Monday, April 21, 2014

Bệnh sởi, đường cong và những lưỡi không xương

image
Cả xã hội quan tâm, lo lắng. Trên mạng xã hội, người ta hô nhau mua máy thở, cứu trợ cho các bệnh viện, các lương y, những người có kinh nghiệm chia sẻ các kinh nghiệm phòng chống, giúp đỡ các vị thuốc miễn phí.
Những ngày này, cả đất nước nhất là Hà Nội đang lên cơn sốt bởi hơn trăm trẻ em chết vì bệnh sởi. Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan nhiễm khắp thành phố, thậm chí đã không trừ người lớn. Hàng loạt trẻ em đã chết và các bệnh viện vẫn chật ních bệnh nhân. Như thông tin báo chí đã nêu thì 8 trẻ được đưa vào may ra có hai đứa chưa chết. Và con số thực tế còn lớn hơn con số báo cáo và báo chí đưa lên. Ngày 16/4, số ca tử vong vì sởi, chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội đã là 108 trẻ, không phải 25 trẻ như Bộ Y tế công bố. Điều đó có nghĩa là với Bộ Y tế, mạng người chẳng là gì, con trẻ chẳng đáng quan tâm nên họ giấu bớt số trẻ thiệt mạng?


image
Những bà mẹ khóc ngất bên xác con, những ông bố thẫn thờ ôm xác con thất thểu đi ra khỏi bệnh viện.

Cả xã hội quan tâm, lo lắng. Trên mạng xã hội, người ta hô nhau mua máy thở, cứu trợ cho các bệnh viện, các lương y, những người có kinh nghiệm chia sẻ các kinh nghiệm phòng chống, giúp đỡ các vị thuốc miễn phí… Có lẽ chưa bao giờ cả xã hội rúng động như lần này và nỗi lo lắng lan nhanh như lần này với tốc độ Internet.


image
Hành lang bệnh viện nhi
Duy nhất, có một chỗ yên vị và không tỏ ra lo lắng, đó là Bộ Y tế. Mặc dù trách nhiệm chính bảo vệ sức khỏe người dân là ở đây.

Bà Bộ Trưởng Bộ Y tế vốn đã lừng danh bởi những câu nói làm giật mình người có thần kinh yếu. Nào là khi ba trẻ em bị tiêm nhầm thuốc chết, bà ta nói: “Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..". Rồi khi người dân kêu viện phí tăng mà chất lượng không tăng, bà ta ký quyết định về 10 thành tựu của ngành Y tế, ở đó: “Việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những thành tựu hàng đầu”. Tiếp đó, “Dù "bệnh lạ" viêm dày sừng bàn chân, bàn tay ở Quảng Ngãi chưa tìm ra căn nguyên rõ ràng nhưng đã thành công trong việc khống chế” .


image
Có thể nói không sợ ngoa rằng những câu nói của bà ta xứng đáng được nhận danh hiệu bệnh nhân bệnh viện tâm thần mà không cần thăm khám. Nếu ai còn nghi ngờ mời vào xem tờ Vietnamnet đã thống kê. Thế nhưng, bà ta vẫn giữ chân Bộ Trưởng và cố thủ ở cái ngành liên quan đến mạng sống hàng chục triệu người.

Những người dân không thể giữ nổi bình tĩnh trước những sự khó hiểu của Bộ Y tế Việt Nam, họ đã kêu gào bằng đủ mọi cách, thậm chí thẳng thừng nhiều lần yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Song tất cả được đáp lại bằng căn bệnh điếc kinh niên mãn tính của bà Bộ trưởng.

Để đối phó bệnh dịch, bà bịt mồm, kéo theo một đám tay chân lao nhao đi đến bệnh viện xem rồi về, và sau đó, bệnh viện được cấp một số máy thở… đã hỏng.

Và nhất định Bộ Y tế không công bố: Có dịch sởi.

image
Nhớ lại, cách đây 6 năm, năm 2008, bệnh tả xuất hiện và nhanh chóng lan truyền tại Hà Nội làm nhiều người chết. Cả xã hội hoảng hốt và kinh sợ, riêng Bộ Y tế đủng đỉnh sáng tác một căn bệnh gọi là "tiêu chảy cấp nguy hiểm" mà nhất định không gọi đúng tên là Dịch tả.

Đến những đường cong… mềm mại

image
Con đường Tàu Bay thẳng tắp nối tư Ngã tư Sở đến Ngã tư Vọng sang Phố Đại La. Khi được đổi thành đường Trường Chinh vẫn thẳng. Cho đến một ngày người ta mở rộng nó với cả chục ngàn tỷ đồng tiền dân, thì nó bỗng nhiên thành cái hình ghi đông xe đạp. Cả đất nước lại loạn lên vì hiện tượng này.

Bởi xưa nay, loài người làm đường chỉ làm đường cong thành thẳng, chứ không có ai lại bẻ đường đang thẳng thành cong, họa chăng chỉ có đứa bị tâm thần.

Thế là, lập tức hàng loạt quan chức lộ mặt công thần, tự coi mình là trung tâm vũ trụ kể lể công lao. Ông Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nói: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời...” làm người ta giật mình. Ngày xưa, sách vở đã mất bao công sức tung hô ông, thì giờ đây ông tự kể công và coi như việc bẻ cong đường không nhằm vào nhà ông là “ơn nghĩa” và vì ông là “đầu não bảo vệ vùng trời”!

image
Và điều người ta rút ra ở đây là với những “đầu não” với những quan chức, thì không chỉ có thể bẻ cong luật pháp mà còn bẻ cong cả những con đường. Mà ông chỉ mới chức quyền là Thiếu tướng về hưu, nếu ông là Đại tướng, là đương chức thì việc bẻ cong, nắn vòng là điều không có gì phải suy nghĩ, là chuyện đương nhiên?

Việc bẻ cong đường để tránh nhà quan, ở Việt Nam không phải là chuyện lạ. Nhiều dự án, nhiều con đường đã là hậu quả của sự bẻ cong như vậy. Tuyến đường 2,5 của Hà Nội đã được bẻ cong để khi Đường Kim Đồng gặp đường Giải Phóng là dừng lại, nếu muốn đi tiếp theo dự án, thì phải đi theo hình chữ Z. Hậu quả là dân phải nghiến răng mất đi hàng ngàn tỷ đồng, còn đất đại gia thì được tránh.


image
Thậm chí, không chỉ là nắn đường để tránh nhà quan, mà ngược lại, người ta có thể nhổ đi nhà dân để mở hẳn một con đường vào nhà quan. Trường hợp đường vào nhà ông Đồ Hoàng Ân, Phó Chủ tịch Thành phố HN là một ví dụ. Nhà dân đang yên ổn, bỗng nhiên bị “giải phóng mặt bằng” để làm đường vào nhà ông Phó Chủ tịch Thành Phố.

Sự lắt léo của cái lưỡi… Đường đi hay tối

Nghề sáng tác ngôn ngữ của các cán bộ xứ thiên đường cũng thật phong phú.

Khi bệnh tả hoành hành, Bộ Y tế chỉ cho rằng ở Việt Nam chỉ có “tiêu chảy cấp nguy hiểm”.

image
Khi dịch sởi đang giết chết hàng trăm trẻ em và hàng ngàn trẻ em đang có nguy cơ đứng bên miệng hố tử thần, Bộ Y tế im lặng không công bố dịch. Đến khi dư luận xã hội đến mức tưởng chừng không thể nóng hơn được nữa, thì Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phải lên tiếng: “Không công bố dịch không có nghĩa là không có dịch. Chúng ta đã và đang có dịch sởi.”

Khi đường Trường Chinh đang thẳng bị bẻ cong thành cái ghi đông xe đạp, cán bộ của đảng cho rằng đó là “đường cong mềm mại”. Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, thì thay mặt cả cơ quan thanh tra, công an và tòa án kết luận xanh rờn: “Không có tiêu cực khi bẻ cong đường Trường Chinh”. - Nghe ông phán câu này, người ta giật mình vì không hiểu lý do nào ông ta lại mạnh miệng? Người ta buộc phải đặt câu hỏi: Có phải đây lại vẫn là vạ miệng có truyền thống của ông ta hay là vì lợi ích? Bởi ai chẳng biết rằng trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản, có những nơi “thất thoát” đến hơn 30%. (Thực ra, khi đã mất đến 30% thì lẽ ra phải gọi là cướp mới đúng).

image
Rồi chừng như biết rõ rằng điều đó không thể đủ thuyết phục, họ lại đưa ra lời bào chữa rằng: Bẻ cong đường Trường Chinh để tiết kiệm 200 tỷ đồng. Trong khi đó, một Kiến trúc sư, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng một tỉnh đã chỉ rõ: Để thẳng đường Trường Chinh, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng. Và ai cũng biết điều đơn giản nhất: Đã làm đường, trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại người ta làm đường thẳng. Và bao giờ thì đường thẳng cũng đỡ tốn hơn đường cong không chỉ là khi xây dựng mà là cả quá trình khai thác sau đó.

Thế là, chỉ một con đường bị bẻ cong mà đủ các loại lý lẽ biện bạch không biết ngượng. Từ chỗ vì “ơn nghĩa” rồi đến “đường cong mềm mại”, rồi “không có tiêu cực” và sau đó là “tiết kiệm”… đủ cả mọi cách nói.

Và điều hề nhất, là mỗi khi quan chức biện bạch, lập tức có những kẻ bưng bô đi theongay lập tức và dùng đủ mọi thủ đoạn, lời lẽ để biện bạch. Có điều cha ông dạy mãi chưa thuộc là “Đường cong hay tối, nói dối hay cùng”.


image
Không chỉ trong lĩnh vực y tế hoặc xây dựng một con đường. Trong xứ Thiên đường XHCN ngày nay, rất nhiều lĩnh vực người ta bất chấp tất cả sự thật, lương tâm, đạo đức, chân lý… mà chỉ sử dụng mỗi cái lưỡi.
Câu chuyện hai chiếc xe cùng biển số đẹp ở ngay chính tại cơ quan Công an Thanh Hóa, đó là việc vi phạm pháp luật rõ ràng. Khi bị truy hỏi đã được giải thích như sau:“Biển số 36B – 6789 được sử dụng từ lâu, gắn liền với truyền thống ngành công an tỉnh nên cơ quan muốn giữ lại" - Chánh văn phòng CA tỉnh Thanh Hóa giải thích.

Thế rồi thấy “cái lý” “gắn với truyền thống” nên muốn giữ lại” sẽ bị bẻ gãy rất đơn giản dù chỉ là đứa trẻ con. Rằng vậy thì sao không giữ nốt mấy ông cán bộ to cho nó truyền thống gắn bó, lại để họ về hưu? Nên sau đó cũng chuyện biển số “Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, 2 xe được các đơn vị nghiệp vụ sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Việc mang BKS 36B-6789 là để hóa trang phục vụ điều tra các vụ án".

Vậy nếu một trong hai xe gây tai nạn rồi bỏ chạy như bao xe công an đã từng gây tai nạn rồi bỏ chạy thì sẽ giải quyết ra sao?

Thậm chí hài hước hơn, khi các cây cầu thuộc Tỉnh Gia Lai liên tiếp sập gây tai nạn, thì Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “cầu tạo thành chữ V chứ không sập”.

Không chỉ sáng tác những vấn đề vụ việc như đã nêu, ngay trong chính sách, những vấn đề xã hội thường ngày cũng đã được sáng tác, thậm chí bóp méo khái niệm để đánh tráo không thương tiếc. Chẳng hạn:

image
Ở Việt Nam, không có chuyện Cộng sản đã bị sụp đổ trên thế giới, mà chỉ phong trào Cộng sản quốc tế đã “thoái trào tạm thời”.
Ở Việt Nam, Đảng là đạo đức, là văn minh, số đảng viên hư hỏng, tham nhũng không lớn, chỉ là “một số không nhỏ”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng “không có người thất nghiệp”, mà chỉ có “người chưa có việc làm”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, “không có chế độ người bóc lột người” mà chỉ có “sức lao động là hàng hóa”.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, Chủ nghĩa Xã hội nhất định thành công, dù chưa biết mặt mũi nó ra sao mà “sẽ dần dần sáng tỏ”–Nông Đức Mạnh - và “đến cuối thế kỷ cũng chưa chắc đã có” – Nguyễn Phú Trọng.
Ở Việt Nam, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Chỉ có điều là dân phải hi sinh cho đầy tớ.
Ở Việt Nam, không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà chỉ có những kẻ vi phạm luật pháp bằng những điều luật nhắm bắt những người có đòi hỏi về chính trị, lương tâm…
Và còn nhiều nữa… Thực chất, đó chỉ là sự loanh quanh ngoắt ngoéo của cái lưỡi không xương trong miệng quan chức cộng sản.
Lại chuyện “Đảng phân công…”
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2008, Bộ Y tế không công bố và thậm chí không dám gọi đích danh là Dịch tả. Bởi nếu công bố Dịch tả thì cái Nghị Quyết về “Năm Du lịch Quốc gia 2008” sẽ vứt đi đâu? Ai dám đến vùng dịch tả?
Rồi cũng năm nay, nếu công bố dịch thì cái gọi là “Năm du lịch 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt” sẽ kết thúc ra sao?

image
Và đặc biệt, những bản Quyết định Phê duyệt chương trình, mục tiêu quốc gia rằng “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012”. Rằng “vắcxin Việt Nam sản xuất chất lượng tốt nhất thế giới” thì sẽ ăn nói ra sao khi người ta hỏi đến?
Thậm chí, tệ hại hơn nữa khi báo chí bị cấm tác nghiệp tại Bệnh viện nhi Trung Ương. Như vậy, mặc cho dịch hoành hành, tính mạng con trẻ, người dân bị đe dọa từng ngày, trẻ em theo nhau chết, thì ở đây vẫn ngăn cấm thông tin đến với dân chúng.

Nếu như, đất nước không có đảng lãnh đạo tuyệt đối, sẽ chẳng có ai cấm được việc các cơ quan y tế phải gào lên khi có dịch để người dân cảnh giác và được giúp đỡ.

Nếu như đất nước không có sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, hẳn nhiên sẽ khó có những quyết định “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012” mà đến 2014 vẫn hàng trăm trẻ em chết vì bị sởi mà không ai chịu trách nhiệm.

Không phải chỉ đến khi dịch sởi lan tràn người ta mới khùng lên kêu đích danh Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến để đòi bà phải từ chức. Mà trước đó, bao phen thiên hạ kêu gào bà hãy từ chức nếu còn liêm sỉ. Nhưng bà điếc.

Nhưng, thà điếc, vẫn còn hơn khi bà ta buộc phải học Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà chỉ thẳng vào Đảng mà rằng: “Tôi không chạy, không xin, không từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho”… Nghĩa là tôi chẳng việc từ chức, đó không phải là lỗi của tôi.

Khi đó, người dân chỉ còn mỗi cách tự đấm vào ngực mà rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.



Hà Nội, ngày 21/4/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh


PHỔ BIẾN GẤP BÀI NẦY ĐỂ CỨU CÁC BÉ BỊ BỆNH SỞI (HAY CẢ BỊNH ĐẬU MÙA)


image
Bệnh sởi con nít là 1 bệnh Siêu Vi (Viral Infection), rất dể trị.

TOA THUỐC:

Trẻ em tùy lớn nhỏ: Cho thuốc viên đâm nhỏ trộn với chút nước đường hay mật ong

image
Từ 1 đến 1,5 đến 2 viên (tùy tuổi và cân nặng bé nhi), cho thuốc Nystatin loại 500.000 đơn vị quốc tế / mỗi lần. Ngày uống từ 3 đến 4 lần.

image
Thuốc viên phải được đâm nhỏ trộn với mật ong hay nước đường, thêm vài giọt nước gừng.
Sau khi uống thuốc, cho uống ngay nước mật, hay nước đường, hoặc nước hồ cháo ngọt có bỏ thêm vài giọt nước gừng để chống nôn mửa. 

Tuyệt đối không cho uống sữa ngay sau khi uống thuốc, vì sữa làm hư thuốc và làm các bé nhi nôn mửa thuốc. 

Nếu em bé đói thì chỉ nên cho nước đường nâu, hay nước cháo bỏ đường thôi. 

Phải chờ ít lắm là 1 giờ trở lên sau khi uống thuốc mới cho uống sữa được.

image
Cách dùng thuốc cho bé nhi: Đâm nhỏ viên thuốc hòa với chút nước mật hay nước đường cùng vài giọt nước gừng cho uống, nhớ mổi ngày từ 3 đến 4 lần.

*

Trong 1 đến 3 tuần, bệnh sẽ lành. Nhưng nên uống tiếp cho đến 5, 6 tuần để trừ tuyệt căn. Có thể cho uống 3 tuần, khi bệnh sởi có vẻ lành hết xong nghỉ 1 tuần rồi cho uống tiếp thêm 3 tuần. Bảo đảm cứu được các cháu nhỏ theo Phát Minh Canada và Hoa Kỳ của Ts. Bs.Trưng Triệu.

Xin Quý vị hãy vui lòng hy sinh chút thí giờ quí báu để cứu mạng người.

Rất trân trọng biết ơn,

Gs. Trưng Triệu MD. Ph.D.


image


Vũ khí chiến lược dầu hỏa
Tội ác và trừng phạt
Nghĩ thoáng khi nghe Gabriel García Márquez qua đờ...
Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?
TPP: Đòn bẩy cho Nhân quyền ở Việt Nam?
Thế giới nghẹt thở
Cách nhìn "Bên Dưới" hàng chữ in trên nhãn hiệu mộ...
Thiết giáp hạm lớn nhất nước Mỹ, USS Iowa
Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người
NASA cho phi thuyền đâm xuống Mặt Trăng
Bỏ qua đau thương xây dựng đất nước
VN có 'sập bẫy' thu nhập trung bình?
Vì sao chính quyền 'sợ' xã hội dân sự?
Nữ sinh bị đeo bảng "Tôi là người ăn trộm"
Xiềng chân Bầu Kiên là ngược đãi
Hoa Kỳ và Nga đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạ...
Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy H...
Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội
Bí mật con gái bên những dòng sông
Những nạn nhân trong mùa khai thuế
Tản mạn chuyện Phù Tang
Chân dung các vị vua cuối cùng đời nhà Nguyễn
Phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948...
Hành phi chiên bằng "dầu hố ga"
Hàng trăm người mất tích trong vụ chìm tàu Nam Tri...
Chữa mồ hôi tay chân
Người Việt trên TV Nhật
Kế sách tuyệt diệu của csvn: Trục xuất người phản ...
Nữ thợ săn 13 tuổi và đại bàng
Những cái nón cối đi qua đời tôi
Chiến thuật "Luộc Ếch" của cộng sản
Những luật lệ kỳ quái nên nhớ khi ra nước ngoài
Cỏ mọc không kịp!
Hương Bồ Kết
Đầu tư vào rác ở Việt Nam
Bí mật về số điện thoại và tuổi
Những phong tục lạ ở mạn thượng du Bắc Việt
Trò chuyện với người phơi bày vụ 5 công an Tuy Hòa...
Facebook: một thế giới khác
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung: ‘Tôi đã cố quên đi cái ...

2 comments:

  1. Bài Thơ Cho Bà Bộ Trưởng Y Tế !

    Gọi tên Kim Tiến bà bà
    Sao bà ác thế , hỡi bà răng hô ?!?
    Đã bao xác chết, nấm mồ
    Hồn oan , uổng tử gọi bà hằng đêm !


    Người nghèo , đau khổ rỉ rên
    Sơ sinh em bé , vắc xin của bà
    Tiêm xong , em bé lăn ra !
    Nỗi đau nào thấu , mẹ cha hận bà !

    Ngày nay , dịch sởi xảy ra
    Lương tâm đi vắng , bà đang làm gì ?!?
    Hàng trăm em nhỏ ra đi,
    Trên tay cha mẹ , xác còn đỏ tươi !!!

    Lầu cao , bà khóc hay cười
    Mặt bà vênh váo , ngu ngơ hợm minh
    Việt Nam quá khổ tội tình
    Hỏi câu thống thiết : tim bà ở đâu ?!?

    Bà cùng cái đảng xà mâu
    Hãy mau chết phứt , cho dân được nhờ !

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete
  2. Đường cong thì mặc đường cong
    Dân đen đau khổ đi vòng , mặc dân
    Đảng ta chỉ biết , chỉ cần
    Nhà quan to lớn vẫn còn y nguyên !

    Mặc dân ăn nói xỏ xiên
    Mặc dân nhìn thẳng , ngó nghiêng con đường
    Trường Chinh vẫn cứ đường cong
    Dân đen thoải mái đi vòng dân ơi !

    Đảng ta , cái đảng chịu chơi
    Dân ngu cứ oán , đảng ta cứ làm
    Thằng nào ăn nói làm xàm
    Côn an hốt cốt , là xong chuyện đời !

    Đảng ta cái đảng bán trời !
    Không khao hà bá , không mời thiên lôi !!!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.