộc vào các
đảng chính trị, đảng cầm quyền hay chính quyền.
Học
đường miền Nam
giáo dục học sinh trở thành những công dân với ý thức chính trị và ý thức dân
chủ sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước và nhân lọai.
Trận
bóng tròn nữ Hoa Kỳ và Trung cộng tại San Diego hôm 10/4
Apr
03, 2014
Trước
tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú
Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt
vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”.
Dec
04, 2013
Mục
tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân;
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và
tinh thần khoa học. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm ...
15
hours ago
Hôm
qua 20/4, sau chuyến công du nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm
Vũ Luận chính thức đăng đàn khẳng định: Con số 34 ngàn tỷ đồng cho đề án đổi
mới giáo dục chỉ là một… sơ xuất. Suốt cả tuần qua, ...
Nov
20, 2013
Giáo
dục VN: Đập bỏ và xây mới? image. Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh
với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá
từ những nguyên liệu không đồng bộ.
20
hours ago
Mấy
ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn yêu cầu Nhà báo độc lập lên tiếng về
vụ Bà Kim Tiến. Trong sở trường của tôi có hai món rưỡi được ưu tiên: Giao
thông, Giáo dục và một phần về Y tế. Món Y Tế xem ra tôi ...
Apr
17, 2014
Đối
với con trẻ cần chia sẻ, giáo dục là chính. Người lớn đối xử thể này thật bất
nhân. Chứng tỏ những người lớn làm thế này là vô giáo dục, vô văn hóa",
độc giả Nhu Dinh Nhím bức xúc. Độc giả Bằng Lăng xúc động: "Tôi đã ...
Mar
28, 2014
Đổi
mới căn bản giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục với những nền tảng, triết lý,
nguyên tắc và mục đích giáo dục như hiện nay hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn;
hay để có một hệ thống giáo dục khác đúng đắn, phù hợp ...
Apr
23, 2014
...
coi là một học thuyết 'thiếu đạo lý làm người', chủ nghĩa Mác-Lênin lại được đề
cao – thậm chí được tôn thờ – và được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt, lĩnh
vực, môi trường – từ chính trị, kinh tế, đến văn hóa, giáo dục.
Mar
27, 2014
Ngày
6 Tháng Ba năm 2014, tờ “m.vietnam.net” đăng bài “24.000 tiến sĩ Việt Nam đang
làm gì ?” cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo
(GD & ÐT), tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên ...
Dec
02, 2013
Sai
lỗi chính tả như trong bài báo “Giật mình sách giáo dục mắc lỗi sai 'ngớ ngẩn'”
(Xã Luận) nêu ra hai cuốn sách “Vở luyện tập Tiếng Việt 1, NXB Ðà Nẵng” viết
chữ “thước đo” thành “thướt đo” cho trẻ em tập viết
theo.
Dec
19, 2013
Chính
sách xã hội hóa giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho các trường tư thục ra
đời, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của các gia đình không đủ điều kiện cho con vào
học các trường mầm non công lập. Tuy nhiên, hầu hết ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.