Việt
Dzũng, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động quên mình, tận
tâm, không ngừng cùng đồng bào hải ngoại giương cao ngọn cờ vàng chính
nghĩa chống cộng sản, tranh đấu cho quyền làm người, tình thương và công lý,
chân thiện mỹ, truyền thông và nghệ thuật.
Suốt
hơn ba mươi năm nay, Việt Dzũng là một cái tên quen thuộc với hầu hết mọi người
Việt đang sinh sống ở hải ngoại, kể cả rất nhiều người dân trong nước cũng biết
đến tên anh..Nhưng cho tới nay vẫn chưa có ai viết cho thật đầy đủ về người
nghệ sĩ đa tài này và những đóng góp to lớn của anh trên nhiều lãnh vực khác
nhau, nhứt là trong địa hạt ca nhạc và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, anh
cũng thường xuyên là đề tài cho các tờ báo trong nước tấn công từ hơn hai chục
năm nay, với những lời vu cáo, mạ lỵ nhằm dìm anh xuống đáy vực sâu.
Nhưng
người nghệ sĩ và chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền này vẫn mane dạn vượt qua
tất cả những khổ nạn chập chùng, oan khiên chất ngất và càng ngày anh càng được
nhiều người yêu mến anh thêm. Cũng chính biến cố 30 tháng tư năm 1975 cùng với
sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam đã đưa Việt Dzũng rời xa quê hương mà cho đến
nay chưa một lần nào anh đặt chân trở lại.Cùng với 36 người chen chúc nhau trên
một chiếc tàu nhỏ bé, mong manh, Việt Dzũng và bà ngoại của anh đã vĩnh viễn
rời xa gia đình và đất nước Việt nam. Sau 22 ngày trên biển khi không còn thức
ăn, nước uống, cũng như phải chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau thương trên
biển cả, tàu của họ mới cập được bến Singapore . Nhưng liền sau đó, tất
cả lại bị chuyển qua một chiếc tàu khác và thẳng đường tới trại tị nạn Subic ở Phi Luật Tân.
Chính
những kinh nghiệm sống trên đường vượt biển tìm tự do này đã khiến cho anh sáng
tác rất thành công các ca khúc để đời sau này, mà tiêu biểu nhất vẫn là “Lời
Kinh Đêm” với những câu ca: …
“Thuyền trôi xa … về đâu ai biết ?
Thuyền có về …ghé bến tự do ?
Trời cao xanh … hay trời oan nghiệt
Trời có buồn … hay trời vẫn làm ngơ ?… …
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mồ xanh ?
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ …?”
Chưa
đầy 17 tuổi mà đã rời xa mái ấm gia đình, bỏ lại sau lưng tất cả những người
thân yêu, bè bạn, mái trường yêu dấu với những sinh hoạt vui tươi của tuổi học trò.
Chắc
chắn là có những khoảnh khắc anh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng chợt nhớ lại
quãng đời niên thiếu ngập tràn kỷ niệm của mình, đã bỏ lại sau lưng tận bên kia
bờ Thái Bình Dương. Từ nhỏ anh đã là một học sinh xuất sắc của trường Lasalle
Tabert ở Sài Gòn, cũng như anh trai và đứa em trai kế của anh. Người chị lớn
của anh thì đang du học bên Nhật Bản về ngành giáo dục. Ba của anh là bác
sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, cựu Dân Biểu của nền đệ nhị cộng hoà Việt Nam và cũng
là Thiếu Tá Y sĩ trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và Sư đoàn 5 QLVNCH. Mẹ của anh là
giáo sư trường nữ trung học Gia Long ở Sài Gòn.
Việt
Dũng đã yêu thích âm nhạc từ khi còn rất trẻ và được các sư huynh ở trường
Lasalle Tabert chỉ dạy rất tận tình. Trong lúc gia đình mong cho anh sau này
trở thành Bác sĩ để nối nghiệp cha, thì Việt Dzũng lại đam mê ca hát, văn nghệ
văn gừng. Anh thường cùng các bạn học trình diễn ca nhạc ở những buổi văn nghệ
liên trường. Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất ở cuộc thi văn nghệ của trường
Tabert và đại diện trường đi tham dự các buổi hát ủy lạo chiến sĩ VNCH, cũng
như tham dự vào những đại hội nhạc trẻ khắp nơi bên cạnh những tên tuổi nổi
danh thời bấy giờ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Jo Marcel, Tùng Giang, Đức Huy, Elvis
Phương.v.v..
Đó
là khoảng thời gian từ năm 1971 cho tới tháng tư năm 1975. Giờ đây (tháng
6-1975), tại trại tạm cư Subic , chàng thanh
niên trẻ Việt Dzũng tạm quên đi những kỷ niệm thật đẹp ở quê nhà mà bắt tay
ngay vào đời sống mới. Với số vốn Anh ngữ học được ở trung học và tính tình
hoạt bát, Việt Dzũng liền tham gia hoạt động trong ban tổ chức và điều hành
trại, đón tiếp và giúp đở nhiều chuyến tàu tị nạn lần lượt cặp bến Subic cho
đến khi trại này đóng cửa. Rời trại tị nạn này, Việt Dzũng cùng bà ngoại được
đưa sang đảo Guam, rồi chuyển sang trại Ft.
Chaffee ở tiểu bang Arkansas .
Trong
thời gian này Việt Dzũng hoạt động không ngừng nghỉ, từ việc đón tiếp đồng bào
tị nạn mới tới, sinh hoạt trong hội Hồng Thập Tự, hội USCC, cộng tác với tờ báo
của trại, chương trình phát thanh của trại, làm thông dịch viên giúp đỡ rất
nhiều người chung quanh. Ở lại trại gần đến ngày cuối cùng trước khi trại đóng
cửa, anh được Đức cha Bernard Law, Giám Mục địa phận Springfield, Missouri, bảo
trợ và gởi đến tạm trú trong một gia đình người Mỹ. Năm 1976, Việt Dzũng tiếp
tục học lớp 11 ở trường trung học St. Agnes, Missouri và tự trau dồi thêm về âm
nhạc theo như sở thích và đam mê từ nhỏ của anh. Tại đây, anh bắt đầu sinh hoạt
ca hát với các anh chị em thuộc cộng đồng Việt Nam . Anh cũng từng xuất hiện trên
đài truyền hình KOZK21 ở Springfield .
Một
năm sau (1977), Việt Dzũng được đoàn tụ với gia đình ở Wood
River , tiểu bang Nebraska . Năm đó anh tốt nghiệp trung học
tại trường Wood River . Năm 1978, Việt Dzũng chính thức
bước vào lãnh vực âm nhạc khi cùng một người bạn học chung trường tên là Vernon
Larsen lập ban song ca để hát theo lối du ca (troubrador) của Mỹ, tên
“Firebirds” (Chim Lửa).
Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music).Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Đôi song ca này chuyên hát nhạc đồng quê của Hoa Kỳ (American country music).Việt Dzũng sử dụng tây ban cầm và cùng người bạn Mỹ đi trình diễn khắp nơi ở vùng Trung Mỹ, kể cả các club nhạc của dân địa phương. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một thanh niên Á châu hát nhạc đồng quê rất thành thạo, trôi chảy nên đã dành cho anh thật nhiều thiện cảm.
Cũng
năm 1978 này, Việt Dzũng đoạt giải nhất về sáng tác nhạc country music tại cuộc
thi Iowa Grand Old Orphy. Thật ngạc nhiên khi anh là người Việt Nam đầu tiên,
mà cũng là người Á châu đầu tiên chiếm giải nhất về bộ môn sáng tác country
music với bài hát hoàn toàn bằng Anh ngữ. Ngay sau đó, một hãng dĩa về country
music đã mời anh cộng tác để thực hiện một Album nhạc đồng quê, nhưng anh đã từ
chối vì muốn tiếp tục học ở Đại học theo ý muốn của song thân.Cũng trong năm
này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt với bài hát đầu tiên là “ Sau Ba Năm
Tỵ Nạn Tại Hoa Kỳ”, viết về thân phận người dân xa xứ với những đau đớn chia
lìa. Bài hát thứ hai là “Một Chút Quà Cho Quê Hương” đã trở thành một ca khúc
lẫy lừng nhất của Việt Dzũng, được mọi người yêu thích cho đến tận hôm nay.
Đó
là thời gian người Việt tỵ nạn bắt đầu gửi quà về cho thân nhân ở quê nhà, chia
sẻ những khổ đau chất ngất, đọa đày dưới chế độ mới như những lời ca sau đây:
“Em gởi về cho anh
dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay …
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày …
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ….
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về ViệtNam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay …
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đoạ đày …
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho mẹ dăm gói trà xanh
Mẹ pha hộ con nước mắt đã khô cằn ….
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình …”
Nhớ
lại những ngày đầu tiên làm quen với sinh hoạt văn nghệ của người Việt tha
hương, khi Việt Dzũng theo người chú họ về San Antonio, Texas thăm gia đình
người bạn nhân dịp Tết Nguyên Đán 1979. Tại Hội Chợ Tết nơi đây, anh đã lên sân
khấu, ôm đàn guitar trình bày hai ca khúc mà anh vừa sáng tác. Hát xong, nhìn
xuống khán giả thì mọi người đã đầm đìa nước mắt và túa ra ôm ấy anh khi anh
rời sân khấu.
Việt
Dzũng đã chinh phục bà con đồng hương nơi đây kể từ lúc này. Năm sau 1980, Việt
Dũng trình diễn tại một đại nhạc hội ở Omaha ,
Nebraska với Sĩ Phú và Mai Lệ Huyền.
Sau đó anh đã hát với Khánh Ly, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh ở Denver, Colorado
những bài hát do anh sáng tác. Ngay lúc đó, Khánh Ly đã chọn ba bài hát của anh
là: “Lời Kinh Đêm, Mời Em Về, Một Chút Quà Cho Quê Hương” đem về
California thâu vào băng nhạc “Một Bông Hồng Cho Người Ngã Ngựa” (nhà văn Mai
Thảo viết lời giới thiệu). Ba bài hát này đã là những bài hát nằm lòng của hàng
triệu người Việt nhiều năm sau đó (kể cả ở trong nước).
Năm
1980, là năm mà số người Việt bỏ nước ra đi cao nhất, Việt Dzũng đã cho ra mắt
cuồn băng nhạc đầu tay “Kinh Tỵ Nạn” do Trung Tâm Nhã Nhạc tại Houston , Texas
thực hiện. Ngay tuần lễ đầu băng nhạc này đã được đón nhận nhiệt liệt từ California đến tận Canada , số bán sau đó đã lên đến cả
trăm ngàn ấn bản. Lúc đó, Việt Dzũng đã quyết định chính thức di chuyển qua California sinh sống và
sinh hoạt văn nghệ để có thể phát triển tài năng của anh nhiều hơn. Đầu tiên,
anh được nhạc sĩ Ngọc
Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở OrangeCounty và
tiếp tục lưu diễn khắp nơi.
Chánh mời hát cho đại nhạc hội ở Orange
Anh
cũng đã hoàn thành cuồn băng nhạc thứ nhì tên là “Lưu Vong Khúc” vào
giai đoạn này. Trước đó, vào năm 1978 anh đã gặp ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh tại Đại
Hội Thanh Niên Cách Mạng Việt tại thủ đô Washington DC và hai người liền kết
nghĩa chị em. Cả hai cùng sáng tác chung một đường lối và họ đã kết hợp thành
một đôi song ca trình diễn khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ các nước cộng sản mà
thôi. Tại Mỹ, họ đã lưu diễn hầu hết 50 tiểu bang, kể cả những tiểu bang có rất
ít người Việt sinh sống.
Tại
Á châu, họ đã hát ở Nhật hơn ba lần, hát cho các phái đoàn ngoại giao, tòa tổng
lãnh sự, sứ quán Mỹ ở nhiều nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân,
v.v…Nhưng chuyến lưu diễn ở Âu Châu của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh phải coi là
một chuyến lưu diễn lịch sử. Đã có hàng ngàn người Việt từ khắp nơi đón xe lửa
đến gần địa điểm trình diễn, cắm trại nằm chờ trước hai ba ngày khai mạc để gặp
hai thần tượng của họ. Ở Úc Châu khán giả cũng nhiệt liệt đón chào Việt Dũng và
Nguyệt Ánh. Họ đã đi hết những thành phố có người Việt cư trú kể cả những nơi
hẻo lánh như Perth và Darwin .
Đã
có nhiều bài báo và cả hai cuốn sách xuất bản ở Úc được viết ra để ca tụng cho
lý tưởng đấu tranh chống cộng và ước mơ ngày về quang phục quê hương của đôi
nghệ sĩ này. Ngay lúc đó, chính quyền Cộng Sản Việt Nam liền lên án Việt Dzũng
và Nguyệt Ánh là hai kẻ phản động số một, tuyệt đối cấm phổ biến tất cả các
nhạc phẩm của họ trong nước.Trong một phiên tòa sau đó, CSVN đã kết án tử hình
khiếm diện hai nghệ sĩ này. Ngày 1 tháng Tư năm 1985, hai nghệ sĩ này đã kết
hợp với những ca nhạc sĩ khác để thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam, dùng
âm nhạc làm vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù.
Cho
đến nay, Phong Trào Hưng Ca Việt Nam vẫn còn hoạt động đều đặn với những tên
tuổi khác như Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Xuân Nghĩa, Tuấn Minh, Tuyết
Mai, Lưu Xuân Bảo..v.v..Trong suốt thời gian hơn 25 năm này, Việt Dzũng vẫn
tiếp tục có những hoạt động đều đặn, liên tục và bền bỉ để tranh đấu cho người
tị nạn Việt Nam. Từ những buổi văn nghệ gây quỹ cho các con tàu với người vượt
biển như Cape D’Anamur, chương trình SOS Boat People, vận động chống lại chương
trình cưỡng bách hồi hương người tị nạn, tranh đấu với quốc tế tại Genève, Thụy
Sĩ, tại Liên Hiệp Quốc…
Có
thể nói, bất cứ nơi nào có người tị nạn Việt Nam là có bước chân Việt Dzũng
mang tiếng đàn, tiếng hát của anh để binh vực cho họ, sưởi ấm tấm lòng của họ,
mang niềm tin yêu và hy vọng cho họ vượt qua những khổ cực, đau buồn và mất mát
trên đường vượt biên. Anh đã có mặt hầu hết các trại tị nạn ở vùng Đông Nam Á
để thăm viếng, ủy lạo đồng bào, giúp đở trẻ em không thân nhân và hàng ngàn
công tác xã hội khác mà không hề biết mệt.
Cũng
trong năm 1985 này, Việt Dzũng đã cho ra đời một băng nhạc hoàn toàn bằng Anh
ngữ “Children of the Ocean”. Đây cũng là album nhạc đầu tiên của người
Việt hải ngoại bằng tiếng Anh. Các tờ báo Orange County Register, Los Angeles
Times, Washington Post đều có những bài viết khen ngợi cuốn băng này. Riêng tờ Austin -American- Stateman
đã gọi Việt Dzũng là “người nghệ sĩ nổi tiếng nhất của cộng đồng người Mỹ gốc
Việt, và là một tấm gương sáng giá, chứng tỏ là người tỵ nạn có thể hội nhập
vào đời sống mới, trong khi vẫn giữ được nguồn gốc của quê hương mình.”
Về
truyền thông, Việt Dzũng đã mở ra một cánh cửa khác để cho thấy một tài năng
thiên phú và đa dạng ở anh. Sau một thời gian dài làm báo, tháng 7 năm 1993
Việt Dzũng được mời làm xướng ngôn viên chính cho chương trình phát thanh tiếng
Việt đầu tiên ở Nam California, phát thanh 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày là đài
Little Saigon.
Cũng
cần nhắc lại là trước đó các đài phát thanh đều làm chương trình theo kiểu ngày
xưa, nghĩa là thâu thanh trước đàng hoàng, kỹ càng từng tiết mục và tới giờ là
cho phát thanh lên. Nhưng lần đầu tiên, Việt Dzũng đã tạo ra một phong cách
mới: anh đưa ra những chương trình trực tiếp chuyện trò cùng thính giả (talk
back) trong buổi phát thanh. Nên không khí rất vui nhộn và hào hứng, náo nhiệt
vô cùng. Sau này các đài phát thanh ở Mỹ và ngay cả ở bên Việt Nam cũng bắt
chước theo lối này.
Kể
cả các đài BBC, VOA phát thanh về Á Châu, cũng thay đổi cách làm việc như cho
xướng ngôn viên được phép đùa giỡn với thính giả chớ không đọc tin một cách
nghiêm trang như ngày xưa. Ngoài việc phổ biến tin tức, âm nhạc, thể thao cuối
tuần, giải trí cuối tuần, tin tức Hollywood …VD còn thực hiện chương trình đặc
biệt nhất là chương trình “Tâm tình với nghệ sĩ” được rất nhiều thính
giả ưa thích. Chương trình này lúc đầu phát từ 11 đến 12 giờ trưa hàng ngày
trên làn sóng 967 FM của đài KWIZ. Sau đó mỗi tuần phát hai ngày thứ hai và thứ
tư.
Trong
vòng hơn hai năm, mà Việt Dzũng đã phỏng vấn trên 350 nghệ sĩ. Từ những ca sĩ
nổi tiếng như Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Chế Linh, Lệ thu, Ý Lan, Vũ Khanh …cho
đến những ca sĩ mới xuất hiện ở hải ngoại sau này như Mạnh Đình, Dạ Nhật Yến,
Thanh Trúc, Phi Nhung … Những nghệ sĩ đến từ các tiểu bang xa cũng được mời
phỏng vấn như Hà Thanh, Từ Công Phụng, Trường Kỳ, Châu Hà, Văn Phụng .v.v…
Trong
tất cả các chương trình phỏng vấn này, nóng bỏng nhất và đặc biệt nhất phải nói
là chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Ngọc Lan. Vì từ trước tới nay, Ngọc Lan
không nhận lời cho ai phỏng vấn cả (vào thời điểm đó), chỉ có một lần cô trả
lời trên đài VOA; và Việt Dzũng là người duy nhất phỏng vấn được Ngọc Lan vào
tháng 10 năm 1994.
Bốn
năm sau( 1996), Việt Dzũng cùng các bạn đứng ra thành lập một chương trình phát
thanh độc lập, đó là đài Radio Bolsa, phát thanh trên ba làn sóng
khác nhau ở Nam California, Bắc California và Houston, Texas. Hiện nay (2006),
Radio Bolsa đang phát sóng trên 106.3 FM, 1190 AM (Nam California) và 1430 AM
(San Jose) với Việt Dzũng và Minh Phương là hai xướng ngôn viên chủ lực cùng
với các xướng ngôn viên khác như Khúc Minh, Nguyễn Phú, Uyên Thy, Mai
Trang…
Việt
Dzũng đã tạo sự gần gũi, thân mật giữa xướng ngôn viên với thính giả từ trẻ đến
già, ở nhà cũng như đang lái xe đi làm với những chương trình đa dạng và phong
phú hàng ngày. Dĩ nhiên là với kỷ thuật phát thanh digital, mọi người trên khắp
thế giới cũng có thể nghe được các chương trình phát thanh này trên mạng thông
tin toàn cầu bất cứ lúc nào. (http://www.radiobolsa.com/)
Tuy
công việc hàng ngày của anh thật bận rộn như vậy, nhưng ngoài thời gian làm
việc ở đài phát thanh, Việt Dzũng còn chứng tỏ là anh có khả năng làm báo rất
thành công. Kể từ năm 1980, anh đã cộng tác với tờ Người Việt (trang song ngữ
Tuổi Trẻ). Sau đó anh về làm Tổng Thư Ký cho tờ Nhân Chứng năm 1982. Tờ Tay
Phải (của Du Tử Lê) năm 1983. Về Houston làm Tổng Thư ký cho tờ Việt Nam Thương
Mại năm 1988. Trở lại California
làm thư ký cho tờ Sài Gòn Nhỏ một thời gian và sau đó cộng tác với tờ tuần báo
Diễm từ năm 1990. Năm 1992 trở thành Thơ ký toà soạn cho tờ nguyệt san Hồn Việt
cho đến bây giờ.
Việt
Dzũng cũng là cộng tác viên của nhiều cơ quan truyền thông khắp nước Mỹ như tờ
Phố Nhỏ (Washington DC), Thế Giới Mới (Dallas, PL), Phương Đông (Seattle, WA),
Mõ Magazine (San Jose, Sacramento, San Francisco & Oakland), Làng Văn
(Canada), Nhân Quyền (Úc), Tin Điển (Đức) .v.v. Hầu như lúc nào Việt Dzũng cũng
có những dự tính và dự án trước mặt, nhưng không làm sao có đầy đủ thời giờ để
lo cho xuể. Chỉ nói riêng về mặt sáng tác âm nhạc thì cho đến nay Việt Dzũng đã
sáng tác hơn 450 bài hát về đủ mọi thể loại. Những bài hát về tỵ nạn đã được
phổ biến rộng rãi trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ Nạn (1980) và “Lưu Vong Khúc”
(1981).
Lê
Bảo Thủy & Việt Dzũng tại Trung Tâm Nhã Nhạc Houston 1981
Băng
nhạc thứ nhì mang tên: “Lưu Vong Khúc”
Những
bài hát này được viết ra như một thôi thúc về những điều phải nói ra trong
những năm lạc lõng của đời lưu vong nơi xứ người. Sau đó là các ca khúc đấu
tranh, quang phục quê hương. Nhưng nhiều nhất vẫn là tình ca, sáng tác rất
nhiều nhưng chưa phổ biến hết.
Những
bản tình ca nổi tiếng của Việt Dzũng có thể kể ra như Bài Tango Cuối Cùng,
Thung Lũng Chim Bay, Khóc Ru Đời Trinh Nữ, Bên Đời Hiu Quạnh, Có Những Cuộc
Tình Không Là Trăm Năm, Và Em Hãy Nói Yêu Anh, Tình Như Cây Cà-Rem…Năm 1990,
Việt Dzũng thành lập riêng cho mình Trung Tâm Việt Productions, chuyên sản xuất
các CD nhạc với tiếng hát của anh và bằng hữu như các CD: Ru Em Sông Núi Đợi
Chờ, Thánh Ca Vào Đời, Hùng Ca Quật Khởi, Quê Hương Và Em, Mình Ơi Đưa Em Về
Quê Hương, Thắp Lửa Yêu Thương, Lên Đường, Bên Em Đang Có Ta, Tuổi Trẻ Về
Nguồn, Hát Cho Tự Do, Thắp Lửa Tự Do, Trái Tim Ở Lại, Anh Vẫn Còn Thương, Vuốt
Mặt, Bên Bờ Đại Dương …
Sau
hai mươi năm hoạt động không ngừng nghỉ trên mọi lãnh vực và được nổi danh khắp
nơi, được hàng triệu người ái mộ (nhứt là giới trẻ ở hải ngoại), nhưng cũng có
lúc Việt Dzũng cảm thấy rất cô đơn. Anh đã từng bày tỏ cảm nghĩ của riêng anh
trong một lần phỏng vấn năm 1995 với nhà báo Trường Kỳ như sau:“Nhìn vào đời
sống nghệ sĩ, ai cũng cũng chỉ thấy những rực rỡ của ánh đèn sân khấu, của
những tràng pháo tay và của những rộn rịp âm thanh. Đời sống của nghệ sĩ không
phải chỉ có vậy. Còn có những giọt nước mắt âm thầm mỗi đêm, những đắng cay tủi
nhục và những cám dỗ chập chùng đi kèm.
Cá
nhân Việt Dzũng không bao giờ muốn trở thành ca sĩ. Chỉ muốn làm một nhạc sĩ
ghi lại những nỗi suy tư của một đời người, và những rung động mà mình bất chợt
tìm thấy. Vì thế, nên khi nghe một ca khúc, khi thưởng thức một nhạc phẩm nào,
hãy nghe bằng sự rung động của chính tâm hồn mình. Bạn sẽ thấy người nhạc sĩ đó
đang mang trái tim của họ trải rộng cho bạn nhìn, như một tấm tranh vẽ.Có thể
bạn sẽ bắt kịp những nét chấm phá trong tranh. Có thể bạn chỉ ơ hờ lướt mắt qua
rồi thôi. Nhưng dù gì đi nữa, mỗi ca khúc hay mỗi bức tranh vẫn là một hiện
diện trong đời sống. Và hãy cảm ơn sự hiện diện đó, vì nếu không cuộc đời sẽ
chỉ là những vô nghĩa kéo dài.
(Việt
Dzũng trong “Tuyển Tập Nghệ Sĩ”, 1995) Thực ra, nỗi cô đơn ấy cũng chỉ thoáng
qua mà thôi. Những dự án, kế hoạch vẫn được anh theo đuổi càng lúc càng nhiều,
choáng ngộp.
Việt
Dzũng tâm sự là anh mong cho một ngày dài thêm 48 tiếng đồng hồ, thay vì chỉ có
24 giờ để anh có thể hoàn thành bao nhiêu công việc đang vây bủa lấy anh. Ngày
tháng vẫn trôi nhanh, trôi nhanh. Những hoạt động của anh gần đây thì nhiều vô
số kể. Chỉ nói riêng về sinh hoạt với Phong Trào Hưng Ca Việt Nam thôi, thì
những lần công tác nổi bật nhất là: Phát động chiến dịch “Tưởng Niệm 50 năm
Hiệp Định Genève (1954-2004)”, biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève
(Thụy Sĩ) ngày 3-4-2004 Đại nhạc hội Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Lụt Katrina tổ chức ở
Houston (17.9.2005), sau chương trình “Chén Gạo Tình Thương” do Phong Trào Hưng
ca phát động từ ngày 9.9.2005.
Đại
nhạc hội “Đêm Tình Thương” phối hợp với cộng đồng người Việt ở Dallas Fortworth
va Trung Tâm ca nhạc Asia (tháng 9-2005) Chương trình văn Nghệ gầy quỹ cứu trợ
nạn nhân cơn bão Katrina tổ chức ở Wichita. Những chương trình Đại Nhạc Hội gây
quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH ở khắp nơi ….Trong những chương trình gây quỹ từ
thiện và văn nghệ đấu tranh đó, Việt Dzũng đã đến với đồng hương bằng cung cách
rất bình dị thân thương. Luôn luôn có những bạn trẻ vây quanh, tíu tít thăm
hỏi, chụp hình chung với anh. Có những bà mẹ già vẫy tay gọi anh lại gần chỉ để
được nắm tay anh, nói vài ba câu thăm hỏi với niềm rưng rưng cảm xúc.
Nhưng
tài năng đặc biệt nhất và nổi bật của anh là kể từ năm 1996 khi anh cộng tác
với Trung Tâm Ca Nhạc Asia để làm MC hướng dẫn các chương trình video
và đại nhạc hội trực tiếp thu hình. Anh cũng cộng tác vớiđài truyền hình SBTN trong
việc soạn và đọc tin tức hàng ngày, cùng nhiều tiết mục khác cho chương trình
phát hình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Trước đó anh cũng đã từng nhiều lần làm MC
cho các buổi đại nhạc hội, các buổi biểu tình, những lần gây quỹ từ thiện …
Riêng
ở các chương trình của Trung Tâm Asia thì anh đã hợp tác viết lời dẫn chương
trình và giới thiệu cho các chủ đề, các tài năng mới trong cộng đồng người Việt
ở hải ngoại. Vì từ lâu nay Trung Tâm Asia là một trong hai trung tâm hàng đầu
về ca nhạc ở hải ngoại được tiếng là luôn luôn có nhiều sáng kiến mới lạ và
nâng đở cho những tài năng trẻ tuổi trong lãnh vực ca hát.Rất nhiều chương
trình Video của Asia có các chủ đề đầy tình người, không nhằm mục đích thương
mại, nhưng rất thành công như “Người Lính”, “Những Tình Khúc Thời Chinh
Chiến”, “Tình Ca Anh Bằng”. Vài năm gần đây lại có những chương trình Asia video thật giá trị như “Âm Nhạc Vòng Quanh Thế
Giới” (phát hành 27/2/2004), “Tiếng Hát Trái Tim” (thu hình 20/3/2004), “Mùa Hè
Rực Rỡ 2005″ (thu hình 22/7/2005).
Nhưng
đặc biệt nhất là video “Hành Trình Tìm Tự Do”( phát hành 24/6/2005), khán giả
đã thực sự xúc động khi thấy Việt Dzũng trở lại các đảo tị nạn ở Đông Nam Á để
làm phóng sự video, gợi nhớ cảnh vượt biển của những thuyền nhân tỵ nạn liều
chết ra đi tìm tự do ngày xưa. Cũng chính những chương trình video này, khi
được chuyển về Việt Nam cùng với các DVD khác như “Cuộc Đổi Đời Bi Thảm, Triệu
Đóa Hồng Cho Người Phụ Nữ VN, Cuộc Khổ Nạn của Người VN (Dạ Lan), và gần đây là
Asia 50 “Vinh Danh Nhật Trường” và Asia 51 “Nhạc Vàng, Tình Khúc Sau Cuộc
Chiến” … đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam vô cùng tức tối, khi nhìn thấy
Việt Dzũng vẫn tiếp tục xuất hiện trong vai trò làm MC.
Nên
vào ngày 18/9/2006 tờ báo Công An Thành Phố HCM đã bắt đầu đăng hai bài viết
với đủ thứ ngôn từ hạ cấp nhằm mạ lỵ, phỉ báng và bôi nhọ cá nhân Việt Dzũng
thật nặng nề. Có thể nói lần này là lần anh bị những người Cộng Sản VN “đánh”
nặng nhứt từ trước đến nay. Nhưng cũng chính những bài báo này đã khiến cho mọi
người càng thấy rõ bộ mặt nham hiểm, quỷ quyệt của Cộng Sản VN như thế nào và
cũng làm cho nhều người thông cảm, yêu mến và chia sẻ nhưng oan khiên, thống
khổ của người nghệ sĩ này nhiều hơn.
Với
tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm,
không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục
thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình
cho đLúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê
hương Việt Nam .
Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương
trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.
Duy-Khiêm
Vũ Xuân Tráng
Việt
Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện
Một
nhạc sĩ được nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại mến mộ, Việt
Dzũng, đã ra đi trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Tên tuổi Việt Dzũng
gắn liền với Phong trào Hưng ca, anh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng về
thân phận người tỵ nạn và tấm lòng của người ra đi đối với quê hương và những
người thân còn ở lại. Một người hoạt động lâu năm với Việt Dzũng, nhạc sĩ và MC
Nam Lộc, nói Việt Dzũng là một 'con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái'.
Trong mục Đời sống Văn hóa do Hoài Hương phụ trách tuần này, Nam Lộc chia sẻ kỷ
niệm khi lần đầu ông gặp Việt Dzũng, và những cảm nghĩ của ông về những đóng
góp của Việt Dzũng cho làng nhạc của người Việt ở nước ngoài, và hoài bão chưa
thực hiện của Việt Dzũng là xây dựng một trung tâm văn hóa của người Việt tại
thủ đô của người tỵ nạn ở California.
VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?
Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”
VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?
Nam
Lộc: “Vâng, Việt Dzũng là một người có lòng và có tâm huyết đối với quê
hương đất nước, đối với nhân loại nói chung, và đối với đồng bào của mình nói
riêng. Khi hoạt động bên cạnh Việt Dzũng, tôi thấy anh ấy là một người đa tài,
hoạt động trong nhiều lãnh vực, luôn luôn quan tâm đến tự do dân chủ và nhân
quyền ở quê hương mình, luôn luôn quan tâm đến người thấp cổ bé miệng, không
nói lên được tiếng nói của mình. Có thể nói một cách tóm gọn là Việt Dzũng là
một con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái. Nhưng bên cạnh đó anh là một
người dễ xúc động. Chính 2 điểm đó đã giúp Việt Dzũng nói lên được những bất
hạnh trên cuộc đời này, những bất hạnh của đồng hương, của nhân loại, nhưng
đồng thời cũng là một người dấn thân để mà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân
quyền nói chung, và cho quê hương mình nói riêng.”
VOA: Thưa ông xin ông chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp Việt Dzũng trong hoàn cảnh nào và ca khúc nào của Việt Dzũng đã gây nhiều ấn tượng nhất?
Nam
Lộc: “Đối với tôi thì một bài hát gây ấn tượng rất là mạnh và có thể là đã
tạo cái hình ảnh về Việt Dzũng trong đầu óc của tôi là bài 'Lời Kinh Đêm'. Tôi
nhớ mãi đó là thời điểm đầu thập niên 1980. Tôi có nghe tên Việt Dzũng trước đó
nhưng đó là lần đầu tiên tôi gặp anh bằng xương bằng thịt là thời gian chúng
tôi có một buổi sinh hoạt tôi điều khiển chương trình gây quỹ của sinh viên Đại
học Long Beach .
Khi tôi giới thiệu Việt Dzũng thì tôi thích ngay bởi vì một người nghệ sĩ trẻ,
tóc dài, ôm cây đàn trông rất là nghệ sĩ tính. Anh trình bày một bài hát, giọng
rất là ngọt ngào truyền cảm, giọng nói từ tốn, thu hút, tôi thích Việt Dzũng
ngay, nhưng khi nghe Việt Dzũng hát thì sự yêu thích quý mến của tôi còn lên
gấp bội lần nữa tại vì bài hát anh hát nó ý nghĩa quá. Nhưng mà đến khi tôi
biết anh ấy là tác giả bài hát này thì phải nói rằng tất cả sự ngưỡng mộ đưa
đến cảm phục quý mến của tôi kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay.”
VOA: Dạ thưa ông, sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, hãy còn quá trẻ, đã gây sốc cho một số fan hâm mộ anh, nhưng có lẽ đối với người thân và bạn bè thì có thể không phải là một ngạc nhiên. Như vậy nhạc sĩ Việt Dzũng có thì giờ để tâm sự với ông về những hoài bão mà Việt Dzũng muốn thực hiện trước khi ra đi không ạ?
Nam Lộc: “Chị nói đúng, Việt Dzũng cũng biết là cái tình trạng bệnh trạng của anh cũng không có khả quan, đôi khi tôi tránh đề cập đến, nhưng mà anh em chúng tôi ngồi cạnh nhau cũng không thể không đề cập đến được, nhất là lại có những chương trình, dự án làm việc dự tính làm chung với nhau. Có hai điều, thứ nhất là Dzũng mong mỏi một ngày được trở về quê hương, và những mơ ước của anh không những là anh được về quê hương mà còn được gặp lại đồng bào mình sống dưới một chế độ tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là hoài bão lớn của anh. Đối với Việt Dzũng, anh nghĩ rằng ngày đó không xa. Nhưng mà hoài bão gần nhất đối với anh em chúng tôi có lẽ ít người biết là tôi và Việt Dzũng đã âm thầm hoạt động cùng với một số những người có lòng ở Nam California,chúng tôi chia sẻ hoài bão là làm thế nào để dựng lên một cái trung tâm văn hóa của người Việt tại nơi gọi là thủ đô của người tỵ nạn Việt Nam bởi vì sự thành công của người Việt với những công trình xây dựng hay thương mại rất lớn nhưng hầu như chúng ta chưa có một chỗ nào để tạo ra một trung tâm văn hóa hầu giữ lại cái lịch sử thành lập cái thủ đô tỵ nạn, có thể nói là một nơi mà người Việt Nam chúng ta sinh sống và tạo dựng sự nghiệp. Đấy là những điều mà anh Việt Dzũng rất là mong mỏi, hầu cho thế hệ trẻ đi sau biết được cha ông của họ đã làm những gì, đã hy sinh như thế nào và đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để tạo dựng được. Các em trẻ đến thăm khu Little Saigon, các em không có một địa điểm, có chỗ nào để các em tìm hiểu được lịch sử ở đâu, các em chỉ nhìn thấy khu Phước Lộc Thọ chẳng hạn, rồi thấy cái tượng Phước Lộc Thọ, nhiều khi dẫn những người bạn ngoại quốc hay bản xứ, họ lại hiểu lầm hay là đây là tổ tiên của người Việt? Thì đấy là cái hoài bão và quan tâm rất lớn của Việt Dzũng cũng như của anh em chúng tôi.”
VOA: Dạ thưa xin cám ơn ông đã chia sẻ hoài bão đó, nhưng mà hoài bão đó đã trở thành một dự án chưa, và dự án đó có khả thi hay không dựa trên những điều kiện kinh tế hiện nay?
Nam Lộc: “Dạ vâng thưa chị, dự án đó đi có lẽ mới được 1 phần 3 đường, tức là muốn thực hiện được điều đó, như chị đã nói đó là cần phải có một cái dự án tài trợ rất là lớn. Chúng tôi cũng xúc động là chúng tôi cũng đã tiếp xúc được những người có khả năng tài chính để có thể làm điều này, thậm chí có những người có cả địa điểm, đất đai để có thể cống hiến vào công việc này. Tuy nhiên cái vấn đề quan trọng là chúng ta cần nhiều người nắm tay lại, đây là một dự án có tính cách lưỡng lợi cho những người làm thương mại, họ sẽ đóng góp, chia sẻ những sự tốn kém để tạo dựng nên cái trung tâm này. Anh Việt Dzũng và chúng tôi đã gặp được một số các nhân vật đó, và hiện chúng tôi hy vọng là có thể theo đuổi được cái hoài bão này, đặc biệt những người đó là thuộc thành phần trí thức trẻ, thành công trong sự nghiệp và muốn đóng góp một phần vào việc đó. Họ cũng đồng ý với chúng tôi là nếu không thành lập trung tâm này thì một ngày nào đó, những người đi trước không còn hiện diện nữa thì những chi tiết, những tin tức, những cam kết của họ sẽ mất đi thì khó có thể thực hiện được. Thưa chị trả lời câu hỏi của chị thì đây là một công việc không phải là dễ làm nhưng mà nó đã bắt đầu và đã có những người hỗ trợ, thưa chị.”
VOA: Dạ xin cám ơn ông chia sẻ cái hoài bão đó của ông, và cũng là của nhạc sĩ Việt Dzũng. Thay mặt cho Đài VOA và độc giả của đài, xin cám ơn và chúc ông thành công.
Nam
Lộc: “Vâng thành thật cám ơn chị và cám ơn độc giả của Đài VOA.”
VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?
Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”
VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?
VOA: Thưa ông xin ông chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp Việt Dzũng trong hoàn cảnh nào và ca khúc nào của Việt Dzũng đã gây nhiều ấn tượng nhất?
VOA: Dạ thưa ông, sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, hãy còn quá trẻ, đã gây sốc cho một số fan hâm mộ anh, nhưng có lẽ đối với người thân và bạn bè thì có thể không phải là một ngạc nhiên. Như vậy nhạc sĩ Việt Dzũng có thì giờ để tâm sự với ông về những hoài bão mà Việt Dzũng muốn thực hiện trước khi ra đi không ạ?
Nam Lộc: “Chị nói đúng, Việt Dzũng cũng biết là cái tình trạng bệnh trạng của anh cũng không có khả quan, đôi khi tôi tránh đề cập đến, nhưng mà anh em chúng tôi ngồi cạnh nhau cũng không thể không đề cập đến được, nhất là lại có những chương trình, dự án làm việc dự tính làm chung với nhau. Có hai điều, thứ nhất là Dzũng mong mỏi một ngày được trở về quê hương, và những mơ ước của anh không những là anh được về quê hương mà còn được gặp lại đồng bào mình sống dưới một chế độ tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là hoài bão lớn của anh. Đối với Việt Dzũng, anh nghĩ rằng ngày đó không xa. Nhưng mà hoài bão gần nhất đối với anh em chúng tôi có lẽ ít người biết là tôi và Việt Dzũng đã âm thầm hoạt động cùng với một số những người có lòng ở Nam California,chúng tôi chia sẻ hoài bão là làm thế nào để dựng lên một cái trung tâm văn hóa của người Việt tại nơi gọi là thủ đô của người tỵ nạn Việt Nam bởi vì sự thành công của người Việt với những công trình xây dựng hay thương mại rất lớn nhưng hầu như chúng ta chưa có một chỗ nào để tạo ra một trung tâm văn hóa hầu giữ lại cái lịch sử thành lập cái thủ đô tỵ nạn, có thể nói là một nơi mà người Việt Nam chúng ta sinh sống và tạo dựng sự nghiệp. Đấy là những điều mà anh Việt Dzũng rất là mong mỏi, hầu cho thế hệ trẻ đi sau biết được cha ông của họ đã làm những gì, đã hy sinh như thế nào và đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để tạo dựng được. Các em trẻ đến thăm khu Little Saigon, các em không có một địa điểm, có chỗ nào để các em tìm hiểu được lịch sử ở đâu, các em chỉ nhìn thấy khu Phước Lộc Thọ chẳng hạn, rồi thấy cái tượng Phước Lộc Thọ, nhiều khi dẫn những người bạn ngoại quốc hay bản xứ, họ lại hiểu lầm hay là đây là tổ tiên của người Việt? Thì đấy là cái hoài bão và quan tâm rất lớn của Việt Dzũng cũng như của anh em chúng tôi.”
VOA: Dạ thưa xin cám ơn ông đã chia sẻ hoài bão đó, nhưng mà hoài bão đó đã trở thành một dự án chưa, và dự án đó có khả thi hay không dựa trên những điều kiện kinh tế hiện nay?
Nam Lộc: “Dạ vâng thưa chị, dự án đó đi có lẽ mới được 1 phần 3 đường, tức là muốn thực hiện được điều đó, như chị đã nói đó là cần phải có một cái dự án tài trợ rất là lớn. Chúng tôi cũng xúc động là chúng tôi cũng đã tiếp xúc được những người có khả năng tài chính để có thể làm điều này, thậm chí có những người có cả địa điểm, đất đai để có thể cống hiến vào công việc này. Tuy nhiên cái vấn đề quan trọng là chúng ta cần nhiều người nắm tay lại, đây là một dự án có tính cách lưỡng lợi cho những người làm thương mại, họ sẽ đóng góp, chia sẻ những sự tốn kém để tạo dựng nên cái trung tâm này. Anh Việt Dzũng và chúng tôi đã gặp được một số các nhân vật đó, và hiện chúng tôi hy vọng là có thể theo đuổi được cái hoài bão này, đặc biệt những người đó là thuộc thành phần trí thức trẻ, thành công trong sự nghiệp và muốn đóng góp một phần vào việc đó. Họ cũng đồng ý với chúng tôi là nếu không thành lập trung tâm này thì một ngày nào đó, những người đi trước không còn hiện diện nữa thì những chi tiết, những tin tức, những cam kết của họ sẽ mất đi thì khó có thể thực hiện được. Thưa chị trả lời câu hỏi của chị thì đây là một công việc không phải là dễ làm nhưng mà nó đã bắt đầu và đã có những người hỗ trợ, thưa chị.”
VOA: Dạ xin cám ơn ông chia sẻ cái hoài bão đó của ông, và cũng là của nhạc sĩ Việt Dzũng. Thay mặt cho Đài VOA và độc giả của đài, xin cám ơn và chúc ông thành công.
Hoài
Hương-VOA
NS
Lê Bảo Thủy hát tiễn biệt em Việt Dzũng
Tiếc
thương anh
Nghe được tin Anh vội vã ra đi
Khiến mọi người đều bàng hoàng sửng sốt!
Đâu ai nghĩ Anh ra đi đột ngột
Khi tuổi đời đang độ giữa hàng năm?
Còn biết bao nhiêu việc đợi Anh làm
Khi dân Việt còn chịu nhiều oan khuất
Vắng bóng Anh thì lấy ai gánh vác
Những việc cần người nhiệt huyết như Anh?
Cuộc đời Anh là
một chuỗi đấu tranh
Phải đương đầu với bao nhiêu bất hạnh
Từ bé đã chẳng đầu hàng nghịch cảnh
Thách thức số phận, Hùng Dũng tiến lên!
Với ý chí sắt đá, với niềm tin
Anh tự thắng để thành người hữu dụng!
Nhờ đó tài năng có cơ tỏa rạng
Và dấn thân lo gánh vác việc chung.
Với từ tâm,
Anh dấn bước quên mình
Để cứu giúp
những người đang khốn khó
Không ngại gian lao, không màng danh lợi
Nơi nào cần là nơi đó có anh!
Rồi trước cảnh đổi đời nước mất nhà tan
Anh đau xót thấy đồng bào
khốn khổ
Lòng yêu nước bừng lên
trong tim trẻ
Anh quyết lao mình vào cuộc đấu tranh
Thề chiến đấu chống lũ cộng gian manh
Cùng bạn bè lập phong
trào “Hưng quốc”
Những buổi nhạc đấu tranh chứa chan tình dân tộc
Từng đem lời ca tiếng nhạc vực dậy lòng người!
Dấu chân Anh in khắp bốn phương trời
Thoắt Đông thoắt Tây, nay Nam
mai Bắc
Hết đài phát thanh lại đêm “canh thức”
Không nơi nào không có bóng dáng Anh!....
Quả không ngoa khi lắm người ví von
Anh là trái tim của phong
trào chống Cộng
Và chính Anh cũng là ngôi sao sáng
Nêu cao gương cho tuổi trẻ dấn thân.
Công của Anh được thế hệ vinh
danh!
Chí của Anh được mọi người quí trọng!
Lòng của Anh không ai không ngưỡng vọng!
Tên của Anh được hậu thế khắc ghi!
Nay dù Anh đã đột ngột ra đi
Nhưng Anh vẫn sống mãi trong lòng Dân Tộc!
Nguyện cầu Mẹ Việt Nam đón hồn Anh hội nhập
Vào Khí Thiêng Sông Núi mãi Trường Tồn…
Vĩnh biệt anh!
Gửi Người Dưới Mộ, Việt Dzũng
ReplyDeleteViệt Dzũng qua đời và đã có bao nhiêu người viết hay, cảm động về con người tài đức vẹn toàn.
Tuy biết Dzũng từ lâu, nhưng ở xa và với bản tính ít có liên lạc với ai, tôi không có kỷ niệm gì với Việt Dzũng, ngoại trừ một lần gặp gỡ.
Chắc cũng độ khoảng 5 năm rồi, tôi đi Little Sài Gòn tham dự lễ tưởng niệm ông anh rể Trung Tá Nguyễn Quang Hưng, Tham Mưu Trưởng Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, đã mất trong Trại Tù Cải Tạo.
Hôm đó Việt Dzũng làm MC, tôi nhớ Dzũng giới thiệu ca sĩ Anh Dũng hát Mấy Dặm Sơn Khê (Nguyễn Văn Đông) thật hay.
Sau vài câu chào hỏi, Dzũng nói: “Anh phổ nhạc bài Gửi Người Dưới Mộ, nguyên tác cả một bài thơ dài!”.
Tôi ngạc nhiên, không ngờ Việt Dzũng biết rõ bài thơ của thi sĩ Đinh Hùng như vậy.
Biết ý, Dzũng giải thích: “Em thích và cũng phổ bài này, nhưng không trọn cả bài”.
Tôi về tìm và nghe thấy bài của Việt Dzũng nghe có vẻ “ma quái” hơn, thành hợp với ý bài thơ hơn.
Bây giờ 2 bài nhạc đối với tôi là một kỷ niệm để Gửi Người Dưới Mộ, Việt Dzũng, người tôi quý trọng:
“Trời cuối thu rồi, em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu!
Thu ơi! đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu …” (thơ Đinh Hùng)
Gửi Người Dưới Mộ (thơ Đinh Hùng, nhạc Việt Dũng) Gia Huy hát, Sỹ Đan hòa âm, DVD của Asia:
http://www.youtube.com/watch?v=17ZM8kN_Stg
Phạm Anh Dũng