Monday, December 2, 2013

Dạy trẻ em như thế này sao?

image
“Ở với ai? Với bà. Bà gì? Bà ngoại. Ngoại gì? Ngoại xâm. Xâm gì? Xâm lăng. Lăng gì? Lăng bác. Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ ao. Ao gì? Ao cá. Cá gì? Cá quả. Quả gì? Quả đấm.”
Ðây không phải là những câu đồng dao vớ vẩn trẻ con hát nghêu ngao ngoài đường nữa mà đã được đưa vào cuốn “Ðồng dao dành cho trẻ mầm non” tập 6, do nhà xuất bản Mỹ Thuật và công ty Văn Hóa Ðình Tị phát hành.

Còn nữa, một bài khác:

image
Những bài đồng dao vô văn hóa, phản cảm này đã bị dư luận phát hiện ra và phản ứng mạnh, nhà xuất bản Mỹ Thuật phải ra công văn yêu cầu đơn vị liên kết phát hành là nhà sách Ðinh Tị thu hồi cuốn sách.
Nhưng phải chăng chỉ đơn giản thu hồi là xong, khi những sự việc tương tự đã xảy ra không chỉ một lần, trong lĩnh vực xuất bản sách giáo khoa, sách truyện... dành cho lứa tuổi mầm non, nhi đồng cho đến thiếu niên lâu nay?

Riêng sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, báo chí đã nhiều lần viết về những sai sót như những hột sạn khổng lồ mà từ ban biên soạn, biên tập, kiểm duyệt... chẳng ai nhận ra, cho tới khi phụ huynh, thầy cô hoặc báo chí lên tiếng.

image
Chỉ cần gõ google cụm chữ “sách giáo khoa sai sót” chẳng hạn, sẽ có vô số kết quả, bài báo hiện ra.
Ví dụ: “Những sai sót trầm kha trong sách tiếng Việt lớp 1” (VTC News), “Hầu hết sách giáo khoa đều có sai sót” (Gia Ðình), “Kiến thức sách lịch sử sai lâu mặc nhiên thành đúng” (Người đưa tin), “Quá nhiều lỗi sai nghiêm trọng trong sách học sinh” (Kiến Thức)...

Bên cạnh bộ sách giáo khoa chính thức được dạy ở trường, có rất nhiều sách tham khảo, sách tập viết chữ đẹp, sách hướng dẫn làm bài tập thêm của các môn học v.v... Những loại sách này lỗi sai càng nhiều do các nhà xuất bản thường liên kết hoặc đứng tên với các cá nhân hoặc nhóm làm sách tư nhân, và chỉ chịu trách nhiệm ban kiểm duyệt, nhưng nhiều khi ban này lại bỏ sót, không nhận ra!
Có khi sai lỗi chính tả trong sách tập đánh vần, có khi đề toán sai, có khi sai trong kiến thức văn học, lịch sử, khoa học xã hội, khoa học xã tự nhiên ở những lớp lớn hơn...

image
Sai lỗi chính tả như trong bài báo “Giật mình sách giáo dục mắc lỗi sai ‘ngớ ngẩn’” (Xã Luận) nêu ra hai cuốn sách “Vở luyện tập Tiếng Việt 1, NXB Ðà Nẵng” viết chữ “thước đo” thành “thướt đo” cho trẻ em tập viết theo. Cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2” của nhà xuất bản ÐH Sư phạm, đã dùng sai từ “năn nỉ” thành “năng nỉ”, “giỗ tổ” thành “dỗ tổ”, “cây nêu” thành “cây lêu”...

image
Có những cái sai ngô nghê, phi lý, làm ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của trẻ như bài toán mà theo báo Tuổi Trẻ, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam. Tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi: Bố Nam bao nhiêu tuổi? Mẹ Nam bao nhiêu tuổi?”
Hoặc bài toán rợn người trong cuốn “Phép cộng trừ phạm vi 100”:

“Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao, nên bị cụt mất đi 2 ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay?” Thậm chí còn có cả hình vẽ minh họa!

image
Cuốn sách được ghi là của NXB Trẻ nhưng cũng theo báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ đã lên tiếng thông báo đó chỉ là sự mạo danh. (Bài “Truy tìm bài toán rợn người”- Tuổi Trẻ)

Trong chương trình “Dân Hỏi - Bộ Trưởng Trả Lời” của đài truyền hình Việt Nam (phát sóng tối 24 tháng 11), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Ðào Tạo Phạm Vũ Luận lý giải: “Có thể nói đây là biểu hiện của tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào giáo dục... Những tài liệu này do những người viết không đủ kiến thức về khoa học giáo dục, không có những kiến thức thực tiễn và thiếu trách nhiệm, các nhà xuất bản nhà in chạy theo đồng tiền đơn thuần đã đưa ra thị trường và xâm nhập mức nhất định vào các nhà trường” (“Ðề toán phi nhân tính: Bộ trưởng GD-ÐT nói gì?”, Tạp chí Gia Ðình)
Nghĩa là tội lỗi là do ham tiền, do nền kinh tế thị trường mà ra cả! Nhưng còn những sai sót đầy dẫy trong những bộ sách giáo khoa do chính Bộ GD-ÐT biên soạn và xuất bản thì bộ trưởng nghĩ sao?

Báo chí, những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục, các nhân sĩ trí thức... đã từng bàn luận nhiều về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai sót trong sách giáo khoa.
Bài “Sách giáo khoa sai nhiều do đẻ ngược” (báo Phụ Nữ) trích dẫn ý kiến của người trong ngành rằng sự sai sót do thực hiện quy trình làm sách ngược.
“GS Nguyễn Xuân Hãn, ÐHQG Hà Nội, cho rằng vì cách làm sách hiện nay không mang tính khoa học, cách thẩm định chương trình-SGK cũng sai quy trình khoa học. Ðáng lý chương trình-SGK phải làm xong trước, từ lớp 1 đến lớp 12, rồi mới tiến hành thẩm định. Việc thẩm định kiểu du kích, “vừa chạy vừa xếp hàng”, biên soạn đến đâu thẩm định đến đó rồi áp dụng vào trường học không thể đem tới một bộ sách tốt...

image
Trong một lần phát biểu về SGK hiện nay, ông Ngô Trần Ái, tổng giám đốc NXB Giáo Dục, cũng thừa nhận đây là quy trình ngược. Theo ông, ban đầu chỉ mới có chương trình khung, các tác giả SGK đã đắp “xương thịt” cho nó. Sau khi SGK ra đời, những người làm chương trình mới dựa vào đó để xây dựng chương trình SGK hoàn thiện và chuẩn. Chính vì quy trình ngược này nên thường xuyên có sự bất đồng quan điểm giữa tác giả viết sách với tác giả chương trình”...

Một nguyên nhân khác mà những nhà chuyên môn cũng đã chỉ ra, đó là lâu nay trong nhà trường chỉ có một bộ sách giáo khoa chính thức, do Bộ GD-ÐT tổ chức biên soạn và xuất bản. Ðây là một quy định không giống ai so vói nhiều quốc gia khác có mấy bộ sách giáo khoa, thầy cô giáo được quyền chọn lựa sách nào hay hơn để dạy. Dần dần, qua cạnh tranh thực tế các sách giáo khoa sẽ được cải tiến, sửa chữa những sai sót, để nâng cao về phẩm chất.

Trong khi đó, vì giao độc quyền cho Bộ GD-ÐT biên soạn nên cứ thấy cải tiến hoài, vài năm lại thay đổi mà phẩm chất vẫn không khá hơn. Chỉ tội cho gia đình nào có mấy anh em cùng đi học thì anh chị chẳng để lại sách cho các em dùng được, vì em lại phải mua bộ sách mới. Nhà nào có một con thì cũng không thể bán rẻ lại cho những học sinh nghèo dùng. Ðất nước còn nghèo mà sử dụng sách giáo khoa quá sức lãng phí.

image
Những sai sót kể trên hoặc do làm sách ẩu tả, dốt nát, hoặc vô ý thức (như trường hợp mấy bài đồng dao vớ vẩn hoặc mấy bài toán “tảo hôn, “cụt tay”). Nhưng lắm khi, sự vô ý thức còn ở mức độ cao hơn, như trong trường hợp những cuốn sách có in hình cờ TC, hoặc đưa hình 12 con giáp của TC để dạy cho trẻ em...

Và không chỉ một lần. Theo báo Tuổi Trẻ, “Như vậy, đến nay đã có bốn tập sách dành cho các em mầm non Việt Nam có in cờ TC: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, công ty cổ phần dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại Học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tị và NXB Mỹ Thuật)”. (Bài “Lại dùng cờ TC dạy trẻ Việt”)

image
Ðáng nói là có cuốn do chính người Việt biên soạn chứ không phải mua bản quyền từ nước ngoài.
Còn sách có in hình 12 con giáp của TC là từ tập Cầu Vồng, loại ấn phẩm ra từng kỳ do NXB Dân Trí cấp phép, phát hành tháng 2, 2013, với phần hướng dẫn tô màu 12 con giáp được in sẵn là con thỏ thay cho con mèo... Rồi thì “Sách của Lê Quý Ðôn lại minh họa hình Nguyễn Trãi,” “Sách quên Hoàng Sa, Trường Sa: Bộ trưởng Luận trần tình” v.v...

image
Các ông lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lâu nay cứ suốt ngày hù dọa mình, hù dọa nhân dân về cái gọi là “âm mưu diễn biến hòa bình” của các nước Mỹ và phương Tây, thực chất là họ sợ hãi những ảnh hưởng tự do dân chủ tiến bộ từ các nước này.

image
Trong khi đó thì “âm mưu diễn biến hòa bình” đáng nguy hại hơn lại đến từ nước láng giềng phương Bắc theo chiến lược thâm sâu “không đánh mà thắng,” đang từ từ Hán hóa Việt Nam trên mọi lĩnh vực, kể cả giáo dục, trong đó phải kể đến sự tiếp tay của những con người biên soạn, xuất bản sách cho trẻ em mà lại vô ý thức đến vậy.



Song Chi

image

Lãnh đạo và quản trị_Đóng tuồng vụng để tồn tại
Người già nên về VN hay ở nước ngoài?
Chứng tiểu đêm ở người già
Giảm bớt nghèo khó bảo vệ được các trẻ gái khỏi lâ...
Người cao niên sử dụng computer
Cô nàng gốc Việt trở thành nữ DJ sexy
Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút
Lễ tang buồn thảm của kẻ ám sát TT Kennedy
Làm gì xóa đói nghèo ở Miền Tây?
Mrs. World: "Mrs. VietNem" cầm ngược cờ
Showbiz Việt và quảng cáo...
Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954 1975
Từ cầu cúng giết mổ tới ngoại cảm
Chiến thắng của Pacquiao động viên tinh thần Phili...
Thủy Cuba và người dân nghèo bán hàng rong
Các loại quyền lực
Món nợ không thể quịt
Nhìn anh Phi_mình bị nhột
Tại sao gái mại dâm không dùng bao?
Theo dõi các chuyến bay trên thế giới
Mật vụ Mỹ thay đổi sau vụ ám sát Tổng thống Kenned...
Chó cắn chết chủ
Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở...
Liên Danh Hợp Nhất
Trung Cộng: cường quốc trị giá 100 ngàn đô la
Tòa ra lệnh bắt giữ ông Giang Trạch Dân
Con gái cố Tổng thống Kennedy gặp Nhật hoàng Akihi...
Giáo dục VN: Đập bỏ và xây mới?
Thoát y để thiền
Video hướng dẫn download setup Unikey & VPS and mo...
Thầy Năm Chén
18 món ăn kinh dị trên thế giới
Cờ bạc trên mạng tạo được thế đứng ở Mỹ
Ảnh người nghèo Việt Nam được giải nhất
Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
Xả lũ giết dân_Hội An chìm trong lũ
Báo chí nước ngoài ở TQ: Ai cần ai?
Philippines đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nhân đ...
Không có Đảng đâu được như ngày hôm nay
Nghệ thuật bỏ đói

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.