Nhà
báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến sĩ kinh tế, hôm
nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam . Thụy My
xin giới thiệu với bạn đọc ở đây :
TÂM
THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi
là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm
khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi
chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam .
Xuất
thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường
quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ
bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã
hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã
chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Song
tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo toàn diện” trong ít
nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi
từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.
Kết
quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng
một đảng cố hữu, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp khiến cho xã
hội Việt Nam rơi vào tình trạng không thể khác hơn là thảm cảnh như ngày hôm
nay.
Chưa
bao giờ tham nhũng lại trở thành một quốc nạn ngập ngụa từ cấp trung ương đến
tận cơ sở, từ trắng trợn đến vô liêm sỉ và dã man đến thế. Chưa bao giờ các
nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai
nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy. Cũng
chưa bao giờ hố phân hóa giàu nghèo trong xã hội ta lại thê thiết và tàn nhẫn
như hiện thời.
Những
độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và
đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt
hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi không thương tiếc đó
đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu 90 triệu người dân
Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Chính
vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam
đang đặt một chân vào vực thẳm khủng hoảng, và chỉ cần thêm ít năm nữa thôi,
cơn ung hoại sẽ lan ra toàn thân để không thể một liều thuốc đặc trị nào còn
tác dụng.
Ung
hoại kinh tế lại đang phá nát cơ thể đạo đức xã hội. Xã hội suy đồi toàn diện.
Chưa bao giờ đạo lý và văn hóa người Việt, dân tộc Việt lại trở nên thảm thương
và bĩ cực như giờ đây. Tình người và mối dây ràng buộc lỏng lẻo còn lại giữa
con người với nhau luôn và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắn xé lẫn nhau.
Ai
và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh không thể cứu vãn như thế? Trong tâm trạng
tuyệt vọng của một đảng viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều
được xem là sự “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một
cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và
bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng Cộng
sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích.
Lời
thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ
nhận.
Đảng
và những người như tôi, tất cả đều sinh ra từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng
một khi Đảng đã không còn đại diện cho quyền lợi của đại đa số người dân, vì
sao chúng tôi phải tiếp tục trung thành với Đảng?
Có
sinh có diệt, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản ắt phải thấy quy luật trời đất
đó đang ứng nghiệm vào chính họ. Bởi thái độ vô cảm, vô trách nhiệm và tư tưởng
tư hữu bất chấp dân sinh, rất nhiều đảng viên cao cấp đã đẩy xã hội vào tâm thế
phản lại ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đã
đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không
phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý
tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
Không
nhằm mục đích chống Đảng, tôi thành tâm cho rằng thái độ từ bỏ Đảng Cộng sản là
một trong những con đường ngắn nhất để gần gũi hơn với nhân dân và quyền lợi
người nghèo.
Trong
tận cùng tâm thức, một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên
tồi.
Nhà
báo độc lập Phạm Chí Dũng
ĐƠN XIN
RA ĐẢNG
Kính
gửi: Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Tôi
là Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, hiện công tác và sinh hoạt đảng tại
Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Tôi
làm đơn này đề nghị Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM hướng dẫn thủ tục
và giải quyết cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam .
Lý
do: Tôi tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi
của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của
Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn phù hợp với vai
trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản.
Trân
trọng.
Ngày
5 tháng 12 năm 2013
Người
làm đơn
PhạmChíDũng
TS
Phạm Chí Dũng : Đảng làm sao có thể “hạ cánh mềm”?
Đôi
lời : Sáng nay 18/12/2013, một cuộc « đấu tố » đã diễn ra đối
với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – người đã viết Tâm thư từ bỏ đảng, tại Viện
Nghiên cứu Phát triển Thành phố HCM, nơi anh làm việc. Trước đó, Đảng
ủy Viện và Đảng ủy cấp trên đã cố gắng vận động anh rút đơn « ở lại trong
đảng để đấu tranh » nhưng không thành công, nên đã chỉ thị cho các đảng
viên « đấu tố » anh. Tuy nhiên có đến 60% đảng viên không đồng ý khai
trừ đảng TS Phạm Chí Dũng !
Xin
phép được giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng về sự kiện
này :
Cuộc
họp kiểm điểm tôi xảy đến vào buổi sáng ngày 18/12/2013, hai tuần sau khi tôi
viết Tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng, được đảng
ủy Viện Nghiên cứu Phát triển – một cơ quan trực thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM
nhưng chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy khối dân chính đảng – triệu tập như một hội
nghị bất thường.
Vào
buổi sáng này, thời tiết Sài Gòn lại se lạnh bất thường không kém và là một
trong những ngày đẹp nhất trong năm để kỷ niệm Chúa Giêsu ra đời. Không biết có
phải vì cảm hứng đột ngột đó hay không mà ông Phan Xuân Biên, nguyên
trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một đảng viên cao
cấp cùng sinh hoạt trong đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển, đã mở đầu cuộc
“đấu tố” tôi bằng đánh giá cho rằng bức tâm tư từ bỏ đảng mà tôi đã “phát tán”
lên mạng Internet và báo đài phương Tây là “lăng nhăng lít nhít”. Tất nhiên,
ngay sau đó tôi đã phải đề nghị vị đảng viên có bình phẩm bất thường đó càng
cần phát biểu có văn hóa hơn, nhất là khi không còn giữ chức trưởng ban Tuyên
giáo Thành ủy, đúng với mặt bằng văn hóa tối thiểu về góp ý và dân chủ cơ sở
trong đảng.
Một
chi tiết đáng chú ý liên quan đến văn hóa phản biện trong đảng là chi bộ nơi
tôi sinh hoạt đã nêu ra một “gợi ý” để tôi làm bản kiểm điểm, là hành động tán
phát tâm thư từ bỏ đảng và đơn xin ra đảng của tôi đã vi phạm điều lệ đảng và
quyết định số 47 của trung ương về 19 điều đảng viên không được làm. Trong đó
có những nội dung “Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính
trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quyết định, kết luận của đảng”, và “…tuyên truyền, tán phát
thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những
quan điểm trái với đường lối của đảng, pháp luật của
nhà nước”.
Sự
hiện diện không tránh khỏi của hai cơ quan Đảng ủy khối dân chính đảng và Ủy
ban Kiểm tra Thành ủy trong cuộc họp này cũng như cuộc họp trước đó với
tôi đã không thể tránh cho tôi cảm giác về một sự hiện diện khác, tuy không lộ
diện, của Thành ủy Thành phố HCM, đối với toàn bộ chỉ đạo về quy trình
tổ chức kiểm điểm và có thể khai trừ đảng với tôi.
Khuynh
hướng và kỹ thuật tổ chức kiểm điểm đối với tôi cũng khiến tôi nhớ lại trường
hợp của đại tá, nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng. Vào năm 2009, ông Phạm Đình
Trọng làm đơn xin ra khỏi đảng. Tuy nhiên người ta đã tổ chức “đấu tố” ông ở
địa phương, để 5 tháng sau ông phải nhận quyết định khai trừ đảng. Mục đích của
giới cấp ủy là người bỏ đảng phải bị mất danh dự và răn đe các đảng viên khác
không được bỏ đảng theo.
Có
nghĩa là mặc dù theo điều lệ đảng thì việc xin vào đảng và xin ra đảng là hoàn
toàn bình thường, nhiều cấp ủy đảng vẫn sẵn sàng coi hành động ra đảng là bất
thường. Họ sẵn sàng quy chụp về thái độ chính trị, kể cả thái độ và hành vi
“chống đảng”, và thay vì cho người xin ra đảng “hạ cánh mềm”, họ bắt buộc những
người này phải “hạ cánh cứng”.
Tôi
tự hỏi với lối tư duy và hành xử vẫn quá nặng về độc đoán và áp đặt như thế,
liệu đảng có thể “hạ cánh mềm” trước sự phẫn nộ rất có thể xảy ra của dân chúng
trong 4 hay 5 năm tới?
Cũng
như với ông Phạm Đình Trọng, tổ chức đảng Viện Nghiên cứu Phát triển tìm cách
thuyết phục tôi “tiếp tục ở trong đảng để có đấu
tranh với các hiện tượng tiêu cực”, hoặc nhắc lại “lời thề” của tôi khi xin vào
đảng. Nhưng khi nhận ra quyết định ra đảng của tôi là không thể thay đổi, một
số ý kiến khác đã cho rằng tôi phủ nhận tất cả thành tựu của Đảng Cộng sản Việt
Nam
và ít nhất tôi đã vi phạm điều lệ đảng khi tán phát đơn xin ra đảng lên mạng
Internet.
Còn
với tôi, đã đến lúc phải bày tỏ quan điểm tách bạch và kiên quyết hơn đối với
thái độ quy chụp chính trị của các cơ quan đảng tại Thành phố HCM. Tôi
đã thề trung thành với Đảng khi xin vào, nhưng lời thề đó chỉ còn giá trị một
khi Đảng vẫn còn trung thành với những người đã sinh ra đảng và đóng thuế cho
giới quan chức đảng sinh nhai và ngự trị trên cái ghế dán nhãn “lãnh đạo toàn
diện”. Chứ không phải như hình ảnh hiện thân đầy rẫy và tàn bạo của các nhóm lợi
ích trong đảng như ngày nay, với một bản Hiến pháp 2013 phản bác lại mọi phản
biện của đại đa số nhân dân. Và vì thế, lời thề duy nhất còn lại với một người
từng là sĩ quan quân đội và bảo vệ an ninh như tôi chỉ là “trung với nước,
hiếu với dân”.
Cũng
vì thế, trong bản giải trình tôi đã nêu rõ:
“Trong
trường hợp Thành ủy, Đảng ủy khối Dân chính đảng, Ủy
ban Kiểm tra Thành ủy và Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển vẫn
bảo lưu quan điểm cho rằng tôi vi phạm điều lệ đảng, tôi buộc lòng
phải bảo lưu quyền công dân được khiếu nại tới các cấp thẩm quyền
và quyền thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng trong
nước và quốc tế”.
Thâm
tâm tôi không hề ngạc nhiên về những động thái mà tổ chức đảng đã áp đặt có chủ
ý đối với tôi, bởi đơn giản là tôi không sai trong toàn bộ các bài viết và phát
ngôn về cái thực trạng khó có lối thoát của Đảng Cộng sản hiện nay. Nếu Đảng
không tự thay đổi bằng cách tự làm sạch mình và ngó ngàng tới dân chúng, người
nghèo nhiều hơn, không chấp nhận những tiếng nói và chính kiến đa chiều, trái
chiều, Đảng sẽ bị chính dân chúng phủ nhận và thay đổi trong không bao lâu nữa.
Tâm
tư này không chỉ là của tôi, mà còn thuộc về tâm tưởng của rất nhiều đảng viên
khác – những người đương chức trong khu vực nhà nước, lực lượng vũ trang và giới
đảng viên hưu trí.
Có
lẽ vì tính phổ biến của tâm tư ấy mà đã phát sinh một chi tiết đáng lưu tâm
không kém trong cuộc họp kỷ luật tôi: chỉ có khoảng 40% đảng viên có mặt bỏ
phiếu khai trừ đảng (10/24 người), trong khi khoảng 60% còn lại bỏ phiếu mức độ
khiển trách, cảnh cáo đảng và không bỏ phiếu. Trong khi trước cuộc họp xét kỷ
luật này, một số người quen của tôi nhận định rằng với bức tâm thư từ bỏ đảng
được “tán phát” lên mạng của tôi, đó là một “tội” rất nặng trong con mắt của
Đảng và chắc chắn đảng ủy, chi bộ nơi tôi sinh hoạt sẽ phải chịu sức ép rất lớn
để có được 100% hoặc gần như thế phiếu khai trừ đảng tôi.
60%
không đồng ý khai trừ đảng có lẽ cũng là một tỉ lệ xã hội học đảng viên đáng
quan tâm trong hiện tình tư tưởng ngổn ngang của đảng viên hiện thời. Tỉ lệ này
cho thấy những đánh giá gần đây về khả năng có đến 60-80% đảng viên ở vào thế
“trung lập” hoặc có nhận thức và hành động tiến bộ là có cơ sở. Tỉ lệ này lại
hoàn toàn trái ngược với một tỉ lệ khác – khoảng 20% số đảng viên bị gắn bó quá
hữu cơ bởi các quyền lợi và chức vụ, hoặc là những người theo quan điểm “còn
đảng còn mình” như một triết lý dân gian đương đại.
Tôi
cũng tự hỏi là với tỉ lệ mang tính “cách mạng” đang trở thành một xu thế không
thể đảo ngược ngay trong nội bộ đảng như thế, một hệ quả mà hoàn toàn có thể
dẫn đến một làn sóng thoái đảng và bỏ đảng công khai trong những năm tới, Đảng
sẽ làm sao có thể “hạ cánh mềm” nếu họ không tự thay đổi, và hơn nữa phải “thay
máu” một cách ghê gớm. Mà thời gian để tự đổi thay lại không còn nhiều, chỉ có
thể được tính theo năm…
Thụy
My RFI
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.