Bà
Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ.
Hôm
Thứ Năm 14/11, bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng
viện Hoa Kỳ. Đấy là thủ tục thông thường để Quốc hội biểu quyết và phê chuẩn đề
nghị của Tổng thống là bổ nhiệm bà Yellen vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dự trữ
Liên bang, nôm na là làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, kể từ đầu năm
tới.
Đang
ngồi ghế Phó Thống đốc bên cạnh Chủ tịch Ben Bernanke sắp mãn nhiệm, Janet
Yellen là kinh tế gia nổi tiếng, có ông chồng George Akerlof cũng là kinh tế
gia, đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001. Bà sẽ là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo
hệ thống ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Chuyện ấy đã hấp dẫn.
Hấp
dẫn hơn vậy, giới nghiên cứu về đầu tư theo dõi rất sát cuộc điều trần, để từ
chủ trương đường lối của bà Yellen mà dự đoán quyết định của Ngân hàng Trung
ương Mỹ. Nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, lãnh đạo kinh tế và ngân hàng của
Trung Quốc cũng nên chú ý tới chuyện này. Vì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể
vô tình làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của Bắc Kinh và gây ra một vụ suy thoái
kinh tế, tức là một vụ khủng hoảng chính trị.
Vô
tình chiết liễu… liễu tan hoang.
Chúng
ta phải đi từ đầu câu chuyện kinh tế mang ý nghĩa như một…. câu phú tử vi: “cố
ý trồng hoa, hoa chẳng mọc!…”
Từ
vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 rồi nạn suy trầm kinh tế 2008-2009 và sự hồi
phục quá yếu ớt sau đó, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã cắt lãi suất tới sàn.
Thực tế là áp dụng “Chính sách ZIRP” – là lãi suất bằng số không. Tiếp theo là
ba đợt bơm tiền qua một thuật lạ gọi là “quantitative easing” (nâng mức lưu
hoạt tiền tệ có định lượng) vào Tháng 11 năm 2008, rồi Tháng 11 năm 2010 và
Tháng Chín năm 2012. Quyết định lần thứ ba (QE3) có kích thước rất lớn là mỗi
tháng bơm ra 85 tỷ đô la.
Nói
cho dễ hiểu là làm cho kinh tế có tiền nhiều và rẻ hơn, với hy vọng giảm bớt và
thu hồi lại nếu kinh tế phục hoạt, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng…
Tháng
Năm vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke thông báo là nhờ tình hình kinh tế khả quan
hơn, Ngân hành Trung ương có thể “vuốt lại chính sách tiền tệ” – “tapering” –
kể từ Tháng Chín. Nôm na là giảm bớt lượng tiền bơm ra hàng tháng và còn hút về
lượng tiền đang lưu hành. Kết quả là tiền sẽ hiếm hơn nên lãi suất có thể tăng.
Chúng
ta đụng vào một nghịch lý là tin mừng về kinh tế (chỉ dấu phục hoạt), lại dẫn
tới tin buồn về tài chánh (làm tăng lãi suất ngân hàng và phân lời trái phiếu),
khiến trị trường chứng khoán sụt giá mạnh. Và cả thế giới bị chấn động, vì sau
nhiều năm tiền nhiều và rẻ khiến Mỹ kim sụt giá thì người ta đi vào một chu kỳ
mới, là hối suất Mỹ kim sẽ tăng cùng lãi suất tại Hoa Kỳ. May là tình hình kinh
tế Hoa Kỳ chưa khả quan, biện pháp thu hồi tiền tệ chưa được áp dụng.
Đấy
là lúc giới đầu tư chú ý đến người sẽ lên thay ông Bernanke làm Thống đốc vào
năm tới… Mà chuyện ấy liên quan gì tới Trung Quốc?
Thưa
rằng vì trái đất hình tròn và đồng tiền biết lăn.
Đồng
tiền mà nằm bên Mỹ thì ăn lời rất ít vì lãi suất quá thấp. Người khôn ngoan bèn
vay tiền rất rẻ bên Mỹ để kiếm lời ở nơi cao giá nhờ có lãi suất cao hơn. Khôn
nhất là các đấng con trời tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, Hong Kong , Singapore ,
v.v….
Họ
vay đô la rẻ tại Mỹ, chuyển sang đồng Nguyên, có cái tên rất bịp là “Nhân dân
tệ”, Renminbi, dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp hay xuất cảng, để cho
vay với lãi suất cao hơn. Phần sai biệt giữa hai lãi suất Hoa-Mỹ là mức lời bỏ
túi. Thuật ngữ kinh tế gọi phép kinh doanh đó là “carry trade”, nếu dịch là
“giao dịch lợi sai” hay “dung tư xáo lợi” thì cũng chẳng rõ nghĩa hơn!
Mà
không chỉ có vậy.
Năm
2008, khi Hoa Kỳ cắt lãi suất thì cũng là lúc Trung Quốc ào ạt bơm tiền để kích
thích kinh tế vì tình trạng co cụm của thị trường xuất cảng cả Âu lẫn Mỹ. Lãnh
đạo xứ này bơm qua hai ngả là tín dụng và công chi. Vì đặc tính xã hội chủ
nghĩa của xứ này là khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tín dụng từ
hệ thống ngân hàng của nhà nước ưu tiên rót vào doanh nghiệp cũng của nhà nước,
hay các công ty đầu tư địa phương do các cấp chính quyền địa phương lập ra.
Khối
tín dụng tăng vọt từ những năm 2009 tạo ra phép ảo là kinh tế tăng trưởng mạnh
khi toàn cầu đang bị suy trầm. Cái phép ảo còn kinh hại hơn vậy là nạn bong
bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc. Đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của
toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Và nhà nước phân quyền cho các
địa phương tha hồ giành giật chia chác, vì đem lại 40% thu nhập ngân sách địa
phương. Do đó, các ngân hàng của nhà nước, doanh nghiệp của nhà nước, cùng các
đảng bộ ở địa phương thi nhau thổi bóng và tay chân cùng thân nhân của đảng
viên cán bộ đều trở thành đại gia trong nền kinh tế ảo diệu này.
Khi
núi nợ đã lên quá cao, lãnh đạo Bắc Kinh muốn kiểm soát hệ thống ngân hàng thì
lại gặp một quy luật kinh tế khác, là “bít lỗ hà ra lỗ hổng”.
Đó
là sự xuất hiện của các hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ “shadow banking”,
những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu sổ sách phân minh mà thừa rủi
ro. Núi nợ tín dụng của Trung Quốc nay đã cao gấp đôi Tổng sản lượng nội địa và
phân nửa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành khói. Bên trong là những khoản tiền cho
vay bằng kỹ thuật “carry trade”, vay tiền Mỹ với giá rẻ để tài trợ bằng loại
tiền âm phủ là đồng Nguyên. Gọi là tiền âm phủ vì có giá trị của vàng mã.
Đấy
là lúc chúng ta trở về với Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
Trong
quá khứ, nhiều nước Đông Á cũng đã khôn ngoan như vậy là vay tiền rẻ của Mỹ
theo loại tín dụng ngắn hạn để tài trợ các nghiệp vụ dài hạn. Khi Ngân hàng
Trung ương Hoa Kỳ nâng lãi suất là nhà nhà đều lật đật rút tiền về Mỹ. Nạn “tư
bản tháo chạy” như nước thủy triều đã gây ra vụ khủng hoảng tài chánh Đông Á
vào năm 1997, dẫn tới suy thoái kinh tế 1998, và khủng hoảng ở nhiều nơi khác,
kể cả Liên bang Nga.
Nhưng
chính là vụ khủng hoảng đã khiến các nước Đông Á phải cải cách. Bị trước tiên
mà sợ liều thuốc đắng, Thái Lan trì hoãn cải cách đến hơn chục năm mới thấy
khá. Nam Hàn thì nuốt liều thuốc đắng và tháo gỡ vai trò của các tập đoàn
“chaebol” – nguyên nghĩa là “tài phiệt” – nên sau khi chìm rất sâu thì đã bật
lên rất mạnh.
Khi
biến cố này bùng nổ vào đầu Tháng Bảy năm 1997, Bắc Kinh còn đang hồ hởi với vụ
Hương Cảng hồi quy cố quốc trước đó một ngày. Và thời đó, kinh tế Trung Quốc
chưa hội nhập vào thế giới hình tròn của “toàn cầu hóa”, của nền kinh tế “nhất
thể hóa”. Ngày nay thì đã khác xưa.
Luồng
tư bản nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Quốc và nhờ định hướng của nhà
nước, với màu sắc Trung Hoa, đã dẫn đến nạn đầu cơ và cho vay ảo. Khi Ngân hàng
Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi suất, ta sẽ thấy thủy triều
rút. Để lại đằng sau là những trái bóng bể, là ngân hàng vỡ nợ, là nạn suy
thoái kinh tế. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một sự lạ.
Đó
là Hoa Kỳ bóp cò bên này, bên kia đại dương là hàng loạt bóng bể và ngân hàng
phơi thây.
Hoa
Kỳ không là thủ phạm, nhưng dân Trung Quốc vẫn là nạn nhân, chỉ vì lãnh đạo
kiêu căng và tay chân thì tham lam tưởng bở. Phải chăng, “tham sân si” cũng là
một quy luật kinh tế?
Nguyễn
Xuân Nghĩa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.