Wednesday, August 31, 2011

Trẻ bị bỏ rơi về VN trong vai Trung tá Mỹ

image

Trung tá Kimberly Mitchell vừa có chuyến thăm một tuần tới Việt Nam

image
Cô Kimberly Mitchell vừa có chuyến về thăm lại quê hương trong vai Trung tá Hải quân Hoa Kỳ, gần 40 năm sau khi được một trung sĩ kỹ thuật thuộc Không lực Hoa Kỳ và vợ ông nhận làm con nuôi hồi năm 1972.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói cô từng được biết đến như em bé số 899, một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trại trẻ mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng.

Trung tá Mitchell, hiện là Phó Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được dẫn lời nói với các quan chức tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội:
"Tôi muốn cố gắng kết nối lại với quá khứ còn chưa biết của mình."
"Tôi đã nói về việc quay trở lại đây từ nhiều năm, nhưng việc đó giống như một quả bóng bầu dục mà tôi cứ đá giật lùi trong sân."

Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ nói ngoài Hà Nội, Trung tá Mitchell đã tới thăm thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong một tuần ở Việt Nam.
Chuyến thăm trại trẻ mồ côi Thánh Tâm (hiện là một tu viện) được coi là "phần xúc động nhất trong chuyến thăm quê hương".
Tại tu viện, cô Mitchell đã gặp sơ Mary, người làm việc cho trại trẻ mồ côi Thánh Tâm vào thời điểm em bé số 899 được nhận nuôi.
Trung tá Mitchell được dẫn lời nói: "Sơ Mary đã cho tôi biết về cái tên họ đặt cho tôi, Trần Thị Ngọc Bích, và nó có nghĩa là một viên ngọc quý."
"Đây là chuyến thăm của một đời người. Tôi chắc chắn sẽ không chờ đợi 40 năm nữa để quay trở lại."

'Đấy là đâu?'

Cây viết Richard Curry của Hội Cựu Chiến binh Hoa Kỳ nói không ai biết về cha mẹ cô bé bị bỏ rơi nhưng người ta cho rằng cô là con của một người Mỹ và một phụ nữ Việt Nam.
Cô Mitchell phát biểu tại New York hồi tháng Ba năm nay trong lễ ghi nhớ Ngày Cựu binh Việt Nam mà cô là khách mời:

"Cái may đầu tiên của tôi là được tìm thấy và mang tới trại trẻ mồ côi."
Kimberly Mitchell

"Cái may thứ hai là khi trung sĩ kỹ thuật Không quân có tên James Mitchell bước vào trại trẻ mồ côi và nói với các sơ rằng ông và vợ muốn nhận một trong các em bé làm con nuôi."
Vị Trung tá cũng nói nhận trẻ lai làm con nuôi vào thời điểm đó không phải là điều phổ biến. Cha nuôi của cô, Trung sĩ Mitchell ra khỏi lực lược không quân và trở lại Hoa Kỳ hồi năm 1972.
Ông quyết tâm mang con gái nuôi đi cùng, theo lời kể của cô Mitchell:
"Có một số thủ tục giấy tờ cần làm. Cũng mất một thời gian nhưng khi Bố rời Việt Nam hồi tháng Sáu năm 1972, tôi đi cùng ông. Khi đó tôi sáu tháng tuổi."
Kimberly Mitchell nói cô lớn lên tại một trang trại ở Solon Springs tại bang Wisconsin, Hoa Kỳ.

Cô nói với nhà báo Richard Currey: "Đó là cuộc sống thường thấy ở các thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ. Tôi chơi và rồi làm việc trong trang trại. Chúng tôi nuôi bò và làm phó mát.
"Tôi đi học, chơi thể thao và vào hội thanh niên. Nếu có ai nói gì về Việt Nam tôi hay nghĩ 'Đấy là đâu nhỉ'"

'Từng ngày một'

Trung tá Kimberly cũng kể với phóng viên của Hội Cựu Chiến binh về lý do cô vào Hải quân cho dù cha của cô muốn cô vào Không quân Hoa Kỳ từ khi cô mới học lớp ba.
Vài năm sau cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh cấp ba xuất sắc.

image

Cô Mitchell nói khi còn là học sinh cô chịu ảnh hưởng của những hình ảnh đẹp đẽ về hải quân mà người ta gửi tới nhà.
Cô nói: "Tôi tới hơi muộn một chút và mọi người đề nghị tôi giới thiệu về bản thân với người nói chuyện."
Người nói chuyện đó chính là Đề Đốc Hải quân Ray Winkel, người sau đó vận động cô vào Học viện Hải quân và gửi cho cô một số tài liệu giới thiệu về học viện ngay cả khi cô đã kể cho ông về truyền thống Không quân trong gia đình.
"Tôi nghĩ Học viện Hải quân marketing tốt hơn. Những quyển giới thiệu họ gửi tới được tin bằng màu. Các sinh viên tươi cười. Họ đang ở trên tàu và trên đầu họ là bầu trời xanh đẹp đẽ. Và có cả phụ nữ trong các ảnh đó."

image
LCDR Kim Mitchell (left) and MAJ Ed Kennedy (right) accept a giclee of the painting "Wounded Warrior" from Academy President, Dr. Thomas P. Rosandich, during their visit on 2 September. The original five foot by seven foot painting, by 2002 Sport Artist of the Year Mina Papatheodorou-Valyraki, was later presented to the guests who will display it at the Pentagon.


Nhà báo Richard Currey nói từ đó cô đã quyết định sẽ học lên Học viện Hải quân và đăng ký vào trường dự bị cho học viện này hồi năm 1990, nhưng đã phải nghỉ học một năm để trông nom gia đình sau khi bố cô bị tai nạn ở trang trại và qua đời hồi mùa hè năm 1991.
Sau đó cô trở lại học và tốt nghiệp ngành Cơ khí Hàng hải vào năm 1996.
Khi được hỏi Hải quân có phải là cuộc sống của cô không, cô nói: "Tôi trải nghiệm từng ngày một thôi. Rồi xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu."


Những Mảnh Đời Bất Hạnh

image

1 comment:

  1. Thật đáng ngưởng mộ vì còn nghĩ đến quê Mẹ

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.