Saturday, August 20, 2011

Tìm hiểu về thành phố Venise

Thường được xem là thành phố đẹp nhất của hành tinh, Venise chắc chắn là thành phố phi thực tại nhất. Dầu hiện ra dưới hình thức nào chăng nữa, hay thay đổi và huyền bí, làm sững sờ, thậm chí ngột ngạt, Venise vẫn là một trong những sáng tạo mê hồn, huyễn hoặc và tài tình nhất của con người.


image

Được dựng lên trên hơn 100 hòn đảo đầm lầy, được nối với nhau bởi gần 400 chiếc cầu bắt qua 177 con kênh, mặc dầu vậy Venise chỉ chiếm 8 km2.Tuy vậy một khi đã đi vào trong lòng đô thị, người ta có cảm tưởng như các khu phố cứ tiếp nối nhau một cách vô tận. Các con kênh chằng chịt, các góc phố đặc biệt, các ngõ cụt, các sân nhà bí mật.

Với 95 nhà thờ và 20 viện bảo tàng, tất cả đầy các tranh vẽ và các hình điêu khắc, Venise là một trong những trung tâm nghệ thuật quan trọng nhất của thế giới. Nhưng chính đô thị cũng là một tác phẩm nghệ thuật cũng như tất cả các tác phẩm nghệ thuật mà nó chứa. Mặc dầu hàng triệu khách du lịch viếng thăm thành phố mỗi năm, nhưng người dân Venise vẫn say mê các tác phẩm nghệ thuật này cũng như mọi nhà viết sử về nghệ thuật hay các đôi uyên ương đến để hưởng tuần trăng mật. Ngoài những vẻ quyến rủ nên thơ của thành phố, mọi xó xỉnh chứa đầy cảm xúc cá nhân, kỹ niệm về một người bạn, về một cuộc giao tranh, về một nụ hôn.

image

Người dân Venise, ý thức vẻ đẹp làm sững sờ của đô thị, thú nhận thường khám phá những chi tiết mà họ đã không bao giờ để ý đến trước đây. Tuy nhiên, sự cảm nhận vẻ quyến rủ của Venise của họ được làm phong phú thêm bởi những yếu tố mà khách du lịch quá gắn bó, mà một họa đồ hay một sách hướng dẫn không nhận thấy : đó là cái bầu không khí, cái chu kỳ của acqua alta (Venise bị ngập lụt và được gọi là acqua alta, nghĩa là nước cao), cuộc sống trên các hòn đảo của cái phá (lagune), sự xuất hiện vào mùa xuân của các con mực nang (seiche, seppie), hay sự có mặt của các chú vịt nhỏ khi mùa thu đến. Dân địa phương cũng tận hưởng nhịp điệu và chất lượng của cuộc sống Venise, những cuộc gặp gỡ đột ngột, những bước chân hững hờ, trong sự ấm cúng của cái đô thị được đặt trên nước này. Một quá khứ huy hoàng giải thích tại sao họ có một niềm kiêu hãnh nào đó, thậm chí một cảm giác trịch thượng, đặc trưng của những dân của các thành phố chứa đầy lịch sử. Lòng tự hào của họ được căng phồng lên bởi tất cả những gì mà Sérénissime đã dần dần trở nên : một nửa là viện bảo tàng ở ngoài trời (musée à l’air libre), một nửa là công viên chủ đề (parc à thème), một thành phố nhỏ đặc sắc và là một trong những nơi thường được vãng lai nhất của quả địa cầu.

Venise quá tải về lượng khách du lịch
Liên quan đến vấn đề du lịch, báo La Croix có bài viết « Đối mặt với lượng du khách đông đảo, Venise đang ở trong tình trạng khẩn cấp ». Venise của Ý là thành phố bằng đá xây trên nước. Chính vì điểm đặc biệt này mà mỗi năm thành phố đón hơn 21 triệu du khách. Điều đáng ghi nhận là số lượng dân cư ngày càng giảm, từ 150.000 dân sau đệ nhị thế chiến nay chỉ còn có hơn 60.000 dân.
Dân cư tại chỗ càng giảm thì ngược lại, lượng du khách ngày càng tăng. Dường như là thành phố này đang ưu tiên cho ngành du lịch. Ngày càng có ít tiểu thương như cửa hàng bánh mì hay thực phẩm khô, nhưng bù lại số lượng các cửa hiệu đồ cổ và đồ lưu niệm ngày càng nhiều.
Chính quyền địa phương và quốc gia làm ngơ trước các lời kêu gọi của các hiệp hội bảo vệ Cộng Hòa Venise. Thậm chí, còn có các dự án xây dựng một khu thương cảng lớn đối diện với Venise và một bến đậu cho các du thuyền, với chiều dài 350m, tại Fusina, cách không xa các kênh đào nhỏ.
Các nhà bảo tồn kiến trúc cũng lên án các dự án bất động sản như chương trình xây dựng hạ tầng đang làm chết dần thành phố Venise.
Bài báo ghi nhận làn sóng khách du lịch không kiểm soát đang tàn phá dần hệ sinh thái yếu ớt của phá Venise. Đó là chưa nói đến vào mùa hè, lượng thuyền đi lại không ngừng trên kênh Lớn. Những làn sóng nhỏ từ các thuyền tạo ra còn nguy hiểm hơn lúc thủy triều lên cao cho phá, thành phố Venise và các lâu đài của nó. Những làn sóng nhỏ lặp đi lặp lại đi xuyên qua phá với một tốc độ khá cao làm xói mòn móng của các tòa nhà, được xây từ đá Istrie và và đất sét.
Theo các hiệp hội, Venise ngày nay không thể nào đón hơn 60.000 du khách mỗi ngày (hiện nay, lượng du khách ước tính là 100.000 người). Theo họ, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp thích hợp như thiết lập việc đặt chỗ bắt buộc và danh sách chờ, quy định lại tốc độ các loại thuyền có động cơ. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ làm chút nào.

GRAND CANAL


image

image

Dùng vaporetti (tàu taxi) là phương tiện duy nhất để xem các dinh thự dọc theo kinh đào, gồm hơn 100 palazzi (palais), có từ thế kỷ XII đến XVIII.
image

Trải dài trên 4 km, các cung điện và các nhà thờ trang trí đôi bờ của Canale Grande là kết quả của sự đô thị hóa bắt đầu ngay từ thế kỷ thứ XII, khi các gia đình có thế lực của Cộng Hòa Sérénissime chọn các bờ kênh để xây dựng những dinh thự to lớn. Các kiến trúc sư Lombardo, Codussi, Sansovino và Longhena đã góp phần tạo cho Canale Grande cái vẻ mặt mà chúng ta biết ngày nay, như thế lưu truyền hậu thế style kiến trúc đặc biệt được gọi là gothique vénétien, được làm phong phú thêm bởi các ảnh hưởng byzantin. Do đó tham quan Venise tuyệt đối phải bắt đầu bằng một cuộc dạo chơi bằng aporetto trên Grande Canale.

image

Canal Grande làm mê hồn người dân Venise, họ vừa tỏ lòng tôn kính con kênh lớn này vì đó là biểu tượng của sự hùng vĩ, vừa dành lòng quyến luyến con đại lộ (grand-rue) của thành phố chôn nhau cắt rốn của họ.


image
Canale Grande là một trong 3 con kênh lớn của Venise, hai con kênh kia là Canale di Cannaregio ở phía đông bắc và Canale della Giudecca ở phía nam. Thành phố cổ Venise được chia thành 6 sestieri (quận) và các sestieri này lại được chia thành các quartier (phường). Các sestieri được cấu tạo bởi những con đường nhỏ rất hẹp, hẹp đến độ đôi khi không thể đi qua với hai người cùng cặp bước.

image

Cùng với Canale di Cannaregio (con kênh đào lớn thứ hai của Venise), Canal Grande là thủy lộ duy nhất đi vào bên trong Cité des Doges xứng danh được gọi là Canal ; tất cả những thủy lộ khác chỉ được gọi là Rio. Canale Grande được 3 chiếc cầu bắt qua : PONTE DI RIALTO , Ponte degli Scalzi và Ponte dell’Accademia. Trong cái bối cảnh vô song này, ngày xưa đã diễn ra các đám rước tráng lệ xa hoa và những cuộc đua thuyền dành cho các vua chúa và các sứ thần của những đất nước hùng mạnh nhất. Canal Grande ngày nay vẫn là đại lộ trên đó mỗi ngày Venise đi lo toan công việc. Cuộc rượt đuổi của các thuyền máy, của các vaporetti (bateau-bus, con tàu taxi) và các con thuyền, làm sứt mẻ phần nào hình ảnh lãng mạng của Venise. Nhưng Le Grand Canal vẫn giữ tất cả các nét quyến rủ của nó.

image

" Đại lộ dưới nước " (artère aquatique) hùng vĩ của Venise, Canal Grande chỉ là một trong 177 kênh đào chạy xuyên qua đô thị, nhưng với 4 km chiều dài, 30 đến 70 m chiều rộng và 4,50 m chiều sâu, con kênh đào này xứng đáng được gọi tên như thế. Được bọc hai bên bờ bởi những cung điện nguy nga, Canal Grande uốn khúc xuyên qua thành phố. Trên Grand Canal, chạy ngang dọc là các gondoles đầy màu sắc, các con phà, các vaporetti (bateaux-taxis), các tàu tuần tra cảnh sát (vedettes de police) phóng nhanh tốc độ hoặc các con thuyền chất đầy sản phẩm tươi. Năm 1818 khi nước kênh đào lúc đó còn sạch hơn bây giờ, Byron đã bơi theo kênh từ Lido đến San Marco mỗi ngày.

LES “ CENT ” PALAIS

image

Những gia đình giàu có nhất buộc phải có một cung điện (palazzo, palais) trên Grand Canal. Thật vậy, một địa điểm như vậy mang lại tất cả sự dễ dàng cho công việc thương mại. Palais vừa được dùng làm trụ sở xã hội, vừa là nhà ở. Rất nhanh chóng những người Venise đã hiểu tầm quan trọng của dáng vẻ bên ngoài của tòa nhà đối với khách hàng. Khoảng 100 palais dọc theo Grand Canal đã được xây dựng trong một thời kỳ 500 năm.

image

Như vậy, chúng ta tìm thấy lại lịch sử của đô thị nhờ những dinh thự thể hiện tất cả những style và các ảnh hưởng. Hầu hết các palais được xây bằng gạch. Vào thời kỳ đó, gạch là vật liệu ít đắc nhất, dễ làm và dễ vận chuyển nhất, và, nhất là nhẹ nhất.Thật vậy, sự xây dựng trên bộ cọc sàn nhà đòi hỏi sử dụng những vật liệu ít nặng nhất. Tất cả sự khéo léo tài tình của các kiến trúc sư Venise đã cho phép xây dựng các palais mà một vài vẫn còn đứng vững từ gần 700 năm nay.

PONTE DI RIALTO

image

Cầu Rialto đuợc dựng lên ở trung tâm lịch sử của Venise. Chính tại nơi này trước đây đã là nơi họp chợ trung tâm : lụa là và các đồ gia vị từ Đông Phương được mua và bán tại đây.Venise đã trở nên hùng mạnh là bởi vì thành phố giàu có, và các của cải của nó được tuôn vào đây, ở điểm hẹp nhất của Grand Canal, ở nơi có bờ kênh cao nhất : au Rialto.

Một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Venise, cầu Rialto, cho đến thế kỷ thứ XIX là cầu duy nhất nối hai bờ của Grand Canal.Về sau thêm vào Pont de Scalzi (ở khoảng nhà gare), và Pont de l’Académie.

image

Việc xây dựng chiếc cầu nổi tiếng nhất trong các chiếc cầu của Venise ở điểm hẹp nhất của Grand Canal, đã gây nên một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa các nhà kiến trúc sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XVI : Michel-Ange, Sansovino và Palladio. Nhưng chính Antonio de Ponte đã thắng kỳ thi tuyển chọn với dự án đồ sộ của ông, được thực hiện giữa năm 1588 và 1591.

Được làm bất tử bởi Shakespeare trong tác phẩm Người lái buôn thành Venise (Le Marchand de Venise), cầu này là một trong số những biểu tượng được biết nhiều nhất của Cité des Doges. Cầu này nằm ở chỗ hẹp nhất của Grand Canal và từ ngày xua đến ngày nay, cầu được dân Venise sử dụng để đi từ bờ bên này qua bờ bên kia của kênh đào.Vào thế kỷ thứ 13, chiếc cầu thô sơ này được thay thế bởi một pont-levis bằng gỗ.

MARCO POLO

MARCO POLO sinh ở Venise năm 1254 trong một gia đình lái buôn. Ông được 15 tuổi khi cha ông Nicolo và chú ông Matteo trở về từ chuyến du lịch đầu tiên ở Viễn Đông. Vào năm 1271, khi cả hai lại lên đường đi Trung Hoa, lần này ở Katai, hai anh em Polo mang theo chàng trai trẻ tuổi Marco. Marco đi xuyên qua những vùng đất xa lạ và khám phá rất nhiều điều mới lạ và mê hồn. Cuối cùng gia đình Polo đến triều đình của Kubilai Khan. Vị vua Mông Cổ này đã chinh phục những lãnh thổ rộng lớn của Trung Hoa, đến tận châu Âu. Kubilai xem MARCO POLO như một người bạn, bổ nhiệm ông làm sứ giả và giao phó cho ông nhiều công tác, cho phép chàng trai trẻ người Venise khám phá những vùng lãnh thổ mới và những sắc dân mới. Vào năm 17 tuổi, MARCO POLO bị bắt làm tù binh trong một cuộc thủy chiến chống lại hạm đội của thành Gênes. Khi ông bị giam tù ở Gênes, ông đã đọc cho một tù nhân khác viết một cuốn sách mà về sau ông đặt tên là Le Livre des Merveilles. Trong cuốn sách này, MARCO POLO đã mô tả những đất nước và những người dân mà ông đã quen biết khi ông du lịch đó đây. Được trả tự do sau 3 năm, Marco trở lại Venise, ở đây ông mất trong khoảng giữa năm 1324 và 1325.

PIAZZA SAN MARCO (PLACE SAINT-MARC)
(La piazza : place : quảng trường, Il palazzo : le palais)

image

“ Place Saint Marc là salon đẹp nhất châu Âu, Napoléon đã từng nói như vậy về Piazza San Marco, trung tâm nổi tiếng của đời sống Venise. Quảng trường tự hào không những về 2 công trình nghệ thuật nổi tiếng, Basalica di San Marco và Palazzo Ducale, mà còn về một Companile cao ngất, mà từ đó du khách có thể có một cái nhìn bao quát lên cái phá (lagune), về các tiệm cà phê lịch sử, về viện bảo tàng Correr vạch lại lịch sử làm mê hồn của Sérénissime. Được gọi là salon đẹp nhất của thế giới, Piazza San Marco là quảng trường duy nhất của Venise xứng đáng mang tên gọi piazza (place) bởi vì tất cả các quảng trường khác được gọi là campi.



image

Quảng trường này từ lâu là trung tâm chính trị và tôn giáo của Venise. Ngày xưa quảng trường nhỏ bé hơn nhiều. Khởi thủy, chỉ là một khu vườn của tu viện, có giòng nước chảy xuyên qua. Trong vòng 8 thế kỷ quảng trường được làm rộng lên, nhất là bởi Napoléon Bonaparte. Basalica Di San Marco (Basilique Saint-Marc) lộng lẫy và Palazzo Ducale (Palais des Doges), Tour de l’Horloge chế ngự phần phía đông của quảng trường. Các dinh thự xinh đẹp dọc theo quảng trường đã chứng kiến các đám rước huy hoàng để vinh danh các thủ lĩnh chiến thắng, các chức sắc đến thăm viếng và các lễ lạc. Phần phía tây được trung tu bởi Napoléon. Ông muốn xây dựng một cung điện ở đó. Ngày nay, Piazza San Marco mặc dầu là một trung tâm lịch sử nhưng càng ngày dân chúng Venise dọn đi ở nơi khác do sự đổ tới quá nhiều của khách du lịch.

Place Saint Marc là điểm thấp nhất của Venise, do đó đây là nơi đầu tiên bị ngập lụt khi nước ở cái phá (lagune) tràn bờ.

BASILICA DI SAN MARCO ( BASILIQUE SAINT-MARC )


image

Chế ngự quảng trường San Marco, nhà thờ tráng lệ Byzantine này là biểu tượng của sự hùng mạnh của Cộng Hòa Venise và là nơi an nghỉ cuối cùng của Thánh Saint Marc. Lễ đăng quang, lễ mai táng, các đám rước đều được cử hành tại đây. Nhà thờ có hơn 4000 m2 trang ghép mảnh (mosaiques), các kho tàng vô giá đông phương và 500 trụ cột (colonne) được xây dựng từ thế kỷ thứ 3.

image

Đối với Théophile Gautier thì đó là “ Một cái nhà thờ của bọn cướp biển, được làm giàu bởi những chiến lợi phẩm khắp hoàn vũ ”, nhưng theo Hippolyte Taine thì “ không có hòn ngọc nào trên thế giới sánh kịp. Nhiều thế hệ các nhà văn đã tìm kiếm những chủ đề nói về cái sáng tạo lạ thường thể hiện hàng ngàn năm thiên tài nghệ thuật, chính quyền và đức tin tôn giáo này. Nhưng tất cả mọi người đều đã hiểu rằng đó là một nơi cần được cảm nhận hơn chỉ là tham quan thăm viếng. Dầu bạn có là người theo tín ngưỡng hay không, cách tốt nhất để viếng thăm cái basilique này là tham dự vào một buổi hành lễ, cơ hội để hưởng luồng các cảm giác được tỏa ra từ chốn uy nghi này.

image

Pha trộn của ảnh hưởng Đông phương và Tây phương, basilique Saint Marc là biểu tượng thứ hai của Venise. Khởi thủy basilique này được dành làm nơi bảo quản các di vật của Thánh Saint Marc được mang về Venise năm 828.
image

Thật vậy, xác ướp của Saint Marc (ông này rất được sùng kính hồi đó) đã bị lấy cắp bởi 2 nhà lái buôn giàu có của Venise, được công tước Justinien Participazio gởi đi công tác ở Alexandrie (Ai Cập). Để lấy cắp thi hài của nhà truyền giáo người Syrie này, khỏi sự cảnh giác của các lính canh người Thổ, các người lái buôn đã phủ thi hài bằng những miếng thịt heo ướp muối. Những người mulsumans do đó đã để cái xác ướp rất đáng kính này mang về Venise và được đặt trong bàn thờ chính của basilique thời đó. Những công trình của basilique hiện nay được bắt đầu xây dựng năm 1063, làm nhớ đến kiến trúc của Sainte- Sophie ở Istanbul. Những con ngựa nổi tiếng của Saint-Marc được lấy trộm ở Constantinople ! Basilique Saint-Marc tràn đầy các chiến lợi phẩm.

CAMPANILE

image

Một trong những cái mốc đáng chú ý của Saint Marc là Companile. Một cái tháp đã hiện hữu ở vị trí này từ thế kỷ XVII, có lẽ được sử dụng để phòng thủ hay như ngọn hải đăng. Gác chuông đầu tiên được xây dựng giữa năm 888 và 912. Những cấu trúc hiện nay với 92 m chiều cao trên 11m chiều rộng , được thực hiện bởi Bartolomeo Bon ( 1511-1514). Thiên thần mạ vàng được đặt trên đỉnh dùng làm chong chóng chỉ chiều gió. Companile vẫn đứng vững với tất cả các trận động đất, cho mãi đến ngày 14/7/1902 mới bị sụp đổ. Sự tái tạo y hệt được hoàn thành năm 1912. Từ trên đỉnh cao của Companile, vào tiết trời quang đãng, du khách có một điểm nhìn tuyệt đẹp lên thành phố và lagune.

image



PALAZZO DUCALE (PALAIS DES DOGES)
image

Le Palais ducal, cũng được gọi là Palais des doges (cung điện của các công tước), không chỉ là nơi ở của các công tước (doge) mà còn là trụ sở của chính phủ và của tổ chức tư pháp của nước Cộng Hòa Sérénissime trong hơn 10 thế kỷ qua. Năm 726, những người Venise, sau khi đã tuyên bố rằng họ không muốn phụ thuộc vào hoàng đế của Byzance nữa, một hệ thống chính trị hiệu quả, đứng đầu là một thủ lĩnh được bầu lên, được gọi là doge (từ chữ latin dux, có nghĩa là kẻ lãnh đạo). Công tước (doge) suốt trong nhiều thế kỷ được chỉ định trong các gia đình có thế lực của thành phố. Ngày nay cung điện của các công tước vẫn là một trong những biểu tượng mạnh của Venise và của quá khứ huy hoàng của thành phố này. Ngoài ra Palais des doges thể hiện ví dụ đẹp nhất của kiến trúc vénéto-gothique. Hòn ngọc này chứa nhiều hòn ngọc khác bởi vì nhiều tác phẩm nghệ thuật phủ kín các bức tường và các trần nhà của các gian phòng được trang trí phong phú của cung điện.

image

Là sự pha trộn huy hoàng của các kiến trúc byzantin, gothique và phục hưng, Palazzo Ducale trước đây là chỗ ở chính thức của 120 công tước (doges) cai trị Venise từ năm 697 đến năm 1797. Vào thế kỷ thứ XIX, một pháo đài được dựng lên ở chỗ của dinh thự gothique xinh đẹp ngày nay. Dinh thự này thường bị lửa tàn phá trong những năm 1500. Titien, le Tintoret và Bellini thi đua tài năng để trang trí cung điện với các bức tranh và hình điêu khắc, cũng như các kiến trúc sư Antonio Rizzo và Pietro Lombardo.

image


Từ năm 1097, các buổi họp chợ diễn ra trong khu phố thương mại luôn luôn nhộn nhịp của Venise. Đây là trung tâm lịch sử của đô thị. Rialto xuất phát từ chữ Rivoaltus, chỉ bờ cao được củng cố tăng cường để chống lụt.Tuy nhiên hầu hết các dinh thự chỉ có từ thế kỷ thứ XVI vì lẽ hỏa hoạn tàn phá Rialto năm 1514. Suốt trong lễ carnaval, các thương gia an mặc y phục thời trung cổ .

image

SANTA MARIA DELLA SALUTE

image

Ngôi nhà thờ đồ sộ Santa Maria Della Salute , trắng như sữa, như Théophile Gautier đã nhận xét, đã đứng gác từ hơn 350 năm nay ở cửa sông Grand Canal. Nhà thờ là một bộ phận của các công trình biểu tượng của cảnh trí Venise.

image

Năm 1630, thượng viện (Sénat) nguyện sẽ dựng lên một nhà thờ cống hiến cho Đức Mẹ Đồng Trinh nếu trận dịch bệnh dịch hạch sẽ ngừng tàn phá thành phố (45.000 nạn nhân, hoặc 1/3 dân số).

image

Một khi tai họa biến mất, nhà cầm quyền phát động một kỳ thi tuyển để chỉ định kiến trúc sư có khả năng xây dựng một công trình hoành tráng mà không bắt ngân sách thành phố phải đài thọ nhiều. Cuối cùng Baldassare Longhena (1598-1682) được chọn lựa để thực hiện công trình. Nhà thờ được đặt tên là Santa Maria Della Salute , chữ salute đồng thời có nghĩa là “ sức khỏe " và “ cứu rổi " .

VENISE VÀ VĂN HỌC

CARLO GOLDONI

Venise có thể tự hào về một trong những nhà soạn kịch vĩ đại nhất : Carlo Goldoni (1707-1793). Còn được gọi là “ Molière italien ” . Các vở hài kịch của ông đầy cao hứng và nhí nhỏm, đưa dân Venise lên sân khấu và dùng thổ ngữ Venise. Nhà viết kịch dồi dào này định cư ở Paris, ở đây ông nhận tiền trợ cấp do nhà vua ban, nhưng chết trong cảnh bần hàn do Cách Mạng .

THOMAS MANN

Cuốn tiểu thuyết “ Cái chết ở thành Venise ” (La Mort à Venise) (1912) được viết ở Venise, bởi Thomas Mann, người được giải thưởng Nobel về văn học (1875-1955). Lido được làm khung cảnh cho câu chuyện.Trong sách, một văn sĩ già, rất cần sự nghỉ ngơi, viếng thăm đô thị và chết vì một trận dịch bệnh dịch tả, sau một mối tình đầy ám ảnh.

SHAKESPEARE

Mặc dầu ông không bao giờ viếng thăm Ý, nói gì là Venise, Shakespeare (1564-1616) đã sử dụng các câu chuyện của các du khách để thiết lập bối cảnh cho câu chuyện “ Người lái buôn thành Venise ” (Marchand de Venise) và Othello, trình bày một đô thị sầm uất trong đó các âm mưu được chuẩn bị ngầm. Câu chuyện Romeo và Juliette thì có bối cảnh xảy ra ở Vérone.

ALFRED DE MUSSET

Là tác giả của Venise và của Portia, Alfred De Musset (1810- 1857) đã đến Venise cùng với Georges Sand. Họ cư ngụ ở khách sạn Danieli trên Quai des Esclavons, đối diện với Grand Canal.Ngã bệnh, Musset được điều trị bởi một thầy thuốc trẻ người Ý.Tin là đoán được mối tình dan díu giữa viên thầy thuốc này với Georges Sand, ông đã giã từ thành phố Venise.

JOHANN WOLFGANG VON GOETHE

Theo truyền thuyết, người bậc thầy văn học người Đức (1749-1832), bị lôi cuốn bởi miền nam của các dãy núi Alpes, lần đầu tiên đã thấy biển từ Campanile de Venise. Cuộc tham quan đầu tiên này của ông, đối với ông, là một nguồn đổi mới, như tác phẩm Voyage en Italie (1786-1788) chứng tỏ điều đó.

LORD BYRON

Trong thời gian lưu trú 3 năm trong đô thị, nhà thơ lãng mạn người Anh (1788-1824) trở thành một nhân vật huyền thoại, vì lẽ ngoài những chuyện khác ra, ông có đàn khỉ và cáo, và những thành tích bơi trên Grand Canal. Trong số những tác phẩm của ông có nguồn cảm hứng từ Venise, chúng ta có thể kể Deux Foscari và tác phẩm tự tiểu sử Le Pèlerinage de Childe .

HENRY JAMES

Tiểu thuyết gia Hoa Kỳ (1843-1916) đã thường nói đến tính ngẫu nhiên của Tân thế giới và sự giả tạo của Châu Âu. Giữa năm 1872 và 1909, ông đã viết Heures italiennes, một “ nhật ký hành trình ”, chứa nhiều bình luận về Venise.

ERNEST HEMINWAY

Người được giải thưởng Nobel về văn học (1899-1961) đã làm quen với Ý khi làm người lái xe cứu thương thiện nguyện trong Đệ nhất thế chiến (kinh nghiệm được kể trong Giã Từ Vũ Khí). Ông đã bị thương ở Trévise.

CHARLES DICKENS

Nhà viết tiểu thuyết lớn người Anh (1812-1870), có lưu trú một thời gian ngắn ở Venise lúc ông đi tham quan nước Ý. Đô thị đã gợi cho ông một chuỗi các giấc mơ trong cuốn sách Images d’Italie (1846).

LES GONDOLES DE VENISE

Từ hơn 1000 năm nay, gondole là con thuyền tiêu biểu của Venise. Gondole được sử dụng chủ yếu để vận chuyển người, như là phương tiện di chuyển giữa các điểm khác nhau của lagune và thành phố (khi đó có nhiều kênh đào và ít cầu hơn ngày nay). Người ta kể rằng người Venise có dáng vẻ quý phái và dáng đi hững hờ là do họ đã phải đi mua sắm bằng gondole. Thật vậy để chèo lái giỏi một gondole, động tác phải ý tứ, chểnh mãn. Ngày nay, không ai phải di chuyển bằng chèo lái và gondole được sử dụng chủ yếu cho khách du lịch. Người Venise tiếp tục đi trên các con thuyền kỳ cục này, không phải để di chuyển mà để thư giãn nghỉ ngơi, để bắt các cơ bắp làm việc, nhưng có lẽ là để giữ cái phép xử thế và cái truyền thống đẹp đẻ của động tác này.

image

Tư thế kỷ XI, gondole, tiêu biểu nhất của Venise, đi trên mặt nước của các kênh đào của đô thị. Tuy nhiên gondole đã chỉ trở thành một con thuyền thanh lịch vào cuối những năm 1.400. Ngày nay có 405 gondole phục vụ, trong khi vào cuối thế kỷ XIX có tất cả 10.000 chiếc. Vì số lượng các cầu không nhiều và ở cách xa nhau, nên các gondoles đi đi lại lại thường xuyên từ đảo này qua đảo khác, một tập quán lưu truyền ngày nay dọc theo Grand Canal. Vài công trường tiếp tục chế tạo các gondoles và đảm bảo việc sửa chữa. Đó là một công việc tốn kém và phức tạp ; 8 loại gỗ khác nhau cần thiết để lắp ráp 280 mảnh của con thuyền không đối xứng này, dài 11 m và rộng 1,42 m, tổn phí 25.000 Euro. Một gondole cân nặng 350 kg. Lúc đầu có màu sáng chói, sau đó các gondoles trở thành màu đen sau một đạo luật của thượng viện để cho các chủ nhân không phô trương sự giàu có của họ. Gondole có màu đen từ năm 1633, thời Republica Serenissima đưa ra đạo luật cấm các gondole có màu sắc hay phai màu nhằm kềm chế cuộc chạy đua nhằm phô trương sự xa hoa mà giới quý tộc theo đuổi.Dài 11m, gondole được che chở bởi một màu nhuộm đen không thấm nước, được phết thành 7 lớp. Đáy thuyền bằng phẳng, hình dáng kéo dài và hơi bất đối xứng, điều này cho phép người chèo gondole (gondolier) điều chỉnh hướng đi, đồng thời di chuyển với một mái chèo duy nhất. Người lái thuyền gondole điều khiển con thuyền theo kiểu Venise ( “ à la vénitienne ” ), nghĩa là đứng lúc chèo. Anh ta biết tất cả các con kênh của Venise, ngay cả những nơi bí mật nhất, và người ta to nhỏ rằng, khi anh ta bước xuống từ gondole, những bàn chân vịt của anh ta cho phép anh ta bước trên nước.

image


VAPORETTO

image


Đó là phương tiện đơn giản nhất và ít tốn kém nhất để di chuyển trên nước. Người ta nói “ le vaporetto ” để chỉ chiếc tàu công cộng nói chung. Người Venise đôi khi nói “ vaporino”, thêm vào danh từ thường dùng một vẻ âu yếm.

image

VAPORETTO là một con tàu lớn tiến chậm trên mặt nước và do đó cho phép du khách tận hưởng phong cảnh ở hai bên bờ (nhất là trên Grand Canal ). Có nhiều chỗ trên cầu tàu và ở phía trước, rất được du khách thèm muốn lúc trời đẹp, nhưng buộc phải ngồi để không trở ngại cho người lái.


ĐẠI LINH


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.