Tuesday, August 2, 2011

Sông MeKong

image

Mỹ viện trợ cho vùng Mekong nhằm ngăn xung đột xuyên biên giới
Mặc dù vụ tranh chấp về những tuyên bố đòi chủ quyền đối kháng nhau trong vùng Biển Đông đã chiếm lĩnh sân khấu chính tại diễn đàn về an ninh của khối ASEAN mới đây, các giới chức Hoa Kỳ cũng tập trung vào việc giải quyết một vụ xung đột khác có thể xảy ra có liên quan đến nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng ở châu Á. Sông Mekong và các phụ lưu nuôi sống hàng chục triệu người ở Đông nam châu Á, nhưng con sông này cũng là hiện trường của nhiều dự án thủy điện mới gây tranh cãi. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Brian Padden ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

image
Sông Mekong và các phụ lưu nuôi sống hàng chục triệu người ở Đông nam châu Á

Ông Osborne nói: “Sự bành trướng liên tục của Trung Quốc về mặt kinh tế rõ ràng là một mối quan ngại cho Hoa Kỳ và đây là một trong số những quan ngại ngại đó, chương trình sông Mekong là một trong nhiều cách mà Hoa Kỳ xác định rõ rằng Hoa Kỳ có mối quan tâm rộng lớn ở phần này của thế giới”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến diễn đàn an ninh mới đây của Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á ở Bali để nói rằng Hoa Kỳ có ý định vẫn tham gia vào sự phát triển chính trị và kinh tế trong khu vực này. Trong khuôn khổ nỗ lực đó, bà Clinton nói về cách thức Washington duy trì việc phát triển có trách nhiệm qua một chương trình viện trợ 221 triệu đôla của Hoa Kỳ dành cho vùng châu thổ Hạ lưu sông Mekong.

image

Khoản tiền này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các chương trình giáo dục, môi trường, y tế và hạ tầng cơ sở tại các khu vực kém phát triển ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Đại sứ Hoa Kỳ tại ASEAN, ông David Carden nói Hoa Kỳ quan tâm về tác động của nhiều dự án thủy điện lớn mà một số tổ chức môi trường đã cảnh báo là có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thủy lộ chính trong vùng.

Theo ông Carden, ở giai đoạn này, các đập nước đang được đề nghị và một số đã được xây dựng rồi chưa được thanh tra đầy đủ về tác động khoa học của chúng. Và không phải chỉ riêng vùng này mà thật ra là vì lợi ích của thế giới về các mục tiêu an ninh lương thực, vì mục đích hòa bình và an ninh, và để cho sự phát triển của vùng hạ lưu sông Mekong diễn ra một cách thông minh và phù hợp với nền khoa học tốt nhất có thể áp dụng được cho vùng này.

Hơn 60 triệu người sống ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mekong, một khu vực rộng hơn 600.000 kilomet vuông. Đây là vùng ngư nghiệp nội địa lớn nhất thế giới. Nông gia trồng lúa cũng phụ thuộc vào nước và phù sa của con sông này để tưới tiêu và chăm bón hoa màu.

image

Nhưng ngày càng có mối quan ngại rằng việc xây dựng các đập thủy điện ở Trung Quốc và các kế hoạch xây thêm đập ở Lào và Campuchia có thể gây tại hại đáng kể cho môi trường và kinh tế cho các nước ở vùng hạ lưu sông Mekong như Việt Nam.

Đại sứ Carden nói viện trợ của Hoa Kỳ nhắm mục đích tổng quát là cung cấp sự hỗ trợ để giúp duy trì hòa bình và an ninh trong một khu vực có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột xuyên biên giới.

Ông Carden cho rằng sự thực đơn giản là cho dù bất kỳ vì động cơ nào mà người ta muốn gán cho các nỗ lực này, thì rõ ràng đó là trường hợp cả thế giới, chứ không phải riêng cho khu vực, thế giới thừa nhận sự cần thiết là tất cả mọi người phải hợp tác để giải quyết những vấn đề không nằm riêng trong biên giới nào.

Nhưng ông Milton Osborne, chuyên gia phân tích về Đông nam châu Á làm việc cho Viện Chính sách Quốc tế Lowy của Australia, nói rằng sự tham gia của Hoa Kỳ ở châu Á được thúc đẩy phần lớn bởi mối quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

image

Ông Osborne nói: “Sự bành trướng liên tục của Trung Quốc về mặt kinh tế rõ ràng là một mối quan ngại cho Hoa Kỳ và đây là một trong số những quan ngại ngại đó, chương trình sông Mekong là một trong nhiều cách mà Hoa Kỳ xác định rõ rằng Hoa Kỳ có mối quan tâm rộng lớn ở phần này của thế giới.”

Ông Obsborner nói tiền viện trợ không đem lại cho các giới chức Hoa Kỳ quyền thương nghị trong bất kỳ cuộc thương thuyết nào về phát triển trong vùng châu thổ sông Mekong, nhưng nó chứng tỏ Hoa Kỳ cam kết đóng một vai trò xây dựng trong tương lai của châu Á.

Brian Padden
Jakarta


Các bộ trưởng Đông Nam Á thảo luận việc phát triển sông Mekong

Các vị bộ trưởng môi trường của 6 quốc gia châu Á họp tại Phnom Penh để chung quyết cách thức hợp tác để quân bình việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong một khu vực gồm các con sông đa dạng về sinh thái nhất trên thế giới. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.

Robert Carmichael
Phnom Penh

image
Sông Mekong là nguồn sinh kế của 60 triệu người

Năm 2005, các quốc gia chia sẻ con sông Mekong dài 4.800 kilomet đã thiết lập một kế hoạch 5 năm để thống nhất các nỗ lực quân bình việc bảo vệ môi trường với việc phát triển và giảm nghèo.

Chương trình trị giá 30 triệu đôla đó, với cái tên lúng túng là Chương trình Môi trường cốt lõi và Sáng kiến Hành lang Bảo vệ tính Đa dạng Sinh thái, sẽ đáo hạn vào tháng 12. 6 quốc gia trong vùng Tiểu vùng Mekong mở rộng là Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, cùng các bộ trưởng môi trường của các nước này, đã ủng hộ trên nguyên tắc gia hạn chương trình cho đến năm 2016.

Việc phê chuẩn chính thức kế hoạch dự trù vào tháng 12.

Chuyên gia kỳ cựu về tài nguyên thiên nhiên, ông Sanath Ranawana làm việc cho Ngân hàng Phát triển Á châu, cơ quan điều hành chương trình. Ông giải thích vì sao những cuộc đàm phán như thế là cấp thiết đối với hàng chục triệu người.

image

Theo chuyên gia Sanath, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, còn gọi tắt là GMS, là một khu vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng. Và tiềm năng phát triển ở đây rất to lớn – các nước như Trung Quốc, các nước láng giềng như Indonesia và Ấn Độ là nguồn tạo ra nhu cầu vĩ đại về tài nguyên và sản phảm từ vùng này. Do đó, chương trình này rất quan trọng và cấp thiết cho việc quân bình giữa điều mà vùng này có thể làm cho tương lai, phát triển trong tương lai, với cách thức xử lý các tài nguyên của mình một cách bền vững.

Sông Mekong và các phụ lưu là một trong những nguồn cá nước ngọt phong phú nhất thế giới, nhưng các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo rằng nguồn tài nguyên này đang bị đe dọa vì ô nhiễm và các đập thủy điện.

Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng các đập này có thể gây tai hại đáng kể cho các trữ lượng cá di trú, cũng như cho luồng di chuyển phù sa bồi đắp và bảo vệ vùng châu thổ sông Mekong ở đông nam Việt Nam.

image

Đề nghị gây tranh cãi nhiều nhất là dự án xây đập Xayaburi trị giá 3,8 tỷ đôla ở Lào, nhưng sau áp lực của các nước hạ nguồn sông như Campuchia và Việt Nam, các giới chức Lào vừa cho hay họ đã ngưng công trình xây dựng.

Tầm quan trọng của sông Mekong đối với Campuchia đã được Thủ tướng Hun Sen của Campuchia nêu bật khi ông phát biểu trước cuộc họp hôm nay rằng việc quản lý các tài nguyên nước của con sông này là “một vấn đề sống còn” đối với những người dựa vào con sông này.

Lào cũng coi con sông nào là phương tiện chính yếu để thúc đẩy nền kinh tế nghèo khó của mình qua việc sản xuất điện từ các đập thủy điện trong khu vực cần đến nhiều năng lượng này.

image

Ông Sanath Ranawana của Ngân hàng Phát triển Á châu nói rằng liên kết các chương trình năng lượng với môi trường hình thành một cái sàn chính cho giai đoạn thứ nhì của chương trình. Nó cũng sẽ liên kết môi trường với các quyết định đầu tư trong những khu vực thiết yếu khác như nông nghiệp, du lịch và vận tải.

Chuyên gia này nói rằng lập luận đã được trình bầy, và các nước thừa nhận rất rõ rằng môi trường là một khía cạnh cơ bản mà họ cần phải bảo vệ. Các dịch vụ về hệ thống sinh thái phát xuất từ việc bảo toàn cảnh vật chính là điều nâng đỡ cho toàn bộ chương trình kinh tế, sự phát triển kinh tế. Vì vậy nông nghiệp, thủy điện, tất cả các khu vực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đều dựa vào việc có được các dịch vụ phục vụ hệ thống sinh thái đáng quý.

Tại Bali tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nói với Diễn đàn Khu vực ASEAN rằng Wahington đang hợp tác với ADB và Liên hiệp châu Âu để cải thiện hạ tầng cơ sở và môi trường ở Hạ nguồn sông Mekong. Bà cũng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường.

Nhật Bản cam kết tài trợ hơn 5 tỷ đô la cho các nước sông Mekong

image

Nhật Bản cam kết cấp trên 5 tỷ đô la cho các nước khu vực sông Mekong trong vòng 3 năm để thực thi các dự án trong tất cả các lĩnh vực, trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mekong-Nhật Bản, theo tin từ hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 25/7.

Thông báo được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Nhật Bản lần thứ tư được tổ chức ở Bali, Indonesia hôm 21/7, để thảo luận kế hoạch tăng cường hợp tác giữa đôi bên, và một số các vấn đề quan tâm chung của khu vực và quốc tế.

image

Hội nghị quy tụ sự tham dự của các Ngoại trưởng từ Việt Nam, Campuchea, Lào, Miến Điện, Thái Lan, và Nhật Bản.

Tại cuộc họp, Nhật còn cam kết hỗ trợ Tam giác Phát triển Lào, Campuchea, và Việt Nam khoảng 20 triệu đô la.

Ngoài ra, các bên cũng đồng ý tổ chức Thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản lần thứ ba bên lề Thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 năm nay, cũng tại Indonesia.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ hối thúc bảo vệ sông Mekong

image

Thượng nghị sĩ Webb nói rằng các đập nước dọc theo sông Mekong có thể đe đọa đến an ninh lương thực của khu vực, ngăn chặn đường du nhập của cá và khiến cho nước mặn tràn sâu thêm vào sông.
Một nhóm các Thượng nghị sĩ Mỹ đang hối thúc chính phủ ở Washington hãy sử dụng tiếng nói và lá phiếu tại những định chế quốc tế để bảo đảm những biện pháp bảo vệ môi trường cho sông Mekong tại châu Á.

Nhóm các Thượng nghị sĩ, do ông Jim Webb, đảng Dân Chủ, lãnh đạo, đã đưa ra một nghị quyết tại Thượng viện hôm thứ năm.

Nghị quyết kêu gọi các đại diện của Hoa Kỳ tại các định chế toàn cầu như Ngân hàng Thế giới, sử dụng ảnh hưởng của họ để bảo vệ dòng sông.

Nghị quyết cũng ca ngợi nước Lào hoãn lại dự án xây đập Xayaburi. Nghị quyết kêu gọi hoãn lại tất cả các dự án xây đập khác cho đến khi có được điều mà nghị quyết gọi là" có kế hoạch đầy đủ."


image

Thượng nghị sĩ Webb nói rằng Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có quyền lợi chiến lược trong việc duy trì sức khỏe và an sinh của 60 triệu người phải lệ thuộc vào sông Mekong.

Sông Mekong chảy từ rặng núi ở miền nam Trung Quốc qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt nam trước khi chảy vào biển Đông.

Đọc thêm tài liệu:


Cuộc sống trên sông Mekong 


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.