http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Vào chiều ngày Chủ Nhật 22 tháng 5 vừa qua, Trung tâm Văn Hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt đã tổ chức một buổi trình diễn nhạc dân tộc Việt Nam với đề tài “Phong Châu mở hội” tại Trung tâm Văn hóa Cộng đồng Richard Ernst thuộc trường đại học Cộng đồng NOVA, Annandale, Virginia. Trong chuyên mục Sinh hoạt Cộng đồng tuần này, Hà Vũ xin giới thiệu cùng quý vị Trung tâm Văm Hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt qua phần trao đổi với đôi nghệ sĩ Nga Mi và Trần Lãng Minh, sáng lập viên của Trung tâm.
Buổi trình diễn “Phong Châu mở hội” tại Trung tâm Văn hóa Cộng đồng Richard Ernst, Virginia , chiều Chủ Nhật 22/5/2011
Đối với khán giả Washington D.C và vùng phụ cận, Nga Mi và Trần Lãng Minh không phải là người xa lạ. Đôi vợ chồng nghệ sĩ này đã từng sống tại vùng này trong những năm đầu tiên sau 1975 khi những người Việt tị nạn lần lượt đặt chân trên nước Mỹ. Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh phát biểu trong buổi trình diễn “Phong Châu mở hội” chiều Chủ Nhật 22 tháng 5 vừa qua về Nga Mi và Trần Lãng Minh.
“Cám ơn Trần Lãng Minh hơn 30 năm về trước đã từng giúp đỡ Nguyệt Ánh, lúc đó mới chân ướt chân ráo bước chân vào trường đại học Maryland thôi. Mỗi năm vào ngày Quốc hận 30 tháng 4, Nguyệt Ánh đều tổ chức phần văn nghệ và đêm không ngủ tưởng nhớ quê hương. Lúc đó tuy không phải là đoàn viên chính thức của Tổng đoàn Thanh niên Sinh viên ViệtNam tự do nhưng bất cứ khi nào tụi này nhờ đến, anh đều có mặt và giúp đỡ rất là tích cực. Nhờ sự đóng góp của anh Trần Lãng Minh mà phần văn nghệ của Tổng đoàn Sinh viên thêm phần giá trị.”
Chương trình “Phong Châu mở hội” được tổ chức lần này là lần đầu tiên tạiWashington và vùng phụ cận, hai lần trước đều được tổ chức tại nam California .
Anh Trần Lãng Minh cho biết chương trình “Phong Châu mở hội” là nỗ lực của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt do Nga Mi và Trần Lãng Minh thành lập vào năm 2008 tại California với sự cộng tác của một số anh chị em nghệ sĩ nam bắc California có cùng đường hướng và quan niệm nghệ thuật. Anh hy vọng sẽ mở rộng trung tâm ra các phần đất khác có nhiều người Việt sinh sống trên nước Mỹ.
“Và từ đó nếu được thuận tiện sẽ có một số trung tâm chi nhánh ở một số những cộng đồng lớn của người Việt trên nước Mỹ chẳng hạn ở vùng Hoa Thịnh Đốn, ởHouston hay ở trên vùng Đông Bắc như Boston chẳng hạn.”
Để có thể dàn dựng một chương trình “Phong Châu mở hội” đầy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt từ những điệu quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xẩm cho đến ca Huế, vọng cổ… anh Trần Lãng Minh cho biết đã nhiều lần về Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu các làn điệu dân ca Việt Nam cũng như tiếp xúc với những nghệ sĩ tài giỏi và những học giả như giáo sư Trần Văn Khê để học hỏi và tham khảo ý kiến.
“Cám ơn Trần Lãng Minh hơn 30 năm về trước đã từng giúp đỡ Nguyệt Ánh, lúc đó mới chân ướt chân ráo bước chân vào trường đại học Maryland thôi. Mỗi năm vào ngày Quốc hận 30 tháng 4, Nguyệt Ánh đều tổ chức phần văn nghệ và đêm không ngủ tưởng nhớ quê hương. Lúc đó tuy không phải là đoàn viên chính thức của Tổng đoàn Thanh niên Sinh viên Việt
Chương trình “Phong Châu mở hội” được tổ chức lần này là lần đầu tiên tại
Anh Trần Lãng Minh cho biết chương trình “Phong Châu mở hội” là nỗ lực của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt do Nga Mi và Trần Lãng Minh thành lập vào năm 2008 tại California với sự cộng tác của một số anh chị em nghệ sĩ nam bắc California có cùng đường hướng và quan niệm nghệ thuật. Anh hy vọng sẽ mở rộng trung tâm ra các phần đất khác có nhiều người Việt sinh sống trên nước Mỹ.
“Và từ đó nếu được thuận tiện sẽ có một số trung tâm chi nhánh ở một số những cộng đồng lớn của người Việt trên nước Mỹ chẳng hạn ở vùng Hoa Thịnh Đốn, ở
Để có thể dàn dựng một chương trình “Phong Châu mở hội” đầy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt từ những điệu quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xẩm cho đến ca Huế, vọng cổ… anh Trần Lãng Minh cho biết đã nhiều lần về Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu các làn điệu dân ca Việt Nam cũng như tiếp xúc với những nghệ sĩ tài giỏi và những học giả như giáo sư Trần Văn Khê để học hỏi và tham khảo ý kiến.
Đôi nghệ sĩ Nga Mi và Trần Lãng Minh
Chị Nga Mi cho biết thêm:
“Kho tàng văn nghệ của Việt
Cũng như chương trình “Phong Châu mở hội 2” tổ chức tại Los Angeles, nam California, chương trình “Phong Châu mở hội” kỳ này tại Washington D.C và vùng phụ cận có thêm tiết mục đặt biệt là Quang Trung Đại Đế ca. Anh Trần Lãng Minh giải thích lý do đưa tiết mục này vào chương trình:
“Trận đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung là một đặc điểm chúng tôi cũng muốn đưa lên không những để giới thiệu với người đồng hương Việt Nam ôn lại lịch sử mà chúng tôi còn muốn giới thiệu cho những người Mỹ, những người bản xứ ở những địa phương chúng ta sinh sống thấy được, hiểu được và cảm được những cái hay, những cái giá trị của trận đánh lịch sử đó.”
Anh Trần Lãng Minh cho biết thêm dân ca, nhạc khí của các dân tộc thiểu số miền trung du, miền thượng du Bắc Việt và của các dân tộc vùng Tây Nguyên cũng là điều Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt rất quan tâm tìm tòi và nghiên cứu. Trong hai lần tổ chức “Phong Châu mở hội” tại
“Chúng tôi rất thích những điểm độc đáo, đặc biệt riêng của những người sắc tộc nằm trên giải đất suốt từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam, có những nhạc khí nhạc cụ cũng như những làn điệu dân ca mà các dân tộc khác không có. Ngoài đàn Krông-put vỗ tay để phát ra nhạc còn có thủy đàn dùng giọt nước hay dòng nước chảy xuống ống tre, ống nứa để phát âm thanh và đàn môi, đàn đá có từ cách đây hơn ba ngàn năm.”
Đàn T'rưng
Đề cập đến hoạt động của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật dân tộc Việt trong tương lai, chị Nga Mi cho biết:
“Chúng tôi bao giờ cũng hy vọng có thể tổ chức được nữa và mong rằng sẽ có nhiều khán giả tham gia ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho những chương trình nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam mà chúng tôi đang thực hiện.”
Chuyên mục Sinh hoạt Cộng đồng Việt
Hà Vũ
Những Nhạc Khí Truyền Thống Việt Nam
1. Đàn Đá
Đàn Đá (Lithophone) là một nhạc khí cổ độc đáo của Việt Nam , có niên đại khoảng từ 2.500 đến 3.500 năm tùy theo các bộ được phát hiện. Bộ Đàn Đá đầu tiên được phát hiện là bộ ở làng Ndut Liêng Krak thuộc vùng cao nguyên tỉnh Dak Lak. Sau đó còn có thêm một số bộ đàn được phát hiện ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước.
Một bộ Đàn Đá thường có ít nhất 6 – 7 thanh đá, và nhiều nhất là 13 – 14 thanh đá. Đây là loại đá kêu (đá đặc biệt phát ra âm thanh) có tên khoa học là Rhryolite Porphire chỉ có ở vùng cao nguyên từ Phú Yên tới Đồng Nai.
Đàn Đá là những hiện vật quý giá, cho phép chúng ta phần nào hiểu được văn hóa âm nhạc của những người sắc tộc đã chế tác ra chúng. Đặc biệt có lẽ Đàn Đá là một nhạc khí duy nhất của nhân loại mà mặc dù đã nằm trong lòng đất hàng ngàn năm, vẫn có thể được trình tấu cho người đương thời thưởng thức.
Nói như giáo sư dân tộc học R.L. Sadecov: “… ngành nghiên cứu lịch sử nhạc cụ có một tài liệu quý báu cho phép vươn tới một thời đại mà cho đến nay các nhà âm nhạc học chưa hề nghiên cứu tới.”
2. Cồng Chiêng
Hầu hết trong số 54 sắc tộc ở Việt Nam đều có Cồng Chiêng, nhưng chỉ có một số sắc tộc ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc Việt Nam mới sử dụng Cồng Chiêng thành dàn, thành bộ. Cồng Chiêng xuất hiện ở Việt Nam ít nhất cũng cùng thời (hoặc sớm hơn) Trống Đồng, nghĩa là khoảng 2.000 đến 3.500 năm trưóc đây. Có thể nói Cồng Chiêng là tiếng nói tâm linh của các sắc tộc Tây Nguyên bởi sự phổ biến, sự quý trọng và những chức năng tinh thần đặc biệt của chúng đối với các cộng đồng này.
Từ hàng ngàn năm nay, Cồng Chiêng đã dược phổ biến, thân quen đến mức đi vào ca dao, tục ngữ dân gian như:
“Lệnh ông không bằng Cồng bà.”
“Lệnh ông không bằng Cồng bà.”
hay:
“Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh Cồng.”
“Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh Cồng.”
Cồng Chiêng
3. Đàn Nguyệt tức Đàn Kìm
Đàn Nguyệt có thể đã được chế tạo tại Việt Nam vào thời nhà Lý (thế kỷ XI). Đàn còn có nhiều tên gọi khác nhau như Song Vận, Kìm, Quân Tử Cầm. Đàn Nguyệt là nhạc khí thuần túy Việt Nam và thương giữ vị trí chủ đạo trong rất nhiều loại hình âm nhạc dân gian và truyền thống.
Đàn Nguyệt có mặt trong hầu hết các sinh hoạt âm nhạc ở Việt Nam như: Hát Văn, Hát Quan Họ, sân khấu Chèo, Ca Nhạc Huế, Ca Nhạc Tài Tử và sân khấu Cải Lương, sân khấu Hát Bội, Dàn nhạc Dân tộc hiện đại.
Đàn Kìm và Đàn Đáy
4. Đàn Đáy
Đàn Đáy còn có tên gọi là: Đới Cầm, Vô Để Cầm. Đới Cầm là tên gọi xuất phát từ việc cây đàn này khi trình tấu phải có dây, có đai mang qua lưng vì đàn quá dài (Đới: đai, dây đeo); Vô Để Cầm có nghĩa là đàn không có đáy (không có mặt sau của hộp cộng hưởng). Đàn Đáy được nhắc đến sớm nhất vào thế kỷ XV và là cây đàn duy nhất ở Việt Nam được dùng chuyên biệt cho một thể loại âm nhạc, đó là Ca Trù (còn gọi là hát Ả Đào).
5. Đàn Cò (Nhị)
Đàn Cò là tên gọi ở miền Nam Việt Nam, còn ở miền Bắc và miền Trung, đàn có tên là Đàn Nhị. Đàn này có ở Việt Nam ít nhất cũng cả ngàn năm nay (hình chạm khắc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích- Bắc Ninh, thế kỷ XI.) Một số sắc tộc khác ở Việt Nam như Mường, Tày, Thái, Giẻ Triêng cũng có các cây đàn tương tự như Đàn Cò. Đàn có cấu tạo một bầu cộng hưởng tiện bằng gỗ hình ống, một mặt bịt da (có thể là da bò, da rắn, da kỳ đà…) gắn với một cần đàn dài không có phím và mắc hai dây. Để phát âm, người đàn sử dụng một cung vĩ giống như của đàn Violin. Đàn Cò còn được chia làm mấy loại có các âm vực trầm bồng khác nhau như Gáo, Cò Líu, Cò Chỉ. Đàn Cò (Nhị) được sử dụng trong hầu hết các thể loại âm nhạc dân gian và truyền thống của Việt Nam.
Đàn Cò và Đàn Gáo
6. Đàn Bầu
Đàn Bầu còn có tên gọi là Độc Huyền Cầm (đàn một dây) dược Thư tịch cổ nhắc đến vào thế kỷ XVII. Nhạc khí này được coi là cây đàn độc đáo và mang đậm bản sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam . Nó cũng được coi là một trong những nhạc khí độc đáo của nhân loại (một dây và nhất là việc xử dụng hoàn toàn các “bội âm” của dây đàn). Hiện nay ở Việt Nam, Đàn Bầu có mặt trong các loại trình diễn âm nhạc như: Hát Quan Họ, Sân khấu Chèo, Ca nhạc Huế, Ca Nhạc Tài Tử và sân khấu Cải Lương, các Dàn nhạc Dân tộc hiện đại.
Đàn Bầu
7. Đàn Tam
Đàn được gắn ba dây nên đươc gọi là Đàn Tam. Thùng đàn là khung gỗ hình chữ nhật lượn tròn góc, mặt trên và dưới được bịt bằng da trăn. Cần đàn dài không gắn phím (như kiểu đàn violin). Đàn Tam rất giống với đàn Samisen của người Nhật. Đàn được sử dụng trong các dàn nhạc Chèo, phường Nhạc Lễ Bát Âm, Ban Nhã Nhạc Cung Đình Huế và các dàn nhạc dân tộc hiện đại.
Đàn Tam và Đàn Tứ
8. Đàn Tứ
Đàn Tứ là cây đàn cải tiến mới xuất hiện khoảng 40 năm nay ở Việt Nam . Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như Đàn Đáy và gắn bốn dây nilon. Cần đàn được gắn phím theo hệ thống 12 bán âm như hệ thống thang âm Tây phương. Vì lẽ đó Đàn Tứ rất thuận tiện trong việc trình tấu những sáng tác lấy chất liệu từ âm nhạc dân gian, truyền thống nhưng lại mang phong cách âm nhạc hiện đại.
Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh
Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh hiện đang sinh sống và dạy âm nhạc, tân nhạc lẫn cổ nhạc, tại thành phố San José , California . Qua những cống hiến về Âm nhạc Cổ truyền Việt Nam cho cộng đồng địa phương, giáo sư Vũ Hồng Thịnh được Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ tặng thưởng bằng khen năm 2008.
Đàn Đá: Một nhạc khí cổ độc đáo của Việt Nam
Ngày 2 tháng 2 năm 1949 tại làng Ndut Liêng Krak thuộc vùng Cao nguyên tỉnh Đaklak ,một nhóm phu làm đường trong lúc làm công việc san lấp , đã phát hiện 11 thanh đá lạ. Những thanh đá này, theo quan sát thông thường thì rõ ràng có bàn tay chế tác của con người chứ không phải đá tự nhiên. Để tiện việc hình dung ra những thanh đá, xin mô tả một số nét chính. Đây là những thanh đá có hình dáng thuôn dài, màu xám đậm. Thanh dài nhất 101,7 cm, nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm, nặng 5,820 kg.
Phát hiện này đã được báo cáo cho giáo sư khảo cổ học người Pháp là Georges Condominas lúc đó đang làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ ( Hà Nội ). Tháng 6 năm 1950, giáo sư G. Condominas đưa những thanh đá này về Paris và chúng được nghiên cứu bởi giáo sư âm nhạc André Schaeffner.
Khi tạp chí Âm nhạc học ( năm thứ 33 – bộ mới ) số 97-98 tháng 7 năm 1951 đăng tải công bố của giáo sư Schaeffner: “ Một phát hiện khảo cổ học quan trọng – đàn lithophone ở Ndut Liêng Krak ( Việt Nam ), có thể nói đã tạo một chấn động lớn trong giới khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, âm nhạc học, và rất nhiều các ngành học về xã hội, nghệ thuật khác nữa. Giáo sư dân tộc học người Nga R.L.Sadekov nhận xét: “nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết,….” do đó “ngành nghiên cứu lịch sử nhạc cụ có một tài liệu qúy báu cho phép vươn tới một thời đại mà cho đến nay các nhà âm nhạc học chưa hề nghiên cứu tới”.
Một bộ Đàn Đá
Tuy nhiên, sau công bố khoa học gây chấn động cuả giáo sư A . Schaeffner, bộ đàn đá Ndut Liêng Krak vẫn chỉ nằm trong tủ kính của Bảo tàng Viện con người (Musée de L’Homme) tại Paris . Sau Đàn Đá Ndut Liêng Krak, người ta còn nhắc đến hai bộ Đàn Đá cổ khác nữa ở Việt Nam . Bộ thứ nhất gồm có 6 thanh; phát hiện vào khoảng năm 1956 và do một đại úy Mỹ đã mang về Mỹ. Bộ này hiện thuộc tài sản của gia đình bà Claire Omar Musser, một người sưu tầm đồ cổ ở Los Angeles.
Bộ thứ hai theo lời kể lại, có 6 thanh nhưng đã thất lạc 3, còn lại 3 thanh, được phát hiện bởi ông J.Boulbet tại nhà ông K’Brôih, một người dân tộc Mnông –Maa vùng B’lao vào năm 1958. Do hoàn cảnh, chiến tranh, các nhà khoa học cũng như nghiên cứu âm nhạc không có điều kiện để tiếp tục sưu tầm, khảo sát về những bộ Đàn Đá Việt Nam , và vấn đề chỉ được khơi dậy và sôi nổi kể từ năm 1979 .
Ngay từ năm 1976, Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam cơ sở II tại Sài Gòn – nơi mà kẻ viết bài này đã có gần 20 năm học tập và làm việc với tư cách là một chuyên viên nghiên cứu (1978- 1997) –đã có kế hoạch sưu tầm, phát hiện Đàn Đá tại miền Nam Việt Nam .
Từ tháng 2 -1979 một loạt các phát hiện quan trọng về Đàn Đá được ghi nhận như sau:
Tháng 2-1979: phát hiện 2 bộ Đàn Đá Khánh Sơn, phía tây huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 6 – 1979: tìm lại được 3 thanh trong bộ Đàn Đá B’lao mà J.Boulbet đã nêu phát hiện từ 1958 .
Tháng 12-1979: tìm thấy một bộ Đàn Đá với một thanh nguyên vẹn và nhiều thanh vỡ thành từng mảnh trong di chỉ khảo cổ Bình Đa ( Biên Hòa ) .
Tháng 1-1980: tiếp tục tìm thấy ở núi Dốc Gạo, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa 8 bộ Đàn Đá và một khu vực chứa tới 550 mảnh tước cùng loại đá của các thanh đàn –các nhà nghiên cứu có giả định đây là một “xưởng sản xuất Đàn Đa” của người xưa .
Tháng 5-1989: phát hiện Đàn Đá ở xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bộ Đàn Đá này chỉ còn lại 2 thanh và do chính người viết bài này ghi nhận tại thực điạ và công bố trên công luận .
Tháng 2 – 1992: xuất hiện Đàn Đá Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Sau những phát hiện dồn dập đó là các bước nghiên cứu, làm việc tiếp theo của rất nhiều ngành khoa học như dân tộc, khảo cổ địa chất, âm nhạc học, Và sự tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tác, trình diễn Đàn Đá của rất nhiều các nhạc sĩ sáng tác, các nghệ sĩ trình diễn . Có thể nêu một cách hết sức tóm lược những kết qủa nghiên cứu về các bộ Đàn Đá Việt Nam của nhiều chuyên ngành như sau:
1.Thứ nhất: Về sự phân bố Đàn Đá .
Những bộ Đàn Đá đều được phát hiện tại các vùng trung du và thượng du các tỉnh từ Phú Yên kéo dài đến Biên Hòa, Đồng Nai. Miền đồng bằng, miền Bắc, miền Trung (cho tới Phú Yên) và miền châu thổ sông Cửu Long chưa hề phát hiện bộ Đàn Đá nào
2.Thứ hai: Về tuổi của các bộ Đàn Đá ,
Nên nhớ rằng, tuổi của các bộ Đàn Đá không phải là tuổi của những thanh đá (mà tuổi của chúng có thể là nhiều triệu năm). Tuổi của Đàn Đá chính là tuổi cuả những vết ghè đẽo do bàn tay con người chế tác trên các thanh đá. Bằng những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khoa học Đức đã xác định tuổi của những bộ Đàn Đá Việt Nam là khỏang 3500 năm (sai số 100) cho những bộ xuất hiện sớm nhất và 2500 năm (sai số 100) cho những bộ xuất hiện muộn hơn
3.Thứ ba: về chất liệu đá của các bộ đàn .
Những bộ Đàn Đá phát hiện ở Việt Nam (kể cả bộ đang trưng bày tại Bảo tàng viện Con Người – Paris ) đều được chế tác từ 2 loại đá có ở vùng thượng du và trung du các tỉnh từ Đaklak đến Biên Hòa. Đây là 2 loại đá sản sinh từ nham thạch núi lửa, có đặc tính phát ra âm thanh (không như đá thông thường khi gõ vào chỉ phát ra tạp âm). Loại đá thứ nhất có tên khoa học là Rhryolite-Porphire, tính chất rất cứng. Loại đá thứ hai có tên Việt Nam là đá Sừng, không cứng bằng loại thứ nhất, có pha trộn nhiều hạt nhỏ màu trắng bên trong và dễ ghè đẽo hơn loại trước. Tất nhiên cả hai loại đá đều phát ra âm thanh để có thể chế tạo Đàn Đá. Loại Đá Rhryolite được ghi nhận ở các bộ Đàn Đá Khánh Sơn (Khánh Hoà), Bác Ái (Ninh Thuận ), Tuy An (Phú Yên). Loại đá Sừng được thấy ở các bộ đàn Ndut Liêng Krak (Đaklak), B’lao (Lâm Đồng ), Bình Đa (Biên Hòa), Lộc Ninh (Bình Phước) .
4.Thứ tư : Đàn Đá với các tính chất của một nhạc khí.
Cần phải phân biệt giữa một giàn đàn Đá với một tập hợp những viên, những thanh đá kêu một cách tình cờ. (Đồng bào một số dân tộc ít người ở các vùng có phát hiện Đàn Đá thường có thói quen nhặt các viên, các thanh đá kêu về, treo ngoài nương rẫy, treo bên suối rồi lợi dụng sức gió, sức nước tạo một hệ thống tự động phát ra các âm thanh, nhằm xua đuổi chim thú phá hại hoa màu, và cũng là để giải trí cho con người). Dàn Đàn Đá phải là một tập hợp các thanh đá có chủ định, có sự chế tác thông qua các vết ghè đẽo, có sự lựa chọn và sắp xếp về mặt âm nhạc (cao độ) để diễn đạt một thang âm (scale) mang tính truyền thống, đặc thù của vùng miền, thời đại và cộng đồng dân tộc ở tại thời điểm mà đàn được chế tác. Mỗi bài bản dân ca, dân nhạc, một nhạc khí được chế tác đều mang đậm bản sắc âm nhạc của vùng, miền, chủng tộc, thời đại mà bài bản hay nhạc khí đó xuất hiện. Nói cách khác, chúng thể hiện được thứ ngôn ngữ âm nhạc mà chúng là đại diện. Đàn Đá cũng không thể là một ngoại lệ của quy luật đó, vì thế nghiên cứu ngôn ngữ âm nhạc trên Đàn Đá đã giúp chúng ta hiểu được không chỉ về âm nhạc mà còn rất nhiều lãnh vực khác trong đời sống của những sắc tộc chủ nhân của chúng. Về điểm này, các nhà âm nhạc học gần như thống nhất nhận định rằng, thang âm các bộ Đàn Đá Việt Nam là thang âm thời kỳ tiền Cổ đại, nghiã là khoảng 2500 năm trở về trước.
Nếu không là Đàn Đá – chế tác từ đá – mà lại là một cây đàn làm bằng các chất liệu khác như gỗ, thậm chí là sắt thép thì liệu có cây đàn nào tồn tại mấy ngàn năm, moi lên từ lòng đất mà vẫn cất tiếng ngân vang?
Tài Liệu Tham Khảo
Lưu Hữu Phước : “ Đàn Đá Khánh Sơn “ ( Tạp chí Âm nhạc , số 7 , 1979 )
Trần Văn Khê: “ Tôi đã gặp đàn Đá Khánh Sơn “ ( Tạp chí Khoa hoc Xã hội , số 8 , 1981 )
Đặng Nghiêm Vạn –Diệp Đình Hoa : “ Mấy suy nghĩ về Đàn Đá “ ( Nghiên cứu Nghệ thuật ,số 1 , 1985)
Trần Quốc Vượng , Lê Trung Vũ : “ Những cây Đàn Đá nổi tiếng và thời đại đồ đá Việt Nam “ Những vấn đề Ââm nhạc và Múa , tập 6 , 1970 )
Tô Vũ : “ Những thanh đá Tuy An dưới góc độ âm nhạc học “ ( Văn Hóa Nghệ thuật , số 4, 1995)
Lư Nhất Vũ : “ Tổng hợp các kết luận khoa học về Đànø Đá Tuy An “ ( Hội thảo khoa học về Đàn Đá Tuy An , Phú Yên 1992)
Ngô Đông Hải :” Đàn Đá Tuy An , một nhạc cụ gõ lâu đời và độc đáo trong đại gia đình các Đàn Đá Việt Nam “ ( Hội thảo khoa học về Đàn Đá Tuy An , Phú Yên 1992)
Quang Văn Cậy : “ Bước đầu nghiên cứu Đàn Đá Tuy An “ ( Hội thảo khoa học về Đàn Đá Tuy An , Phú Yên 1992)
Vũ Hồng Thịnh ,: “ Nghệ thuật Cồng Chiêng của dân tộc Xtiêng “ ( Viện Văn Hóa Nghệ thuật 1995)...
Giáo Sư Vũ Hồng Thịnh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.