Nữ
sinh Nguyễn Phương Uyên (trái) và mẹ đẻ sau phiên xử sơ thẩm
Nữ
sinh Phương Uyên vừa lên tiếng nói quyết định của nhà trường đại học, nơi cô tu
nghiệp tới năm thứ ba trước khi bị bắt giữ và ra tòa, buộc cô phải thôi học là
một quyết định 'bất công' đối với cô.
Trao
đổi với BBC hôm thứ Bảy, 07/12/2013 từ quê nhà ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình
Thuận, Nguyễn Phương Uyên nói cô sẽ chất vấn với Đại học Công nghệ Thực phẩm TP
HCM về căn cứ mà trường này dựa vào để đuổi học cô.
Nữ
sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì
quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này
của nhà trường,
"Bên
cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị
xâm phạm quyền con người."
Phương
Uyên cho rằng trường Đại học đã mượn việc thông báo quyết định này tới toàn thể
nhà trường để 'bôi nhọ danh dự' của cô.
Cô
nói: "Tôi nghĩ rằng họ chỉ lợi dụng việc này để bôi nhọ danh dự và nhân
phẩm, cũng như là hình ảnh từ xưa đến giờ của tôi trong mắt của bạn bè."
"Đây
là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn
Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết
Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không"
Blogger
Nguyễn Tường Thụy
Theo
cô, quyết định buộc thôi học này đã trái ngược với cam kết mà chính quyền nói
sẽ đảm bảo quyền trở lại học tập của cô.
Cô
nói: "Trong tống đạt ngày 26/9 họ phổ biến cho tôi theo điều 61, 62, năm
2000, của Nghị định Chính phủ, họ phổ biến là họ phải tạo điều kiện thuận lợi
để tôi tiếp tục học , thì ngày giờ này đây, cái quyết định gửi tới cho tôi đã
đi ngược lại hoàn toàn với điều mà họ đã nói."
Quyết
định buộc thôi học sinh viên do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, ký ngày 29/11, tại
điều I, ghi rõ lý do đuổi học Phương Uyên:
"Buộc
thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên - nguyên là sinh viên của Đại học Công nghệ
Thực phẩm TPHCM... lớp 10 CDTP1, khóa 2010-2013, do vi phạm pháp luật nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam ."
Văn
bản ghi rõ quyết định được thông báo tới toàn trường và gửi tới địa phương nơi
cư trú của Nguyễn Phương Uyên.
Quyết
định vô nhân đạo
Quyết
định của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM buộc thôi học với Phương Uyên
Hôm
thứ Năm, blogger Nguyễn Tường Thụy nhận xét về quyết định của chính quyền trên
blog của mình:
"Luật
thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo
tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ
thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:
"Người
được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp
nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
"Trong
khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương
Uyên là vĩnh viễn."
Và
ông kết luận: "Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai
của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước,
mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không."
Trong
một trao đổi từ trước với BBC về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Chi
Lan từng lên tiếng quan ngại về trường hợp của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên,
người mà theo bà không đáng bị chính quyền đối xử với những biện pháp khắc
nghiệt như vậy vì cô còn trẻ, lại là phụ nữ, đồng thời chỉ 'biểu lộ tình cảm
yêu nước của mình'.
Tuy
thế, tại phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013 do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ
chức ở tỉnh Long An, nữ sinh này đã bị tuyên 3 năm tù cho hưởng án treo, kèm 52
tháng thử thách vì tội 'Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam".
Hôm
thứ Bảy, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên cho BBC hay từ ngày
Phương Uyên trở về nhà cô bị an ninh theo dõi chặt chẽ, chính quyền còn cô lập
bằng cách 'phong tỏa' hàng xóm, láng giếng tiếp xúc với gia đình của bà.
Bà
cũng nhắc lại sự việc hôm 25/9 đã bị an ninh hành hung cùng với con gái khi họ
ra Hà Nội và bị áp giải một cách 'thô bạo' về địa phương cư trú.
Bà
nói với BBC: "Cái việc ngày 25/9 mà mẹ con tôi bị hành hung, cũng như
nhiều người bị hành hung, thì không có ai vi phạm cái gì cả, kể cả con gái tôi
chưa có một quyết định nào ràng buộc để mà cấm đi ra khỏi địa phương,
"Ngày
25/9 cơ quan tư pháp của nhà nước mới ra quyết định thi hành án và ngày 26/9
mới có tống đạt."
Nguyện
vọng được học tiếp
Bà
Nhung phản ánh hàng xóm, láng giềng và người dân địa phương ở gần nơi gia đình
bà và Phương Uyên sinh sống, người dân hiện 'rất sợ hãi'.
Bà
nói: "Hầu như cơ quan chức trách họ cố tình gán cho gia đình chúng tôi một
cái mác 'phản động', vì thế ai đến gần có người vận động rằng 'đừng có đến
gần', 'đừng có đến thăm gia đình', cũng như đừng có quan hệ gì hết."
Trở
lại với bản quyết định buộc thôi học của trường đại học với mình, nữ sinh
Phương Uyên nói cô sẽ "yêu cầu họ trả lời rõ ràng về cái quy chế của học
sinh sinh viên" mà nhà trường đã dựa vào để cáo buộc cô vi phạm.
"Nếu
mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới
chế độ như thế này, còn nếu nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh
dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi."
Hiện
tại, thay vì đến trường học tập, nữ sinh này hàng ngày phải ra đồng để làm công
việc đồng áng, một phương cách duy nhất để duy trì cuộc sống của gia đình cô ở
tỉnh Bình Thuận.
Hôm
thứ Bảy 07/12/2013, BBC đã tìm cách liên lạc với Đại học Công nghệ Thực phẩm
Thành phố HCM để tìm hiểu thêm về bản quyết định, nhưng chưa liên lạc
được.
Về
phần mình, tối cùng ngày, nữ sinh Phương Uyên cho biết về cuộc sống hiện tại và
nguyện vọng tiếp tục được học hành của cô.
"Từ sáng cho đến xế chiều, tôi giúp mẹ trồng cải, đi ra ruộng coi
lúa, vì nhà tôi đang bị ngập lúa, buổi tối, tôi học Anh văn, và làm bài tập Anh
văn để củng cố kiến thức để tìm một môi trường nào đó, được học tập ở một môi
trường tốt hơn," cô nói với BBC sau khi vừa ra đồng làm việc trở về.
ĐUỔI
HỌC SV NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
1. Thư phản đối của luật
gia Lê Hiếu Đằng:
Năm
1964, dưới chế độ Sài Gòn mà Đảng CSVN gọi là Ngụy quyền, tôi – Lê Hiếu Đằng, bị
giam ở lao Thừa Phủ nhưng họ vẫn cho tôi ra thi tú tài toàn phần ở Huế và đã
thi đậu.
Nay
dưới chế độ gọi là “của dân, do dân, vì dân”, sinh viên Phương Uyên lại bị đuổi
học vì tội chống Trung Quốc bành trướng.
Đây
là một việc làm vô nhân đạo, không đạo lý, phi dân chủ, đi ngược lại xu thế tiến
bộ hiện nay trên thế giới.
Tôi
cực lực phản đối, lên án việc làm này với dư luận trong nước và trên thế giới.
Lê
Hiếu Đằng
THƯ
NGỎ GỬI ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kính
gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận,
Anh
Phạm Vũ Luận thân kính,
Tôi
xin được xưng hô như vậy vì tôi nghĩ anh và tôi là chỗ thân tình, tuy không nhiều
nhưng cũng biết nhau, đã đôi lần trò chuyện với nhau. Thực ra nói "chỗ
thân tình" là qua Hồ Ngọc Đại, bạn tôi. Nhiều lần chúng tôi nói về
anh. Tôi đánh giá cao sự mạnh dạn và sâu sát của người đang gánh vác trách
nhiệm nặng nề đối với sự nghiệp "trồng người" đã có sự nhìn nhận và
ra quyết định dứt khoát về việc phổ biến triết lý giáo dục cùng với mô
hình thực nghiệm "công nghệ giáo dục".
Tôi
rất xúc động khi nghe chuyện ông Bộ trưởng đã thuê xe ôm trực tiếp đi đến 5 trường
tiểu học ở vùng núi Lào Cai để được mắt thấy tai nghe việc thực hiện "công
nghệ giáo dục" của thầy và trò, trực tiếp gặp gỡ trao đổi với các cháu học
sinh và các vị phụ huynh học sinh ở đây, để từ đó kịp thời đưa ra quyết định phổ
biến giải pháp đổi mới căn bản và giáo dục bắt đầu từ bộ môn Tiếng Việt ở lớp
1. Tôi hy vọng rằng Bộ trưởng cũng có sự sâu sát như vậy với nhóm "Cánh Buồm"!
Nhóm của những người hết mình trong việc tìm con đường mới bằng bản lĩnh và trí
tuệ đầy tính sáng tạo, đang tự lực vượt qua mọi trở ngại để xây dựng một bộ
sách giáo khoa khởi đầu từ câp 1.
Sự
cổ vũ của Bộ trưởng đối với một cách làm vượt khỏi lối mòn quan phương mà làm
theo cách hoạt động của xã hội dân sự, tự nguyện tự giác vì thế hệ con em của
chúng ta vào lúc này, là hết sức có ý nghĩa. Đây chính là sự cổ vũ cho bản
lĩnh dám tự khẳng định mình để dám là mình, cổ vũ cho ý chí khai phá và sáng tạo.
Nói
vậy vì cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và quyết đoán trong
thời đại của những biến động dồn dập. Bước vào thiên niên kỷ mới,
ngay thập kỷ đầu của thế kỷ XXI này, tầm mắt của chúng ta đang được mở rộng
dần ra vì tấm màng bưng bít đã bị xé toang nhờ thành tựu kỳ diệu của cuộc
cách mạng thông tin. Sự thật đã hiện ra và đi liền cùng nó là sự phá sản
nhiều giáo điều từng là chiếc "mũ kim cô" siết chặt đầu óc để từ
đó khơi dậy những niềm hy vọng mới, bắt đầu một quá trình thanh lọc
và tái tạo mới và tuổi trẻ đang là chủ thể của quá trinh đó. Không có một
bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước khi mà chúng ta đang làm biến đổi
môi trường của ta đến tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để
tồn tại được trong môi trường đó. Cho nên, trong thời đại chúng ta đang sống, chuẩn
mực chính là sự thay đổi. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp
truyền thống không còn đủ cho hành trình của chúng ta đi về phía trước. Sáng
tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành
động tự khẳng định bản lĩnh dám là mình phải là phẩm chất hàng đầu
của thế hệ trẻ Việt Nam, đối tượng và cũng là chủ thể của giáo dục
và đào tạo, nguồn sinh lực bất tận và niềm hy vọng của dân tộc. Trong nhận thức
đó, trên tinh thần đó tôi muốn chân tình gửi đến Bộ trưởng sự phẫn nộ và
thất vọng của tôi đối với quyết định buộc thôi học đối với nữ sinh viên Nguyễn
Phương Uyên của Hiệu trường trường Đại học Công nghiệp thực phẩm tpHCM ký ngày
29.11.2013.
Trước
hết, trong quyết định buộc thôi học Phương Uyên có viết : "Căn cứ vào quy
chế học sinh sinh viên các trường đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp
chính quy Ban hành theo Quyết định số 42/ 2007/QĐ Bộ GDĐT ngày 1.8.2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo" và "Căn cứ công văn số 6144/Bộ GDĐT-CTHSSV ngày
9.9.2013 của Vụ trưởng Vụ Công tác HS SV-Bộ Giáo dục và Đào tạo" nhưng
không chỉ rõ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã vi phạm những điều nào trong Quy
chế đã quy định nói trên? Như vậy thì liệu có phải lý do buộc thôi học sinh
viên Phương Uyên là "Căn cứ nội dung bản án số 838/2013/HSPT ngày
16.8.2013 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại tp HCM gửi trường Đại học
CNTP tpHCM"?
Nội
dung ấy gồm những gì để tòa tuyên án treo đối với Phương Uyên và trả tự do ngay
tại tòa ngày 16.8.2013 chúng tôi không được đọc, nhưng điều được nghe lại là
cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An : "Uyên đã sử
dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết,
một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại có nội
dung không hay về Trung Quốc" phải chăng là vì "tội" đó mà
sinh viên Phương Uyên bị buộc thôi học? Nếu vậy thì quá nhục! Khi biển đảo
bị xâm chiếm, ngư dân bị xua đuổi, đánh đâp, bắt bớ đòi tiền chuộc, thì người
ta lặng thinh hoặc ấp úng lên tiếng chiếu lệ. Nhưng khi tuồi trẻ bày tỏ lòng
yêu nước chống xâm lược thì bắt bớ, đàn áp và bỏ tù. Hèn hạ và trơ tráo đến
cỡ ấy, bỏ tù cô gái đã nói câu "có nội dung không hay về Trung Quốc" thì
chẳng còn gì để mà rao giảng về tư tưởng, đạo đức! Tòa án Việt Nam bỏ tù công
dân của mình vì câu “Tàu Khựa Cút Khỏi Biển Đông” đã nói lên sự thật về sự
băng hoại của nền tư pháp Việt Nam
đương đại.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Tuy
vậy , xem ra điều người ta giận dữ hơn cả có lẽ bản lĩnh dám là mình, dám
tự khẳng định mình trong tuyên bố dõng dạc của cô sinh viên : "Tôi
không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống
ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng”.
Trả lời phỏng
vấn của Thụy Mi, đài RFI của Pháp, Phương Uyên nói rõ :" Em không phạm
vào điều 88 là chống Nhà nước. Em vẫn yêu Tổ quốc của mình đấy thôi. Em chỉ có
xúc phạm đến Đảng. Vì Đảng chỉ là một tổ chức nên không cào bằng được. Không vì
cái sự quá tôn sùng một đảng phái mà mọi người, nhất là Hội đồng xét xử cũng như
Viện kiểm sát cào bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam ".
Tuyên
bố công khai và minh bạch của cô lập tức nổi bật trên nhiều trang báo mạng
trong nước và trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài đi liền với ánh mắt
ngời sáng, nét mặt bình tĩnh của nữ sinh viên áo trắng trước vành móng ngựa. Sức
âm vang của giọng nói Phương Uyên trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế
có sức thu hút rất mãnh liệt : chững chạc vững vàng bằng sự trong sáng, hồn
nhiên và không kém phần mạnh mẽ của tuổi trẻ tin vào chân lý. Nét dịu dàng nữ
tính của cô sinh viên 21 tuổi đời thiết tha với cuộc đời đã đương đầu và đã chiến
thắng bộ máy bạo lực! Sức âm vang ấy vừa hiền hòa, vừa dữ dội!
Hiền
hòa vì đây là giọng nói giàu âm sắc nữ tính của cô gái trẻ xinh đẹp, dịu dàng. Dữ
dội vì sau tia chớp là sấm sét và dông bão. Sấm sét của sự phẫn nộ. Dông
bão của cuộc chiến đấu chống cường quyền, bảo vệ đất nước, giành dân chủ, tự
do. Một khi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm gắn làm một với cuộc đấu
tranh giành dân chủ và tự do nhằm thực hiện quyền làm người trên
một đất nước mà độc lập đã phải đổi bằng núi xương, sông máu của nhiều
thế hệ Việt Nam ,
thì sức mạnh của nó sẽ là triều dâng thác đổ. Vì thế mà người ta sợ chăng? Phương
Uyên thì vẫn hồn nhiên ấp ủ hoài bão của một sinh viên sau hơn mười tháng ngồi
tù, học hành bị gián đoạn, phải tranh thủ bù đắp lại thời gian đã mất. Trả lời
câu hỏi của RFI "Uyên có quay trở lại trường học hay không"? Cô sinh
viên tự tin và hồn nhiên nói : "Dạ, học, học nữa, học mãi, con đường học vấn
của em không bao giờ dừng lại đâu ạ". Cô gái 21 tuổi ấy không dự liệu được
những đòn thù mà rồi cô sẽ còn phải gánh chịu khi cô dám công khai bác bỏ thần
tượng đảng cầm quyền đã mất hết uy tín, không thừa nhận sự "đánh đồng"
đảng với dân tộc, với đất nước.
Phải
chăng đó chính là lý do người ta ra quyết định buộc thôi học cô sinh viên đã
thẳng thắn nhìn vào sự thật và nói lên sự thật đó! Người ta quyết thô bạo và dữ
dằn cắt đứt "con đường học vấn" của cô gái dám có bản lĩnh tự khẳng định,
muốn được là chính mình! Quyết định ấy không hể tỏ rõ quyền lực và sức mạnh của
người đang nắm quyền lực trong tay mà ngược lại, cho thấy họ bối rối và thiển cẩn
trong nhìn nhận sự việc và diễn biến của tình hình. Người ta ngỡ là răn đe và
trấn áp sẽ làm nhụt chí thanh niên mà không thấy rằng hành động nhỏ nhen và cạn
tàu ráo máng như vậy đã đẩy tuổi trẻ đứng đối lập với họ. Cái giá phải trả của
họ rồi sẽ rất đắt.
Nhân
cả thế giới đang tưởng niệm Nelson Madela, một biểu tượng quốc tế về phẩm giá
và sự kiên nhẫn, biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần dân chủ, lòng nhân đạo
và của sự khoan dung xin gợi lên đây sự cảnh báo của ông đối với nhà cầm quyền
: “từ chối quyền của con người chính là thách thức nhân tính của
họ”.
Thưa
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, anh Phạm Vũ Luận thân mến, anh nghĩ sao về việc
này?
Có
lẽ lớp người như chúng ta đôi khi đã không mấy tỉnh táo để nhìn nhận và suy ngẫm
về thái độ của cô sinh viên " đã sử dụng hai mảnh vải trắng,
lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung
phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam mảnh còn lại có nội dung không hay về
Trung Quốc". Nếu thật nghiêm túc tìm hiểu tâm trạng của lớp trẻ, đối
tượng phục vụ của chúng ta, chắc sẽ tìm ra cái logic của việc chống Trung Quốc
xâm lược và "phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam" trong tư tưởng và tình
cảm của cô gái trẻ.
Hãy
đặt họ vào thực trạng của xã hội mà họ đang sống. Chưa bao giờ uy tín của đảng
Cộng sản Việt Nam
lại xuống thấp đến như thế, chưa bao giờ niềm tin của tuổi trẻ lại bị khủng hoảng
đến thế. Điều này tỷ lệ thuận với sự băng hoại của đạo lý xã hội và sự xuống cấp
của văn hóa. Và điều này đã được thừa nhận bởi chính những nghị quyết đòi hỏi
phải chỉnh đốn đảng chứ không phải "phần tử thù địch" nào nói ra cả!
Chỉ cần lật trang báo chính thống của nhà nước là đủ thấy một cách cụ thể và sống
động điều đó. Vả lại, làm sao tuổi trẻ giữ được niềm tin được khi chính người cầm
lái đã ngả tay chèo trong cơn sóng cả trước những biến động dữ dội của thời cuộc?
Thì đó, tại một phiên thảo luận của Quốc hội, ông tổng bí thư của đảng cầm quyền
đã bộc lộ tâm trạng bối rối của mình qua câu nói ngập ngừng, lấp lửng "Xây
dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở
VN hay chưa”. Đây không là sự khủng hoảng niềm tin thì là gì? Chỉ có điều, đây
cũng chính là một sự thật cố che dấu mãi không được, khi tâm trạng bất ổn đã bật
ra.
Dù
Ukraine không còn theo chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin bị cho là biểu
tượng của quan hệ với Nga. Đám đông đập đổ tượng Lenin ở đại lộ Shevchenko.
Điều
phải nói và cần nói ở đây chỉ là, mặc dầu không hiểu rõ chủ nghĩa xã hội là cái
gì, cần cả trăm năm mới hoàn thiện được, nhưng rồi vẫn vạch ra "Cương lĩnh
xây dựng chủ nghĩa xã hội" để buộc cả dân tộc phải nhắm mắt chấp nhận khi
mà giữa thanh thiên bạch nhật hệ thống XHCN đã sụp đổ tan tành như lâu đài xây
trên cát mỏng. Nếu không nhắc lại sự sụp đổ nữa thì cứ hãy nhìn vào một đất nước
đang tồn tại hai miền : Băc Triều Tiên và Nam Hàn để so sánh trình độ văn minh
và đời sống vật chất, văn hóa của người dân ở hai thể chế chính trị khác nhau,
cũng đã đủ để đưa ra nhận định. Còn ở nước ta, chỉ cần tính từ khi đất nước được
xây dựng và phát triển theo định hướng của "cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa
xã hội" thì Việt Nam so
với các nước Đông Nam Á khác như Singapore , Thái Lan, Malayxia,
Philippin ra sao? Ấy thế mà, người ta vẫn lấy cái "cương lĩnh" đó làm
"kim chỉ nam" cho việc xây dựng đất nước. Người ta đặt "cương
lĩnh" đó lên trên, lên trước Hiến Pháp, áp đặt những nội dung sai lầm và lạc
điệu với thời đại của "cương lĩnh" vào trong việc sửa đổi Hiến pháp
1992!
Một
"cương lĩnh đầy rẫy những cái sai" nói như nguyên Phó Thủ tướng Trần
Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam trước đây nay là Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, trong dịp góp kiến vào Cương Lĩnh năm 2010 :
" Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng
XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN
mà ông không hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì"!
...Chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác! Đại hội X,
tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi, tôi nói là định hướng XHCN là
cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, các ông phải
ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ cũng không làm nổi đâu... Gs
Trần Phương thẳng thắn và nghiêm túc cảnh báo : "chúng ta tự lừa dối chúng
ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác". Bằng một "cương
lĩnh đầy rẫy cái sai" như vậy được lấy làm điểm tựa cơ bản cho việc sửa đổi
Hiến pháp để rồi cái Hiến pháp ấy được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu
tuyệt đối [trừ hai người không tham gia] thì là gì nếu không phải là " chúng
ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác" .
"Chúng
ta" đã vậy nhưng lại cứ muốn tuổi trẻ cúi đầu tuân phục. Những thanh niên
có bản lĩnh dám phản đối sự dối trá như nữ sinh viên Phương Uyên bị buộc tội
" xúc phạm đến Đảng ", bị trấn áp thẳng tay là điều dễ hiểu!
Thế rồi, trước áp lực của công luận trong và ngoài nước, phải xử án treo, nhưng
lại buộc phải thôi học, quyết chặn đứng con đường học vấn của cô gái không chịu
cúi đầu! Một thể chế dung dưỡng cho sự khuất tất và hèn mọn như thế thì làm sao
mà buộc tuổi trẻ phải tin theo? Mà tin cái gì cơ chứ? Tin ai khi mà họ đã hiểu
ra rằng "chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người
khác". Buộc thế hệ trẻ phải tin vào cái "chúng ta" này
sao?
Khi
cô sinh viên công khai tuyên bố "chống ĐCS không phải chống phá đất nước,
dân tộc", cô gái có hiểu biết đó đã tìm cách vận dụng tri thức về luật
pháp để tự bảo vệ cho mình. Phải chăng đây chính là chống "sự lừa dối"
mà bậc cha chú đã trung thực và chỉ ra một cách thẳng thắn và công khai vừa dẫn
ra ở trên. Nếu thật sòng phẳng thì phải nói rằng, những người đã bằng lời nói
và việc làm của mình khiến cho uy tín của đảng cầm quyền xuống thấp như hiện
nay mới đích thực là người đẩy nhanh sự sụp đổ của đảng cầm quyền, của thể chế
toàn trị đang là vật cản đối với tiến trình phát triển của đất nước hội nhập với
thế giới của nền kinh tế tri thức và văn minh mới. Galilê đã có lý khi
chua chát khẳng định : "tôi tin rằng trên thế giới không có sự thù hận
nào lớn hơn sự thù hận của sự kém hiểu biết chống lại sự hiểu biết".
Thưa
Bộ trưởng,
Anh
Phạm Vũ Luận thân kính,
Thư
tôi viết cũng đã quá dài nhưng vẫn chưa nói hết những suy tư về thế hệ trẻ của
một người đã đứng trên bục giảng hơn 50 năm. Quyết định buộc thôi học với cô
sinh viên Nguyễn Phương Uyên chính là một biểu hiện dại dột của người cầm quyền,
gieo thêm sự căm phẫn trong thế hệ trẻ mà không hiểu được rằng “thù hận giống
như thể uống thuốc độc và rồi tự hi vọng điều đó sẽ giết chết kẻ thù của bạn” như
Nelson Medela cảnh báo. Có thể một bộ phận nhỏ nào đấy trong giới trẻ bị tác động
của giải pháp tự giải khát bằng thuộc độc đó, họ sẽ trở nên ngoan ngoãn tuân phục.
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chỉ muốn có một đàn cừu để chăn dắt ?
Nếu
thế thì dân tộc ta rồi sẽ ra sao khi những thanh niên ưu tú, thay vì đua đòi hưởng
thụ hoặc lầm lũi chịu đựng và tuân phục đã dám có bản lĩnh tự khẳng định mình,
dám suy nghĩ và hành động bằng chính cái đầu của mình để dũng cảm dấn thân cho
một khát vọng chính đáng thì lại bị trấn áp, tù tội, cắt đứt con đường học vấn? Cần
hiểu tuổi trẻ như điều mà họ đang hiểu và đang có nếu muốn giáo dục và đào tạo
họ trở thành những hiền tài của đất nước. Không thể bắt họ mãi mãi là vị thành
niên trong môi trường sống của họ đang thay đổi dữ dội mà chuẩn mực chính
là sự thay đổi. Những sai lầm hay thiếu sót của họ, nếu có, thì cũng là điều
bình thường. Phải nhìn vào đó với con mắt khoan dung và sự cảm thông để cùng với
họ khắc phục và đi tới.
Đừng
quên rằng, trong lịch sử không thiếu những bản lĩnh sáng tạo và dấn thân vì
nghĩa lớn từng bị coi là dị giáo! Lịch sử thường đi những bước oái oăm, ngoằn
nghoèo, gấp khúc, lên thác xuống ghềnh. Chẳng mấy khi đi thẳng một lèo mà cứ như
như dòng sông uốn lượn. Có lúc tưởng như sông chảy ngược, nhưng thật ra cuối
cùng rồi sông vẫn xuôi về biển cả. Vả chăng, lịch sử là con người nhân với
thời gian. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, của ý chí
mà từ đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. Những người trẻ tuổi dám là mình,
dám có bản lĩnh phản kháng lại bất công, chuyên chế tước bỏ quyền làm người của
họ để chọn cho mình một hướng đi, một cách sống thuận với hướng đi của thời đại,
đang viết nên những trang sử của họ và qua đó, góp phần viết nên những trang sử
mới của dân tộc.
Vì
thế, chính họ chứ không phải chúng ta, anh và tôi, sẽ làm cho đất nước này khởi
sắc, dân tộc này ngẩng cao đầu trước một thế giới dồn dập những biến động không
sao tiên đoán được. Một xã hội mới sẽ xuất hiện mà Ph Angghen chứ không phải ai
khác anh Luận ạ, đã khẳng định rằng : xã hội đó "sẽ được quyết định
khi một thế hệ mới sẽ lớn lên...Khi những con người như thế xuất hiện,
họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải
làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”[ C.Mác
& Ph.Angghen Toàn Tập , Tập XXI. NXBCTQG . Hà Nội, 1995 tr..128]
Vậy
thì, thưa anh Phạm Vũ Luận, tôi hy vọng anh sẽ giúp giải tỏa những suy tư, day
dứt về chuyện trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh buộc thôi học
sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Thân
kính,
Tương
Lai, một người đã từng đứng trên bục giảng từ phổ thông đến đại học
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.