Thursday, December 12, 2013

Con gái Ngoại trưởng Mỹ: ‘Việt Nam là một phần cuộc đời tôi’

image
Ông Kerry và gia đình trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu những năm 90.
Ông John Kerry sẽ lần đầu tiên đặt chân tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào ngày 15/12 với mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hơn 20 năm trước, ông cũng từng thực hiện một chuyến đi đã có tác động mạnh tới cuộc sống sau này của con gái ông, cô Vanessa Kerry.

VOA đã hỏi chuyện cô về chuyến đi cũng là đầu tiên tới Việt Nam ở tuổi 14 cũng như những câu chuyện về Việt Nam mà cha cô chia sẻ. Trước hết cô kể lại cơ duyên về chuyến thăm tạo cảm hứng lớn cho cô những năm 90.
image
Dr. Vanessa Kerry & John Kerry
Bà Vanessa Kerry: Tôi hết sức may mắn vì cha tôi tham gia tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm 90. Và chính vì thế, ông thường xuyên tới Việt Nam. Nước này chiếm một phần lớn trong cuộc đời của cha tôi bởi Chiến tranh Việt Nam. Việt Nam và văn hóa của nước này dường như là một phần của cuộc đời chúng tôi.

image
Cha tôi muốn đưa chúng tôi tới thăm Việt Nam, và tôi tới đó khi 14 tuổi. Tới khi ấy, tôi thực sự chưa bao giờ tới một nơi nào mà lại khác xa so với nước Mỹ đến vậy. Lúc đó Việt Nam vẫn chịu cảnh bị cấm vận nên mọi thứ đều thiếu thốn hơn so với những gì chúng tôi có ở Mỹ. Điều đó gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tôi không thể hiểu nổi vì sao lại có sự bất công đến vậy.  Đó là một trải nghiệm sâu sắc và ám ảnh tôi mãi. Nó thực sự tác động tới quyết định theo đuổi ngành y và làm việc khắp toàn cầu của tôi.

VOA: Kể từ đó bà đã khi nào quay trở lại Việt Nam chưa?
image
Bà Vanessa Kerry:  Có. Tôi trở lại Việt Nam vào năm 2000 trong một tuần. Chuyến đi đầu tiên tới đó có tác động sâu sắc tới tôi nên khi tới Trung Quốc tôi muốn quay lại Việt Nam. Và lần này, tôi lại ấn tượng mạnh với mức độ phát triển và đổi thay tại đó. Tôi thấy vui vì quay lại Việt Nam để gặp gỡ người dân ở đó.

VOA:  Đương kim Ngoại trưởng Mỹ có ảnh hưởng như thế nào tới bà?

Bà Vanessa Kerry:  Cha cũng như mẹ tôi có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời tôi. Mẹ tôi qua đời 7 năm trước. Nhưng cả hai người đã nuôi dưỡng trong tôi khái niệm công dân toàn cầu.  Đặc biệt là cha tôi, những gì ông đã làm đều là trong lĩnh vực công và luôn hướng tới việc trả ơn. Ông cũng nói với tôi rằng tôi thuộc về một thế giới rộng lớn và phải chịu trách nhiệm cho vai trò của mình trong xã hội. Tôi thật may vì là con của ông.

VOA: Cha bà từng chiến đấu tại Việt Nam, và sau đó trở thành người có tiếng nói phản chiến mạnh mẽ. Ông có kể với bà về những gì đã xảy ra với ông hay không?

image
Bà Vanessa Kerry:  Thật buồn cười, nhưng tôi không nghĩ cha tôi từng thực sự kể cho chúng tôi nghe những gì đã xảy ra với ông tại Việt Nam. Bản thân tôi thì nghĩ rằng chiến đấu trong một cuộc chiến là một trải nghiệm đầy bối rối và đau khổ.

Tôi nghĩ ông chiến đấu cho nước Mỹ nên phải hoàn thành nhiệm vụ nhưng đồng thời ông cũng phải vật lộn với suy nghĩ về những gì xảy ra, về cách thức tiến hành cuộc chiến, cũng như ý nghĩa của nó đối với đất nước. Tôi nghĩ đó là lý do lớn khiến ông trở lại và biểu tình phản chiến. Tôi lớn lên với một truyền thống là phải nói lên suy nghĩ của mình và phải bảo vệ những gì mình cho là đúng đắn. Đó là điều hình thành từ cuộc biểu tình phản chiến của cha tôi.


Việc ông đưa chúng tôi tới Việt Nam vì ông thấy được vẻ đẹp và niềm vui ở nước này. Đó là điều ông muốn chia sẻ với chúng tôi. Và tôi nghĩ ông cũng muốn chúng tôi thấy vết sẹo mà cuộc chiến gây ra cũng như những gì ông đã trải qua vì đó là một phần lớn của cuộc đời ông. Tôi nghĩ đôi khi thật khó để kể bằng lời về những gì đã xảy ra đến với mình, và điều đó khó hơn so với việc chứng kiến tận mắt.
image
Vanessa Kerry

Khi chúng tôi đến năm 1991, Việt Nam rõ ràng là đã thanh bình hơn so với những năm 60 và 70. Nhưng vì lệnh cấm vận, tôi có thể cảm nhận được tác động lâu dài của cuộc chiến. Ông đưa chúng tôi tới một trại trẻ mồ côi mà ở đó trẻ em có mẹ Việt và bố là lính Mỹ. Chúng bị bỏ rơi vì điều đó, và thật đáng buồn khi phải chứng kiến di sản không tốt đẹp từ cuộc chiến. Tôi nghĩ đó cũng là một ví dụ cho thấy cách cha tôi muốn chúng tôi hiểu sự phức tạp của một trong những điều ông từng chứng kiến.

VOA:  Là người sáng lập tổ chức y tế cộng đồng ‘Seed Global Health’, bà có dự định thực hiện một dự án về sức khỏe nào ở Việt Nam trong tương lai hay không?
image
Bà Vanessa Kerry:  Đó là điều có thể. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với ‘Peace Corps’ (đoàn thanh niên phụng sự hòa bình của Mỹ) nên chúng tôi có thể mở rộng phạm vi hoạt động tại các nước.  Việc có thể giúp cải thiện hoạt động giáo dục y tế và chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam sẽ là điều rất có ý nghĩa.  


Thông điệp gửi tới nhân dân Việt Nam của Ngoại trưởng John Kerry trước chuyến thăm ngày 15/12:

image


Mỹ chỉ muốn trấn an VN và Philippines

image
Ông John Kerry sẽ thăm Việt NamPhilippines trong dịp này
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam và Philippines chủ yếu có mục đích 'trấn an' hai quốc gia về cam kết của Mỹ ở khu vực, nhất là trước các động thái ngoại giao, quân sự được cho là 'lấn lướt' của Trung Quốc ở Biển Đông, theo ý kiến nhà quan sát.

Gần đây do những hạn chế đối nội, Hoa Kỳ đã có sự thuyên giảm ít nhiều sự hiện diện ngoại giao của mình ở khu vực, trong khi Trung Quốc liên tục có các động thái 'tranh thủ lấn lướt,' chuyến đi của ông John Kerry do đó có mục tiêu tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ.

image
Theo Giáo sư Hùng, tiếp sau sự kiện công bố vùng nhận diện phòng không mới ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có các dấu hiệu thực thi các chính sách 'ngoại giao' áp đặt ngay tại Biển Đông mà Việt Nam và cả Philippines đều quan ngại.
Ông nói: "Vùng này có hai việc quan trọng. Thứ nhất, sự hiện diện của tàu sân bay là áp lực hải quân, và thứ hai là (Trung Quốc) có thể có triển vọng lập vùng nhận diện phòng không, là áp lực không quân,
"Thành ra chỗ này, các nhà học giả người ta cho chính sách của Trung Quốc là chính sách ngoại giao lấn lướt, áp đặt, ông (Trung Quốc) cứ áp đặt dần dần, để áp đặt sự đã rồi, thành ra cái đó khiến cho Việt Nam và những nước, thứ nhất như Phi-luật-tân quan tâm."

Nhà nghiên cứu nhắc tới hai chuyến thăm mới đây của hai quan chức Hoa Kỳ được cho là có tính chất 'tiền trạm' đối với chuyến thăm của ông Kerry tới Việt Nam, có liên quan tới hai quan tâm của Mỹ với quan hệ với Việt Nam là hợp tác kinh tế và an ninh.

'Điều kiện nguyên tắc'

image
Bà Chi Lan cho rằng cả Mỹ và Việt Nam đều đang quan tâm tới hợp tác kinh tế, đặc biệt là đẩy mạnh TPP
Ông nói: "Trước khi ông Kerry đi, là phụ tá an ninh quốc gia về an ninh kinh tế đã sang Việt Nam và thảo luận vấn đề TPP (Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương) rồi,
"Thứ hai, về quân sự, trước khi ông Kerry đi, Đô đốc, Tư lệnh Thái Bình Dương cũng sang Việt Nam nói chuyện đó, thành ra đó là hai quan tâm lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam bây giờ."

Về vấn đề nhân quyền với Việt Nam, Giáo sư Hùng cho rằng mặc dù hiện nay địa hạt này chưa được đặt là nội dung ưu tiên trong chuyến thăm, nhân quyền sẽ vẫn luôn là một nguyên tắc điều kiện, nếu Việt Nam muốn đẩy cao quan hệ giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự và mua bán vũ khí.

Ông nói với BBC hôm 12/12/2013: "Chúng ta thấy rằng tất cả các lãnh đạo Mỹ đều nói không thể có chuyện đó, nếu vấn đề nhân quyền không giải quyết thỏa đáng.
"Tuy rằng nhân quyền không phải là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng chuyện đó là cái không thể có được nếu sự quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam tiến thêm một bước nữa."

image
Cũng hôm thứ Năm, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Cố vấn Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng hợp tác kinh tế và an ninh khu vực sẽ là trọng tâm thương thảo giữa hai bên trong chuyến thăm của ông Kerry.
Bà nói:"Những người lãnh đạo như ông John Kerry đi bao giờ cũng sẽ bàn vào những vấn đề lớn, tôi cho là trước mắt hiện nay, thí dụ như làm sao để thúc đẩy cho Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP có thể sớm thành công được."
Về trọng tâm an ninh khu vực, bà Chi Lan bình luận thêm:
"Về vấn đề an ninh ở trong khu vực, cũng có nhiều cái để bàn và Việt Nam cũng mong muốn có sự hợp tác của Mỹ, cũng như là Mỹ, tôi tin là sẽ tiếp tục khẳng định mối quan tâm của mình, cũng như trách nhiệm của mình ở trong khu vực."

image

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay, trong chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á lần này, ông Kerry sẽ thăm Việt Nam và Philippines, hai quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão Hayan mới đây.

image


Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức
Viết blog từ trong nước, ai, thế nào?
Diễn biến ghê rợn từ móng tay
Những lời tiên tri bị coi là “điên rồ” trở thành s...
Nhà thực vật Anh mất tích ở Sapa
Ðức Giáo Hoàng Phanxicô được bình chọn là Nhân vật...
Mỹ phát hành 'tiền hên' nhân dịp Tết Nguyên đán
Hà Giang 'xử lý người tố cáo'
Loạn thờ cúng do đâu?
Gửi người cán bộ Thành Đoàn, thạc sĩ Nguyễn Tuấn A...
Những người đi theo lương tâm mình
36 hình chụp đúng lúc
Chạy Trời không khỏi nắng!
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Khăn choàng nữ và Cà vạt nam
Biểu tình ở Kiev lật nhào tượng Lenin
Sinh hoạt kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Việt...
Phỏng vấn cô Huỳnh Thục Vy về tuyên cáo thành lập ...
Bị thôi học, Phương Uyên không lùi bước
6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm
Vĩnh biệt Nelson Mandela
Nước mắt của rượu
Phản ứng việc ông Lê Hiếu Đằng bỏ đảng
Công ty xe lửa Indonesia
Bông súng mắm kho
Đặc sản thịt chuột ở Việt Nam
Philippines cảm ơn người Việt tị nạn
Chuyện 1000 viên bi
Ngồi trên tài năng của mình
Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975
Ngao khổng lồ nặng 300kg
Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Normandie
Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông
Vì sao phái đẹp không thích lấy chồng
Nhọc nhằn người khuyết tật VN
VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?
Cụ ông để lại gia tài $188 triệu cho từ thiện
Khi Mỹ bóp cò thì ngân hàng Trung Quốc sụp đổ
Cộng đồng không quan tâm mức phạt mới
Những điều chúng ta cần làm
Dạy trẻ em như thế này sao?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.