Chiến
tranh lạnh II không những mở màn ở Crimea giữa Âu - Mỹ và Nga mà còn lên cơn
sốt ở Á Ðông - TBD, chủ yếu là ở biển Hoa Ðông và Biển Ðông với ÐNÁ.
Chiến tranh lạnh Âu - Mỹ và
Nga có thể sẽ tan mau nhưng ở Biển Hoa Ðông và ÐNÁ sẽ càng ngày càng căng
thẳng. Ðông và Tây, 2 hình thái khác nhau. Liên Âu (EU), Mỹ và Nga dễ dàng thỏa
hiệp làm nguội đi nhưng ở phương Ðông không dễ dàng bởi bành trướng đã là ý
thức hệ Ðại Hán, tư tưởng của Mao Trạch Ðông. Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường thừa
kế lại là hậu duệ thứ 5, lớn lên và là di sản của cách mạng văn hóa, thấm nhuần
bạo lực Mao. Xin đừng quên sách Hồng, "kinh thánh" của CM văn hóa,
đoàn TNCS như Tập và Lý phải nhập tâm, thuộc lòng chỉ đạo của Mao "Bạo lực
là phương tiện tuyệt đối phổ biến để giải quyết mọi vấn đề trong mọi lãnh
vực". Mao khẳng định: "Không phải là xấu mà là tốt" (xem: Mao
Trạch Ðông, Tuyển tập, T. II, bản dịch nxb Sự Thật, HN 1960, tr. 311).
Như một cam kết và tái xác định, Hoa Kỳ trở lại Á Ðông - TBD và nhất là Ðông
Nam Á, ngày 1-4 này, Ngũ giác đài tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước
ÐNA tại Hawaii. Ðô đốc Locklear, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ ở TBD phối trí hội
nghị. Phía VN có Phùng Quang Thanh, Ðại tướng Bộ trưởng Quốc phòng và Nguyễn
Chí Vịnh, Thượng tướng "đi Mỹ như đi chợ", được coi là thân cận của
Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng các nước ÐNA vẫn còn lo âu, quan ngại vì ngân sách QP Mỹ
bị cắt giảm nặng dù ÐÐ Locklear nhiều lần trấn an, ngân sách QP Mỹ dành cho Á
châu - TBD không thay đổi. Thực ra, nếu ta tìm hiểu ngân sách QP Mỹ từ thời
Jimmy Carter đến nay đều có chung một đặc điểm này, ngân sách QP Mỹ không bao
giờ bị thiếu hụt trước nhu cầu của tình thế, lúc nào quốc hội Mỹ cũng sẵn sàng
mở rộng hầu bao cho ngay. Huống chi, Á Ðông - TBD đã thuộc chiến lược quốc gia
của lưỡng đảng CH và DC.
PHI THỪA THẮNG XÔNG LÊN!
Trước hạn định cuối cùng ngày 29-3 về vụ Phi kiện Trung Cộng (TC) ra tòa án LHQ
về vụ TC đoạt biển Ðông, trên 80%. Phát ngôn viên phủ Tổng thống Phi ngày 28-3
vừa qua tại Manila tuyên bố: Phi không thay
đổi, tiếp tục vụ kiện dù có bị áp lực của TC. Phi trực tiếp trả lời Bắc Kinh:
ngày 26-3, phát ngôn viên Hồng Lỗi lên tiếng dọa nạt Phi và rằng Phi không được
làm một việc sai trái, ý nói Phi kiện TC ra tòa. Phi thách thức TC, dựa vào
đâu? Như chúng ta đã quá rõ: vẫn là Hoa Kỳ.
Vụ Ukraine còn đang nóng
hổi, lần đầu tiên sau năm 1954, Tổ chức Liên Phòng ÐNA họp ở Manila do Mỹ đề xướng, SEATO ra đời. Hội nghị
QP lại tổ chức trên đất Mỹ, Hawaii cũng là một thông điệp gửi các nước Á Ðông -
TBD, dù Mỹ kẹt vào biến cố Ukraine, Mỹ vẫn không thay đổi sách lược ở Á Ðông -
TBD. Ðiểm trọng yếu của hội nghị này, ta cần lưu ý: Tham dự phái đoàn Ngũ giác
đài lại còn thêm 2 cơ quan liên bang: 1. NOAA tức Cục quản lý Ðại dương và Khí
quyển quốc gia. 2. USAID có thể nói nôm na, đây là củ cà rốt của Uncle Sam mang
đến hội nghị, không những Mỹ sát cánh về quốc phòng với ÐNA mà còn sẽ viện trợ
kinh tế. Sau hội nghị, Bộ trưởng QP, Mỹ sẽ công du Nhật Bản, TC và Mông Cổ, một
đồng minh thân thiện của Mỹ. Mông Cổ đóng góp 150 quân với NATO và Mỹ trong
cuộc chiến A Phú Hãn. Từ năm 2010, Ðại sứ quán Bắc Kinh khuyên Hán kiều không
nên ra ngoài đường ban đêm ở thủ đô Mông Cổ do phong trào bài Hoa Hán lan rộng
trên khắp xứ Mông Cổ.
TC CHƯA THỂ VƯỢT LÊN SỐ 2
Bắc
Kinh đạo diễn chuyến Âu du của Tập Cận Bình và Ðệ I phu nhân như một đại lãnh
tụ, một đại hoàng đế. Bành Lệ Viên với y phục và mớ tóc thời thượng nhất của Paris, New York
2014. Nhưng hình ảnh họ Tập lại mờ nhạt giữa thượng đỉnh An ninh nguyên tử thế
giới với 53 quốc gia tham dự. Chỉ có khác, họ Tập gặp riêng TT Obama, cũng bình
thường thôi. Ở thượng đỉnh này, họ Tập không nổi bật lên được, theo nhận định
của một ký giả danh tiếng của nhật báo Le Monde. Hai ngôi sao sáng cuả thượng
đỉnh vẫn là Obama và Merkel.
Thế giới Ðông Tây trông đợi Tập Cận Bình đóng một vai trò mới, một thế đứng mới
cuả một đại cường số 2 đứng giữa Âu - Mỹ và Nga. Nhưng thế giới thất vọng, họ
Tập cũng chỉ loanh quanh vậy thôi, lẩn tránh vấn đề Ukraina - Crimea!
Mặc nhiên, Hoa Kỳ vẫn nổi bật trong vai trò lãnh đạo thế giới dù Obama đang bị
công kích ở Mỹ là quá yếu đối với Nga Sô! Tiếp theo, vợ chồng họ Tập đến Paris rồi đến Bá Linh, biến cố Ukraine làm mờ nhạt 2 chuyến công
du này! So với Chu Ân Lai 60 năm trước, một họ Chu làm nổi bật Trung quốc đói
nghèo trước một Tây phương giàu có nhưng hãi sợ con Rồng TC đang vùng vẫy ở Hoa
Lục! Có thể nói TC ngày nay có tất cả những gì tiến bộ nhất mà Âu Mỹ có từ
không gian đến biển cả nhưng TC thiếu hẳn một Chu Ân Lai, TC vẫn nhai đi nhai
lại một XHCN bá quyền kiểu TQ nhưng không theo bén gót Mao Trạch Ðông. Hơn 20
năm, cái gọi là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN kiểu TQ quả thực đã
kiến tạo được một TQ vĩ đại ngày nay nhưng cái bạo lực chủ nghĩa của Mao như
tôi dẫn ở trang đầu đã tự nó đang tàn phá sự nghiệp vĩ đại của TC hơn 20 năm
qua. Tân Cương với dân tộc Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng đã và đang nổi dậy là thí
dụ. Biển Ðông với một Aquino Phi Luật Tân đang thách đố Bắc Kinh là một thí dụ
khác, chưa nói đến khối ASEAN.
Aquino Phi không lùi một bước trước TC ở Biển Ðông, Uncle Sam đứng nhìn
"chơi chơi", rõ rệt Bắc Kinh đang bị hóc khúc xương Biển Ðông. Tiến
không được. Hội nghị quốc phòng Mỹ - ASEAN ở Hawaii ngày 1-4 này là một "thách đố vô
hình" đối với Bắc Kinh. Mà Mỹ đâu có trực tiếp thách đố TC. Này nhé, Ðệ I
phu nhân Michelle đưa mẹ và 2 con qua thăm TQ. Này nhé, 2 ông Tập và Obama tay
bắt mặt mừng ở thượng đỉnh Hòa Lan. Nhưng Biển Ðông vẫn là Biển Ðông, Ông Ba Ðỏ
phải đứng lại. Một Aquino Phi chặn Ông Ba vĩ đại! Hoa Ðông và Biển Ðông vẫn cứ
lai rai! Ðến nay, Bắc Kinh chưa thu được một chút lợi nào trong thực tế, trái
lại đã tung ra hàng tỷ, hàng tỷ đô la mua chuộc các nước ÐNA từ Cao Miên đến Thái Lan, Nam
Dương, thậm chí mua chuộc cả Lào quốc. Một Aquino Phi đã đủ cầm chân Bắc Kinh.
Từ thập niên 1950, Mao Trạch Ðông đã hiểu rõ: còn Mỹ ở TBD - Biển Ðông thì còn
"thiên nan vạn nan" để "lấy lại đất cũ và biển cũ của TQ"
(!). Cho nên, giấc đại mộng bá quyền bành trướng của Ðại Hán ở Á Ðông - TBD sẽ
chỉ là hoang tưởng trong thực tế hơn 60 năm qua và sẽ mãi mãi! Năm 1974, nếu
Hoa Kỳ không lờ đi, nếu tập đoàn mại bản quốc tế Kissinger không "trao
đổi" làm sao Mao Trạch Ðông có thể đoạt được Hoàng Sa của VN? Vai trò của
đại cường TC lại mờ nhạt hẳn trong biến cố Ukraine. Tự Bắc Kinh đã tự loại TQ
ra khỏi cuộc chơi lớn Ukraine!
KHI
TRUNG CỘNG VÀ NGA SÔ THUA ÐAU
Tin và bài viết về Ukraine
quả thực đã trở nên quá nhàm chán đối với quí độc giả. Dù vậy vẫn là biến cố
lớn không nhắc đến không thể được vì hệ lụy của nó giăng mắc khắp Ðông, Tây.
Mặc dù thế của Obama quá yếu mà vai trò cuả Hoa Kỳ vẫn ở thế thượng phong. Từ
đầu biến cố Ukraine
đến nay, TC đóng vai "Ông Phiếu Trắng"! Một bất ngờ! Ðông Tây tưởng
rằng Nga - Hoa đã son sắt, TC đầu tư 16 tỷ USD khai thác dầu khí của Nga... Ðại
hội đồng LHQ nhóm họp ngày 27-3 vừa qua, do 50 nước nhất trí đưa vấn đề Nga
chiếm đoạt phi pháp Crimea để thảo luận và bỏ
phiếu. Kết quả Nga Sô thua đậm, chỉ có 10 nước bỏ phiếu ủng hộ Nga dẫn đầu là
Cuba, Bắc Hàn... trong khi 100 phiếu lên án Nga xâm lăng Crimea, dẫn đầu là Mỹ,
toàn nhóm G-7, Liên Âu... 50 nước không bỏ phiếu dẫn đầu là TC, khối BRICS đồng
minh kinh tế cuả Nga và các nước Phi châu và Nam Mỹ. Nga Sô thua đau, ngậm đắng
nuốt cay nhưng Mátcơva cũng phải gượng gạo biện minh: 50 nước không bỏ phiếu là
ủng hộ Nga! TC chìm khuất trong số 50 nước phiếu trắng (vẫn ngồi tại chỗ mà
không bỏ phòng hội).
PUTIN
NGA CẠN LÁNG!
Dù đại đa số dân Mỹ qua các cuộc thăm dò dư luận đều không muốn Mỹ can dự vào
vụ Ukraine
(cũng như VN trước đây vậy thôi). Một là quá xa xôi, hai là Mỹ không có một
quyền lợi thiết thực nào. Chiếm đoạt Crimea,
Putin thắng ngon lành bàn đầu. Mỹ mới ra tay "chút chút", Canada phụ họa.
Liên Âu quyết liệt. Putin chủ quan tự cho Nga đã nắm đằng chuôi với lá bài dầu
khí mà Liên Âu phải tùy thuộc vào Nga 3 phần 5! Nga đóng ống dẫn dầu khí qua
Ukraine cung cấp cho Liên Âu, nhất là Ðức và Ba Lan, Liên Âu sẽ lâm nguy ngay,
nhất là khi mùa Ðông vẫn khắc nghiệt. Mỹ hứa giúp Liên Âu, có lẽ Nga cho rằng,
chỉ là hứa thế thôi, cách trở ngàn trùng làm sao Mỹ - Canada cấp cứu
Liên Âu được. Bất ngờ, sau thượng đỉnh An ninh nguyên tử ở Hòa Lan, Mỹ và Liên
Âu họp, đi đến thỏa hiệp cụ thể: Mỹ bảo đảm cung cấp nhiên liệu đặc của bộ năng
lượng Mỹ cho Liên Âu. Nga và thế giới đã nghe thấy thứ năng lượng đông đặc này
cuả bộ năng lượng Mỹ nhưng Nga bất ngờ trước thứ võ khí ghê gớm đến như thế.
Qua báo chí và tin tức đó đây, Nga và thế giới chỉ biết vào năm 2017, Mỹ sẽ
xuất cảng năng lượng. Nga và thế giới chỉ biết Mỹ và Canada
đã khám phá ra dầu hỏa tiềm tàng trong đá núi và trong cát (Canada). Vậy
thôi! Bộ năng lượng Mỹ (thuộc HÐANQG Mỹ) âm thầm sản xuất năng lượng đặc (đại
cương như nước đóng băng). Và bây giờ tiểu bang North
Dakota cần tuyển 20,000 công nhân ở ngoài tiểu bang lên N. Dakota
do nhu cầu khai thác dầu hỏa của tiểu bang! Dễ sợ! Nhớ lại, thập niên 1970, Tây
Âu - Mỹ điêu đứng vì dầu hỏa Trung Ðông do OPEC và các nước Ả Rập dùng dầu hỏa
để "chơi" và bắt bí Mỹ - Tây Âu đã bảo trợ Do Thái! Putin tưởng rằng
có thể tái diễn trò chơi tất thắng của OPEC xưa! (OPEC tức 13 nước sản xuất dầu
hỏa). Mỹ đã vô hiệu hóa trò chơi của Putin. Tin tình báo Âu châu cho biết,
không phải Nga Sô tính sai, Nga Sô thấy rằng Mỹ vẫn phải nhập cảng dầu hỏa từ
Venezuela, từ Saudi Arabia, từ các nước Kuwait, Qatar, Libya v.v... Nga đã
không hiểu rằng Mỹ còn một kho tàng dầu khí Alaska
và ống dẫn dầu từ Alaska về Washington State
hoàn thành từ thời Ronald Reagan nhưng đóng ống dẫn dầu này ngay sau khi hoàn
tất, để đấy dùng sau! Năng lượng đóng băng của Mỹ cũng là một kho dự trữ chiến
lược! Ðiểm thứ 2, Putin dự đoán sai, theo tin tình báo Luân Ðôn, Putin đã chuẩn
bị họp thượng đỉnh G-8 ở Sochi cũng là khai mạc kỷ nguyên Nga Sô mới tiến vào
vào thời đại mới hòa vào G-8 để lãnh đạo G-20 "thống trị" kinh tế tư
bản thế giới. Tạp chí The Economist số chủ đề ra ngày 15-3-2014 gọi là
"Thời đại mới của Tư bản bồ tèo" (The New Age of Crony Capitalism,
tôi dịch chữ “crony” là bồ tèo, bạn thân, tức copain hay compère, tiếng Pháp.
Thực tế từ ngày thành lập, 7 nước kỹ nghệ giàu có nhất thế giới đã là nhóm đại
tư bản giàu có nhất thế giới đã là nhóm đại tư bản bồ tèo với nhau, sau cụ Bush
già đẩy thêm Nga ké vào thành G-8).
Sau thế vận hội Sochi, thượng đỉnh G-8 Sochi sẽ là đỉnh cao vẻ vang của Nga Sô
trên lộ trình thênh thang tiến vào câu lạc bộ tư bản toàn cầu. Qua điện thoại
lần thứ 2, vẫn theo tin Bá Linh, TT Obama cảnh cáo Putin sẽ bãi bỏ G-8 Sochi,
Putin tưởng rằng sẽ chỉ là ngưng họp ở Sochi tháng 6 này mà thôi. Ai ngờ rằng,
sau thượng đỉnh An ninh nguyên tử ở Hòa Lan, 7 nước G-7 họp ngay và cả 7 nước
đã đồng tình nhất trí loại hẳn Nga ra khỏi G-8 và G-7 sẽ họp thượng đỉnh ở
Bruxelles, Bỉ, vào tháng 6 này, nghĩa là Nga bị đuổi ra khỏi nhóm bồ tèo này!
Nga bẽ mặt, đau lắm! Nga cũng hiểu Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế
giới (IMF) mà Nga đã và đang thiết thân tùy thuộc thì cả 2 định chế này như da
với xương của nhóm G-7 (Giám đốc IMF bao giờ cũng là người Pháp hay Ðức hoặc
Anh. Tổng giám đốc WB bao giờ cũng là Mỹ do thượng viện Mỹ chuẩn chấp và tổng
thống Mỹ bổ nhiệm). Hậu quả đối với kinh tế Nga sẽ rất tai hại! Rượu đối với
dân Nga (142.2 triệu) như xăng đối với ô tô, xe gắn máy, rượu Vodka của Nga sản
xuất ở Mỹ, rượu Bourbon sản xuất ở Kentucky do cấm vận sẽ ngưng xuất cảng sang
Nga. Mỹ là thị trường lớn nhất của kim cương Nga. Các hiệu kim cương Nga ở New York đang trong tình
trạng khẩn trương có thể ngưng nhập cảng kim cương Nga.
Putin hình như đã thấm đòn! Thứ Sáu 28-3 vừa qua, Putin đã điện thoại cho
Obama, ngôn ngữ hài hòa, đề nghị tổng thống Mỹ dùng giải pháp ngoại giao!
TRỞ LẠI
BIỂN ÐÔNG
Từ thập niên 1950-1960, TC chủ trương bá quyền, bành trướng trên lục địa và đại
dương đều do ý thức hệ. Ðiều này, lãnh đạo ÐCSVN thời Lê Duẫn đã biết rõ và khá
tường tận qua sách và báo. Hãy đọc lại một bài dài lê thê, sưu khảo công phu đủ
hiểu Hà Nội thập niên 1970, 80 đã thấu triệt, tôi đọc mấy bài ở thư viện quốc
hội Hoa Kỳ không khỏi giật mình "mất ÐNA và VN đến nơi rồi!" Thí dụ
tác giả Hồng Quang (cấp tướng - QÐNDVNCS) qua bài "Về thuyết bạo lực của
chủ nghĩa bành trướng Ðại Hán và bá quyền nước lớn của Trung quốc", Quân
Ðội Nhân Dân số 1-1980, tr. 54-73, lưu trữ tại thư viện CTD). Giới lãnh đạo
CSVN ngày nay đã quên hẳn sự hiểm nguy ấy. Ðiều hiểm nguy hơn nữa, với Vùng Tự
Do Mậu Dịch Việt - Trung, Thượng du VN, với xa lộ chiến lược từ đại quân khu
Côn Minh, Vân Nam đến Lao Cai và từ đây chạy thẳng tới Nội Bài (Hà Nội) rồi
chạy xuống Hải Phòng, VN lại bất hạnh trở thành mũi chiến lược của TC, hiệp
đồng với hải quân để làm chủ Biển Ðông, một trận liệt (theater) bao trùm ÐNA,
biển và đất liền. Ai có thể ngờ VN trong tay TC có thể là ngọn giáo đâm sau
lưng Phi Luật Tân và ÐNA. Nhưng ông bà ta đã nói: "Chơi dao có ngày đứt tay".
Putin là bài học.
Thuyết bạo lực của Lênin - Staline - Mao Trạch Ðông đã lỗi
thời với hậu quả ngược lại (back fire) như vụ Crimea - Ukraine. Chỉ
một Aquino Phi đã đủ làm cho Ông Ba Ðỏ Bắc Kinh bối rối chùn chân không nuốt
nổi Biển Ðông.
Hà Nhân
Văn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.