Ngày
3/12/2013 là Ngày người khuyết tật thế giới
Đa
số các bà mẹ khi được phỏng vấn đều thừa nhận: sau ca vượt cạn đầy đau đớn mỏi
mệt, hành động đầu tiên họ quan tâm là biết chắc đứa bé được bình thường khỏe
mạnh.
Điều
đó rất quan trọng, vì tại Việt Nam ,
sinh ra một em bé khuyết tật đồng nghĩa với cuộc sống cả gia đình sẽ bị đảo lộn
trong gang tấc.
Nặng
gánh mưu sinh
Cuối
năm 2013, tôi có dịp tới thăm anh Nguyễn Văn Út, 32 tuổi, một người khuyết tật
nặng quê tại Kiên Giang. Gia đình anh Út khi đó đang cư ngụ trong một căn nhà
trọ chật chội nóng bức tại xã Tân Thới Sơn, huyện Hóc Môn.
Anh
Út bị dị tật do một trận sốt bại liệt từ nhỏ, sau đó bị tai nạn gãy xương nhưng
không được điều trị kịp thời. Để tránh trở thành gánh nặng cho gia đình, từ 12
tuổi anh đã lê lết khắp nơi xin làm mướn để nuôi sống bản thân.
May
mắn sau này nhờ có người giới thiệu nên anh có cơ hội học nghề làm tranh gỗ tại
cơ sở bảo trợ bệnh nhân nghèo Hóc Môn, và kết hôn với một cô gái khuyết tật
đồng cảnh ngộ. Hai anh chị mới sinh được một cháu trai kháu khỉnh.
Tuy
nhiên, sức khỏe của anh Út đang ngày một yếu đi. Út cho biết chỉ 2,3 năm trước
anh có thể ngồi được bình thường, nhưng hiện nay anh gần như phải dồn trọng
lượng toàn cơ thể vào phần ngực theo tư thế nửa nằm nửa quỳ mới lao động được.
Chưa
kể những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp do công việc của anh tiếp xúc với
rất nhiều mạt cưa nhỏ li ti mỗi ngày, khiến anh dường như không bao giờ dứt
những tràng ho trong suốt cuộc trò chuyện.
Note:
Một số những hình trong bài này là hình minh họa
Dù
như vậy, Út vẫn là chỗ dựa kinh tế chính cho cả gia đình gồm mẹ già nghèo khó ở
quê, người vợ khuyết tật thường xuyên phải nhập viện và cậu con trai chưa đầy
tuổi. Anh Út cho biết, cả gia đình anh đều không nhận được bất cứ một sự trợ
cấp xã hội nào.
So
với nhiều người khuyết tật khác, anh Út còn có phần may mắn vì vẫn còn khả năng
tự lao động.
Nhưng,
trong tình trạng sức khỏe ngày một suy sụp như hiện nay, anh vẫn không thể đoán
trước được tương lai của cả gia đình sẽ trôi dạt về hướng nào…
Rào
cản vô hình
Xã
hội Việt Nam như không đủ nhân ái để bao dung cho tình trạng khuyết tật của
nhiều người
Ngoài
những khó khăn về kinh tế, những người khuyết tật tại Việt Nam còn phải thường xuyên đối diện
với những áp lực tinh thần xuất phát từ những quan niệm cổ hủ từ chính gia đình
và xã hội.
Khi
bác sỹ xác nhận con trai chị Hoàng Giang là một trẻ tự kỷ, thì cả hai gia đình
nội ngoại đều phản ứng rất gay gắt vì không muốn thừa nhận tình trạng khuyết
tật của cháu bé. Họ cho rằng gia đình không ai ăn ở thất đức để phải sinh ra
một đứa trẻ khuyết tật.
Thêm
nữa, việc hàng ngày phải cố gắng làm lơ trước những lời xầm xì ác ý của những
người hàng xóm xung quanh đã khiến cho sức chịu đựng của cặp vợ chồng trẻ ngày
càng trở nên cạn kiệt.
Anh
Nguyễn Ngọc Hân, một thành viên ngồi xe lăn của tổ chức từ thiện Maison Chance
kể lại: Một lần anh cùng nhóm bạn khuyết tật ghé một nhà hàng để ăn sáng, người
chủ nhà hàng đã dứt khoát đuổi cả nhóm ra ngoài bằng những lời lẽ rất nặng nề
do lo sợ những con người không lành lặn này sẽ đem lại điều xui xẻo cho công
việc làm ăn của họ.
Đáng tiếc, đây chỉ là những hiện tượng còn rất phổ biến trong xã hội hiện đại.
Qua
hàng chục cuộc trao đổi với người khuyết tật tại Việt Nam, tôi chưa từng ghi
nhận được một trường hợp nào cho biết họ không gặp vấn đề về việc tổn thương
tinh thần ngay từ khi chỉ là những đứa trẻ. Xã hội dường như không đủ nhân ái
để bao dung cho tình trạng khuyết tật của họ.
Nếu
như ai đó cho rằng chỉ cần có bầu máu nóng và vật chất đầy đủ là đã đủ điều
kiện giúp đỡ người khuyết tật nghèo tại Việt Nam, thì có lẽ sẽ phải suy nghĩ
lại khi nghe câu chuyện của CLB Bác sỹ tình nguyện Sài Gòn.
Một
thành viên trong đoàn kể lại, cách đây không lâu, đoàn tổ chức chuyến khám chữa
bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo tại Dak-Nông.
Sau
hành trình hàng chục tiếng đồng hồ vật lộn trên những cung đường xuống cấp trầm
trọng để tới được điểm dừng, cả đoàn bao gồm hơn 50 y bác sỹ tình nguyện và rất
nhiều thuốc men, thiết bị y tế… đã phải ngậm ngùi quay lại điểm xuất phát do
chính quyền xã không đồng ý cho đoàn khám bệnh.
Lý
do được giải thích rằng họ chưa nhận được sự đồng ý của cấp trên, và xã không
muốn mang tiếng là địa phương nghèo.
Từ
đó, đoàn có thêm bài học đắt giá về các khâu thủ tục giấy tờ tiền trạm trước
mỗi đợt công tác từ thiện, bởi vì không phải quan chức nào cũng đặt quyền lợi
của người khuyết tật nghèo lên trên quyền lợi cá nhân họ.
Chính
sách từ xã hội
Một
hình ảnh người khuyết tật tại Trung Quốc
Không
khó khăn gì để nhận thấy người khuyết tật chưa bao giờ là đối tượng chính nằm
trong sự quan tâm của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam .
Cho
tới nay, Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội mới đang có dự kiến chi trả mức trợ
cấp hàng tháng cho người khuyết tật từ nặng tới rất nặng là 180.000- 360.000
đồng.
Trường
hợp mức trợ cấp này được thông qua thì cũng chỉ như muối bỏ biển, không thực sự
hữu ích cho người khuyết tật trong thời buổi bão giá này.
Điểm
qua một số tổ chức dành cho người khuyết tật hiện đang hoạt động mạnh nhất tại
Việt Nam như Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, tổ chức trợ giúp người khuyết tật
DRD, tổ chức dạy nghề và bảo trợ cho người khuyết tật Maison Chance… hiện nay,
tất cả đều hoạt động bằng kinh phí tự túc do các nhà hảo tâm đóng góp chứ không
nhận được một sự đỡ đầu tài chính nào từ nhà nước.
Chị
Tim Aline Rebeaud, người sáng lập tổ chức Maison Chance cho biết những thành
viên trong tổ chức của chị hầu hết đều là những người khuyết tật nặng không có gia
đình, thân nhân bảo trợ. 20 năm hoạt động ở Việt Nam , chị Tim Aline đã trợ giúp cho
hơn 400 hoàn cảnh khuyết tật như vậy.
Nghệ
sỹ Kim Cương, kỳ nữ sân khấu của Sài Gòn một thời chính là một trong những
đồng sáng lập Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Tp.HCM.
Cho
tới nay, đã có hàng ngàn người khuyết tật nhận được sự trợ giúp từ tổ chức của
bà. Tuy nhiên, nghệ sỹ cũng chia sẻ việc gồng mình tìm kiếm nguồn tài trợ để
hội hoạt động ổn định suốt từ hàng chục năm qua khiến cho chính bản thân bà
cũng cảm thấy đuối sức, nhất là trong giai đoạn kinh tế đang lao đao như hiện
tại.
Chị
Hoàng Yến, người đứng đầu tổ chức DRD lại đang trăn trở về dự án đệ trình lên
chính phủ về việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng dành cho người khuyết
tật, xin xem xét đầu tư thêm phương tiện giao thông công cộng và lối lên xuống
vỉa hè để người khuyết tật dễ dàng hơn trong việc di chuyển.
Đây
là những điều tối thiểu trong đầu tư xây dựng hạ tầng căn bản tại hầu hết các
nước trên thế giới, nhưng riêng tại Việt Nam lại chưa hề nhận được sự quan
tâm thích đáng.
Trông
người mà xót thân ta…
Tại
Thụy Sỹ, người khuyết tật đã nhận được sự bảo vệ tối đa ngay từ khi còn trong
bụng mẹ bằng bộ luật chống phá thai được áp dụng rất nghiêm khắc.
Khi
một đứa trẻ khuyết tật ra đời, cha mẹ có thể chọn nuôi con tại nhà với trợ cấp
tài chính đầy đủ từ nhà nước, hoặc gửi con vào một trung tâm chăm sóc chuyên
nghiệp với toàn bộ kinh phí hoạt động từ chính phủ.
Những
chàng trai trưởng thành nếu không muốn gia nhập quân ngũ thường được khuyến
khích phục vụ công ích trong các trung tâm chăm sóc người khuyết tật cùng với
rất nhiều tình nguyện viên và nhân viên chuyên nghiệp khác. Chọn công việc này,
họ phải xác định từ đầu cần phải làm việc bằng cả trái tim.
Những
người khuyết tật sẽ luôn được khuyến khích học tập, hoạt động xã hội để có thể
hòa nhập tối đa với cộng đồng. Tùy theo mức độ khuyết tật mà họ được thụ hưởng
mức trợ cấp tương xứng. Các công trình và phương tiện giao thông công cộng luôn
có chỗ dành riêng cho người khuyết tật.
Bởi
vậy, bản thân người khuyết tật không bị đẩy vào thế trở thành gánh nặng, hoặc
phải sống phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của bất cứ ai. Bản thân tôi cũng chưa bao
giờ ghi nhận được một hành động kỳ thị nào của những người xung quanh đối với
họ.
Nhớ
ngày đầu tiên đưa con trai nhập học tại trường tiểu học Thụy Sỹ, tôi đã xúc
động muốn trào nước mắt khi nghe câu đầu tiên cô dặn rất kỹ cậu học trò mới:
“Mỗi
tuần lớp có hai bạn khuyết tật tới học cùng để hội nhập cộng đồng, con hãy cố gắng
đừng trêu chọc hay có một hành động gì làm bạn cảm thấy mình khác biệt nhé.”
Vâng,
người Việt chúng ta hay lấy cái nghèo để biện minh cho những yếu kém. Nhưng,
một bài học nhân văn nhỏ như thế có phụ thuộc vào cái sự giàu? Chỉ cần một sự
giáo dục cơ bản đó thôi, cũng đủ để người khuyết tật Việt Nam bớt đi đôi
chút nhọc nhằn tủi phận!
Hương
Vũ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.