Rất
ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt,
chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng
với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.
Mẫu
giáo
Các
lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ
mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt
chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng
trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá
trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin
lỗi trong các tình huống phù hợp.
Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp
Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.
Ngay
từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng
Trẻ
em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem
khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp
gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học
những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin
lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm
trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ
bản thân).
Tiểu
học và Trung học
Ở
tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm
nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận
thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.
Lên
cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học
sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết
và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.
Đạo
đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có
giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho
phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải
bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò
giới tính, v.v.
Hoạt
động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một
người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một
mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan
bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng
lớp...
Ngoài
ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những
hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước
chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người
dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất
công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa
cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả,
không bị bẻ một bông đẹp...
Hoạt
động ngoại khóa
Quan
trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao
trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với
tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
Trẻ
em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn
Bắt
đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các
câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động
ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này
sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả
năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.
Các
hoạt động ngoại khóa...
... và thể thao là một
trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường
Ngoài
ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô lồng ghép môn học đạo
đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay
tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia
lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu
vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động
này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và
việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.
Trẻ
em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao
động với những việc vừa sức
Việc
thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh
cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ
nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên,
động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.
afamily
Apr
03, 2014
Trước
tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú
Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt
vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”.
Dec
04, 2013
Mục
tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân;
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và
tinh thần khoa học. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm ...
Nov
20, 2013
Giáo
dục VN: Đập bỏ và xây mới? image. Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có
thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc
xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.
Mar
28, 2014
Đổi
mới căn bản giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục với những nền tảng, triết lý,
nguyên tắc và mục đích giáo dục như hiện nay hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn;
hay để có một hệ thống giáo dục khác đúng đắn, phù hợp ...
Jul
29, 2013
Một
bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto
đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa
trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được. Cô viết: "Trước
khi tới Nhật, Tiantian ...
Dec
21, 2012
Có
một ít các phụ huynh chịu khó ngồi chơi chung với các em, theo dõi và ghi nhận
hiệu quả giáo dục của Ipad đối với trẻ như thế nào. Những người khác thì không
làm vậy. Số phụ huynh sử dụng Ipad như một phương sách ...
Jun
25, 2013
Nền
tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín
thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa
xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc ...
Mar
27, 2014
Ngày
6 Tháng Ba năm 2014, tờ “m.vietnam.net” đăng bài “24.000 tiến sĩ Việt Nam đang
làm gì ?” cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo
(GD & ÐT), tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên ...
Mar
28, 2013
Còn
Bình thì cũng vui mừng được gặp lại người bạn xưa của ngôi trường đầy tuổi thơ
êm đềm trước khi phải ra Hà Nội để bị hấp thụ một nền giáo dục rất ư 'vô giáo
dục'. Qua một thời gian, Bình âm thầm yêu Mai và muốn ...
Nov
10, 2013
Gia
đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi,
đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam ,
đem lại cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.
Dec
02, 2013
Sai
lỗi chính tả như trong bài báo “Giật mình sách giáo dục mắc lỗi sai 'ngớ ngẩn'”
(Xã Luận) nêu ra hai cuốn sách “Vở luyện tập Tiếng Việt 1, NXB Ðà Nẵng” viết
chữ “thước đo” thành “thướt đo” cho trẻ em tập viết theo.
Dec
19, 2013
Chính
sách xã hội hóa giáo dục mầm non đã tạo điều kiện cho các trường tư thục ra
đời, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của các gia đình không đủ điều kiện cho con
vào học các trường mầm non công lập. Tuy nhiên, hầu hết ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.