Monday, April 7, 2014

Hội nghị cấp cao sông Mekong xem xét các thách thức của phát triển

image
Tổ chức Sông Quốc tế nói cần phải đình chỉ hai dự án xây đập Xayaburi và đập Don Sahong ngay lập tức.
BANGKOK — Cuộc họp tại Sài Gòn qui tụ 4 nước hạ nguồn Sông Mekong là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, đã kết luận là cần nghiên cứu thêm về tác động ngày càng lớn của sự tăng trưởng dân số, nhu cầu nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con sông quan trọng này. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại Bangkok, hai dự án thủy điện ở Lào được đặc biệt chú ý và Việt Nam đang hối thúc Lào hoãn lại các hoạt động xây dựng cho tới khi các cuộc nghiên cứu thêm được hoàn tất vào năm 2015.

Các giới chức tham dự Hội nghị cấp cao lần thứ hai của Ủy hội sông Mekong đã lên tiếng kêu gọi tăng cường hợp tác để quản lý nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng của con sông này.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng cần phải tăng cường hợp tác khu vực để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các nước ven sông và cảnh báo rằng khu vực này đang đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng.” Ông nêu lên áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước và các tài nguyên khác ở hạ nguồn Sông Mekong, nơi sinh cư của 60 triệu người.

image
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang đối mặt với sự xâm nhập của nước mặn vì nguồn nước ngọt hạ thấp, giảm hơn 10% trong 30 năm qua.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Minh Quang, đề nghị Lào tham khảo ý kiến của các nước khác dọc sông Mekong trước khi hoàn tất việc xây dựng hai đập thủy điện trên sông này. Nhưng Lào đang xúc tiến dự án đập Xayaburi có công suất 1,285 megawatt. Và các nhà hoạt động môi trường nói rằng đập Don Sahong gần biên giới Lào và Campuchia, có công suất 260 megawatt, sẽ có ảnh hưởng lớn đối với nguồn cá rất quan trọng cho cuộc sống của hàng triệu người, đặc biệt là những người ở Campuchia.

image
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói cần phải tăng cường hợp tác khu vực để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các nước ven sông và cảnh báo rằng khu vực này đang đối mặt với 'những thách thức nghiêm trọng'
Tổ chức Sông Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có bản doanh ở Mỹ, nói rằng hai dự án đó cần phải đình chỉ ngay tức khắc. Một nhà hoạt động của Sông Quốc tế, bà Paiporn Deetes, nói rằng các nhà lãnh đạo cần bị lên án về việc vội vã xây dựng các con đập.

"Điều này đáng thất vọng. Chưa có thông tin về tình trạng xây dựng của ít nhất hai con đập đang được xây trên dòng sông chính. Nhưng Ủy hội Sông Mekong cần có hành động ngay từ tất cả các nhà lãnh đạo. Có một điều rất quan trọng là các nước hội viên phải nhớ rằng đây là một con sông quốc tế, một vấn đề quốc tế."

Nhưng Ủy hội Sông Mekong được thành lập năm 1995 như một tổ chức nghiên cứu khoa học và không có quyền chấp hành các quyết định. Ủy hội này dựa vào các nước hội viên để hậu thuẫn các cam kết đưa ra tại các cuộc họp.

image
Ông Senglong Youk của Toán Liên minh Hành động Ngư nghiệp ở Campuchia nói rằng Ủy hội này cần được sửa đổi để xem xét tới những khuyến nghị và những lời kêu gọi của xã hội dân sự.

"Ủy hội Sông Mekong cần được cải cách. Trong tình hình hiện nay, những người trong xã hội dân sự chúng tôi nói rằng ủy hội này chỉ là con cọp giấy, giống như một người phát thư, không có quyền hạn gì cả. Ủy hội không có quyền hạn nào để gây sức cho bất kỳ nước nào, đặc biệt là đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là nước đã quyết định xây các đập thủy điện Xayaburi và Don Sahong."

image
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang chuẩn bị để tăng cường cuộc vận động nhằm đình hoãn dự án Don Sahong. Dự án này vẫn còn chờ có sự chấp thuận của Quốc hội Lào. Theo dự liệu, quốc hội ở Viêng Chăn sẽ loan báo quyết định về việc này vào tháng 12.

Các đại biểu Lào tại hộïi nghị ở Sài Gòn cho biết họ sẽ xem xét 'một cách kỹ lưỡng' những mối quan tâm về tác động của các dự án xây đập.




Ron Corben

Dec 16, 2013
Ở miệt này của Nam phần Việt Nam, nước biển dâng, tình trạng xói mòn và tác động của việc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn những người lính Việt Cộng mà Kerry từng ...

Oct 08, 2012
Ngày 15-10-2010, Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) đưa ra lời kêu gọi các quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hãy đình hoãn các dự án xây đập thủy điện lại ...

Aug 02, 2011
Ông Osborne nói: “Sự bành trướng liên tục của Trung Quốc về mặt kinh tế rõ ràng là một mối quan ngại cho Hoa Kỳ và đây là một trong số những quan ngại ngại đó, chương trình sông Mekong là một trong nhiều cách mà ...

Apr 22, 2011
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Apr 13, 2012
“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con Sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Thượng nghị sĩ ...

Mar 12, 2012

Các nhà khoa học cho biết số đập thủy điện quá lớn và quá nhiều làm cạn kiệt nguồn cá trên sông Mekong . 65 triệu người dân vùng hạ lưu trong đó người Việt ở Miền Tây Nam Việt hay Đồng Bằng Sông Cữu Long bị thiệt ...


image

Putin Nga thua bàn II, cạn láng!
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Đinh Đăng Định là người can đảm
Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi
Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thật?
Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc t...
Dấu hiệu cảnh báo các bệnh hiểm nghèo
Phương Mỹ Chi: ‘Ca hát không có kiến thức người ta...
Nước Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ
Đời sống cựa mình
Các mức độ phê phán
Ca sĩ Khúc Uyển Đình: Gạch nối giữa hai nền văn hó...
Ði câu với những tay 'sát cá' người Việt ở Florida...
Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ
Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?
Ukraine nói cảnh sát đặc nhiệm bắn người
Bi kịch một tướng cướp
Tôi là người Ukraine: thu hút hàng triệu lượt xem ...
Vẫn không có một dấu hiệu nào của MH370
Người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam
FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San...
Nỗi buồn gỏi cá
Đổ Nước Đường
Nguồn gốc từ đâu có chữ OK
Làng làm khô nhái
Những con đường đạt kỷ lục thế giới
Internet 'đem lại tự do'
Phận người trong những lồng sắt ở Hong Kong
Bị cấm cửa, mới giật mình
Địa chính trị và thân phận các nước nhược tiểu
Hạn chế 'con ông cháu cha' trong lịch sử
Trung Quốc tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên qua...
Thơ Song Thất Lục Bát
Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết n...
Ukraine: Theo ai tốt hơn?
Putin thắng một thua ba
Hài độc thoại qua lăng kính của nữ diễn viên Mỹ gố...
MH370 đã chở theo "sát thủ thầm lặng"
Trận chiến ngủ chung giường
Những thay đổi thi vào đại học Mỹ có cản trở sinh ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.