Monday, April 21, 2014

VN có 'sập bẫy' thu nhập trung bình?

image
Việt Nam vẫn đang cạnh tranh dựa trên lao động giá rẻ
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với 'bẫy thu nhập trung bình' do sự lạc hậu về thể chế cũng như cách quản lý kinh tế, một chuyên gia trong nước nhận định.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 17/4, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết: "Việt Nam hiện có thu nhập trên đầu người là khoảng 1968 đôla/năm, tức là ngưỡng trung bình cao."
"Trong 132 quốc gia thì có khoảng 52 nước lặn lội trong mức trung bình đó trong nhiều năm, trong khi một số nước khác lại vượt lên được và để lại những kinh nghiệm quý trong việc điều hành kinh tế," ông nói.

Quen dùng cái có sẵn

image
Nguyên nhân cơ bản khiến một nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, theo ông Thành, là do không có những chính sách đột phá mà chỉ biết dựa vào những gì có sẵn.
"Mọi nền kinh tế trong thời kỳ đầu thì có thể phát triển dựa trên lương lao động thấp, tài nguyên sẵn có để vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, chậm phát triển," ông nói.
"Khi đã bước vào ngưỡng trung bình này thì có nhiều quốc gia không còn khai thác được những lợi thế ban đầu nữa, nhưng lại cứ giẫm chân tại chỗ, không tìm được những phương tiện khác"

Ông Thành đề cập đến những chính sách cải tiến về cơ chế, thể chế, kỹ thuật như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan đã làm và cho rằng "nhiều nước không làm được những điều này vì chậm tiến về khoa học, giáo dục, tham nhũng, cơ chế hành chính không thông thoáng".
"Những điều này làm nền kinh tế không vươn lên được," ông nhận định.

Làm sao 'tránh bẫy'?

image
Theo ông Thành, muốn tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần có những thay đổi triệt để từ "thể chế chính trị, thể chế kinh tế, xóa bỏ độc quyền, xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hóa các doanh nghiệp như thế nào mà nhà nước không cần tham gia".
"Từ năm 1985, Việt Nam mới bước vào thời kỳ đầu áp dụng chính sách Đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa," ông nói.
"Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn kẹt trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước."
"Như thế là chúng ta vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi cái quan niệm, cái tư duy về vấn đề quản lý kinh tế để hội nhập với những nền kinh tế phát triển."
"Chúng ta đã phát triển đến mức thu nhập khoảng 2.000 đôla rồi đấy, nhưng thể chế đã thay đổi mới bao nhiêu? Trước đây thì kinh tế độc quyền của cơ chế xã hội chủ nghĩa và bây giờ thì vẫn còn vấn vương trong vấn đề độc quyền theo kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành phần tư nhân vẫn chưa được sự ủng hộ.

image
Ông cho rằng để biết nền kinh tế Việt Nam có bị kẹt mãi với mức thu nhập trung bình hiện nay hay không, cần phải "xem những quyết định lâu nay dẫn đất nước này đến một nền chính trị dân chủ thế nào, một nền kinh tế thị trường thế nào?"
"Chúng ta phải xem chúng ta đã là nền kinh tế thị trường hay chưa, khi mà doanh nghiệp nhà nước vẫn còn là thành phần quan trọng nhất trong nền kinh tế theo sự mong muốn của giới cầm quyền?"

"Đừng nói về con số, tư duy chúng ta vẫn còn đang lặn lội ở trong một khu vực của một nền kinh tế trung bình," ông nói.


image

Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
Nữ sinh bị đeo bảng "Tôi là người ăn trộm"
Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi
Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạ...
Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy H...
Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội
Bí mật con gái bên những dòng sông
Những nạn nhân trong mùa khai thuế
Tản mạn chuyện Phù Tang
Chân dung các vị vua cuối cùng đời nhà Nguyễn
Phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948...
Hành phi chiên bằng "dầu hố ga"
Hàng trăm người mất tích trong vụ chìm tàu Nam Tri...
Chữa mồ hôi tay chân
Người Việt trên TV Nhật
Kế sách tuyệt diệu của csvn: Trục xuất người phản ...
Nữ thợ săn 13 tuổi và đại bàng
Những cái nón cối đi qua đời tôi
Chiến thuật "Luộc Ếch" của cộng sản
Những luật lệ kỳ quái nên nhớ khi ra nước ngoài
Cỏ mọc không kịp!
Hương Bồ Kết
Đầu tư vào rác ở Việt Nam
Bí mật về số điện thoại và tuổi
Những phong tục lạ ở mạn thượng du Bắc Việt
Trò chuyện với người phơi bày vụ 5 công an Tuy Hòa...
Facebook: một thế giới khác
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung: ‘Tôi đã cố quên đi cái ...
Hòa hợp, hòa giải cho ai?
Thả tù chính trị, Việt Nam muốn đổi gì?
Bàn cờ mới: Trung Quốc được lợi
Cẩm nang mới của Ân xá Quốc tế về phiên toà công b...
Khi gốc gác át tài năng
Đường cong là do lòng người không thẳng
Chuyến Taxi cuối cùng của đời người
Kinh ngạc với giọng hát hai giọng trong 'Người bí ...
Xin anh đừng đánh !!!
VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Một kỹ thuật đơn giản giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử...
Tổ chức EDLC và BPSOS ra thông cáo chung về Tiến s...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.