Tôi
vào ‘Viện Phục Hồi’ để thăm mẹ của một người bạn, bà hơn chín mươi tuổi. Gọi là
viện ‘phục hồi’ cho lịch sự, chứ đã có mấy ai được hồi phục sức khỏe để mà xuất
viện về nhà. Vào đây rồi, thì xem như chờ ngày Trời gọi đi. Toàn cả những người
bại liệt toàn thân, bán thân, hoặc đã mê man không còn biết trời đất chi nữa.
Những người còn có thể tự dùng xe lăn để di chuyển một mình, chậm chạp như rùa
bò, và khó khăn để tiến tới vài ba thước, thì có thể xem như thuộc thành phần
khỏe mạnh nhất, có sức khoẻ tốt.
Một
cụ già teo tóp, như chỉ còn bộ da nhăn nhúm bọc trong mớ áo quần bùng nhùng,
đang chống gậy đi từng bước chậm chạp vào cổng viện. Có lẽ cụ đi thăm thân
nhân. Cái gậy của cụ, chọc chọc nhiều lần xuống đất, giống như dò đường trong
nước lụt, rồi mới trụ lại để đỡ cho bước chân kế tiếp. Tôi thầm nghĩ rằng, đi
đứng khó khăn đến thế, mà cũng chịu khó vào đây thăm viếng. Tiếng thở khò khè
mệt nhọc của cụ, làm tôi ái ngại.
Note:
Tất cả những hình trong bài này là hình minh họa
Bà mẹ bạn tôi xem như bị liệt chân, nằm trên giường. Có ống ni-lông nối từ bọng
tiểu ra một cái bình treo cạnh giường. Nước tiểu màu vàng rỉ dần làm thành bọt
trong ống dẫn. Ruột già của bà, được nối với một cái ống khác, để chuyển phân
vào cái túi nằm bên ngoài, mang trên bụng. Bà đang nhăn nhó, khó chịu vì cái
túi phân quá đầy, mà y tá chưa có thì giờ để giúp bà trút bỏ phân chứa trong
cái túi. Một ông rể nghe bà rên rỉ, anh dở mền ra, kéo quần bà xuống, sờ vào
túi phân căng phồng, ông giận nói :
“Mấy người y-tá ở đây thiếu trách nhiệm. Túi phân căng đầy thế nầy, thì chứng tỏ hôm qua chưa đổ phân. Thôi, để con giúp mẹ. ”
Ông múc chậu nước, rồi kéo quần bà cụ xuống, gỡ băng keo dán trên bụng, dùng hai tay tháo túi phân ra khỏi ống nối. Tôi vội quay mặt đi, để tránh ‘phạm thượng’, khỏi thấy cái chỗ không đáng thấy, của bà cụ. Nhưng không kịp, và tôi suýt á lên một tiếng vì ngạc nhiên. Sau nầy tôi đem cái ngạc nhiên đó ra hỏi ông rể của bà cụ, thì anh cho biết, khi già, thì ‘tóc’ ở nơi ấy rụng hết, như đàn ông bị hói đầu, nên trơn lu như trẻ con. Tôi không biết có thật như vậy hay không. Khi ông rể bà nặn phân từ túi ra chậu nước, mùi thối tha nồng nặc xông lên, tôi không chịu nổi, phải lảng ra ngoài phòng. Tôi chợt cảm phục tấm lòng tốt của người con rể kia, và biết mình khó làm điều đó cho mẹ vợ được, dù tôi có thương bà đến mấy đi nữa. Nhưng có lẽ, nếu là mẹ ruột tôi, hoặc vợ tôi, thì tôi sẽ không ngần ngại mà xắn tay làm. Ông con rể của bà cẩn thận, rửa sạch túi phân, gắn lại trên bụng cho bà mẹ vợ. Anh vẫn tươi cười, vui vẻ, không tỏ ra khó chịu khi phải làm việc khó khăn dơ dáy nầy.
“Mấy người y-tá ở đây thiếu trách nhiệm. Túi phân căng đầy thế nầy, thì chứng tỏ hôm qua chưa đổ phân. Thôi, để con giúp mẹ. ”
Ông múc chậu nước, rồi kéo quần bà cụ xuống, gỡ băng keo dán trên bụng, dùng hai tay tháo túi phân ra khỏi ống nối. Tôi vội quay mặt đi, để tránh ‘phạm thượng’, khỏi thấy cái chỗ không đáng thấy, của bà cụ. Nhưng không kịp, và tôi suýt á lên một tiếng vì ngạc nhiên. Sau nầy tôi đem cái ngạc nhiên đó ra hỏi ông rể của bà cụ, thì anh cho biết, khi già, thì ‘tóc’ ở nơi ấy rụng hết, như đàn ông bị hói đầu, nên trơn lu như trẻ con. Tôi không biết có thật như vậy hay không. Khi ông rể bà nặn phân từ túi ra chậu nước, mùi thối tha nồng nặc xông lên, tôi không chịu nổi, phải lảng ra ngoài phòng. Tôi chợt cảm phục tấm lòng tốt của người con rể kia, và biết mình khó làm điều đó cho mẹ vợ được, dù tôi có thương bà đến mấy đi nữa. Nhưng có lẽ, nếu là mẹ ruột tôi, hoặc vợ tôi, thì tôi sẽ không ngần ngại mà xắn tay làm. Ông con rể của bà cẩn thận, rửa sạch túi phân, gắn lại trên bụng cho bà mẹ vợ. Anh vẫn tươi cười, vui vẻ, không tỏ ra khó chịu khi phải làm việc khó khăn dơ dáy nầy.
Những
khuôn mặt với da trắng bệch, như vô tri, như không còn sự sống. Các sư cô đến
đây giúp vui cứ nói, cứ hát. Không cần biết họ có nghe hay không. Những lời nói
khuyến khích người bệnh lạc quan, yêu đời, dù cho ở hoàn cảnh nào, cũng cứ nuôi
hy vọng. Tôi thầm nghĩ, có lẽ hy vọng chính đáng lớn nhất của họ, là được sớm
ra đi yên bình, khỏi phải kéo dài đời sống nầy, như những hình phạt khắc nghiệt
phải chịu, trước khi được giải thoát.
Tôi đi thụt lùi về góc phòng. Tôi chợt nhận ra ông cụ già đã gặp buổi sáng, cụ đang ngồi bên cạnh một lão bà trong xe lăn. Cụ ông vuốt vai, vuốt lưng cụ bà, và hát nho nhỏ, những bài hát ru em, thỉnh thoảng tiếng hát bị đứt đoạn vì ho khàn trong cổ họng. Tôi lắng nghe tiếng được tiếng mất:
“ Thôi thôi, nín đi bé ơi, đừng khóc nữa. Anh biết nó làm gãy tay con búp bê của bé. Anh sẽ gắn tay búp bê lại cho bé. Đây, cục kẹo, bé ăn đi, ngon vô cùng…Bé cười đi cho anh vui... ”
Tôi đi thụt lùi về góc phòng. Tôi chợt nhận ra ông cụ già đã gặp buổi sáng, cụ đang ngồi bên cạnh một lão bà trong xe lăn. Cụ ông vuốt vai, vuốt lưng cụ bà, và hát nho nhỏ, những bài hát ru em, thỉnh thoảng tiếng hát bị đứt đoạn vì ho khàn trong cổ họng. Tôi lắng nghe tiếng được tiếng mất:
“ Thôi thôi, nín đi bé ơi, đừng khóc nữa. Anh biết nó làm gãy tay con búp bê của bé. Anh sẽ gắn tay búp bê lại cho bé. Đây, cục kẹo, bé ăn đi, ngon vô cùng…Bé cười đi cho anh vui... ”
“ Sáng nay ông ăn gì ? Nhớ ăn uống cho đầy đủ, đừng làm biếng ăn nghe cưng. Nhớ ăn rau trái cho nhiều vào.”
Ông cụ cúi đầu nghiêng qua, hôn lên tóc, quàng tay qua vai bà, rồi hát tiếp bản nhạc “ Sương Khói Vương Trong Mắt Em ”. Đúng là sương khói trong mắt bà, vầng mắt đã đục trắng, mờ mờ lem nhem. Tiếng hát ông khàn khàn:
“ …ngày kia em sẽ tìm thấy rằng, những người biết yêu đều là mù quáng. Ôi, khi ngọn lửa trong tim cháy bùng, em phải hiểu rằng, sương khói đang vương trong mắt em… ”
Chưa hát xong, thì ông ho sù sụ, và dừng
lại thở khò khè. Bà cụ đang nhắm mắt lim dim, như ngây ngất với tiếng hát, bỗng
mở mắt quay qua ông, nói:
“ Lại ho nữa rồi. Khổ chưa. ”
Tôi trở về chỗ với bà mẹ của bạn. Người em của bạn tôi cười
và nói nhỏ:
“ Tôi biết anh đang rình nghe lóm chuyện của hai ông bà cụ bên kia. Ngày nào ông cụ cũng vào thăm bà, họ không tham gia sinh hoạt chung, mà đem nhau vào góc phòng ngồi thủ thỉ. Có khi ông mượn được cây đàn, búng dây tưng tưng, có lẽ run tay, nên thường đánh trật nhịp, rồi hát cho bà nghe. Chắc cặp vợ chồng nầy, đã có một đời sống hạnh phúc tuyệt vời ”
“ Tôi biết anh đang rình nghe lóm chuyện của hai ông bà cụ bên kia. Ngày nào ông cụ cũng vào thăm bà, họ không tham gia sinh hoạt chung, mà đem nhau vào góc phòng ngồi thủ thỉ. Có khi ông mượn được cây đàn, búng dây tưng tưng, có lẽ run tay, nên thường đánh trật nhịp, rồi hát cho bà nghe. Chắc cặp vợ chồng nầy, đã có một đời sống hạnh phúc tuyệt vời ”
“Giỏi, giỏi lắm. Nhai đi. Nuốt đi. Có thế chứ… cám ơn.”
Rồi họ múc thêm thức ăn, dồn vào miệng các cụ.
Hai ông bà cụ vẫn ngồi riêng trong góc phòng. Ông chậm chạp vụng về lấy khăn ăn quàng qua cổ bà, vuốt vuốt trên ngực. Bà há miệng cho ông gắn hàm răng giả Rồi ông vịn bàn, ngồi xuống, đút cho bà ăn. Mỗi khi bà há miệng đòi đút thêm, ông cười sung sướng nói:
“Có thế chứ, bé ngoan lắm mà. Ăn cho mau lớn mà lấy chồng”.
Bà cụ quay qua, nụ cười với hàng răng
giả đều đặn:
“Cứ chừng đó, nói đi nói lại hoài. Nhưng
nghe cũng vui tai”.
Ông tằng hắng, thông đàm trong cổ họng, rồi nói:
“ Ừ. Vợ chồng, hoặc những người yêu nhau, có bao giờ nghe nhàm câu ‘anh yêu em, em yêu anh’ đâu. Nghe mấy ngàn lần cũng cứ vui, cứ khoái tai như thường.” Bà nói nho nhỏ:
“ Ừ. Vợ chồng, hoặc những người yêu nhau, có bao giờ nghe nhàm câu ‘anh yêu em, em yêu anh’ đâu. Nghe mấy ngàn lần cũng cứ vui, cứ khoái tai như thường.” Bà nói nho nhỏ:
“ Ông ăn với tôi nhé. Họ cho nhiều quá, ngày nào cũng thế. Hai người mình ăn
cũng chưa hết. Ông ăn chén thịt bò xào đi. Ăn đi mà. Không ai nói gì đâu. Ông
cứ ngại hoài. Mỗi ngày dư ra, cũng đem đổ đi mà thôi.” Ông cười và nói đùa:
“ Cái bao tử tôi đâu phải là thùng rác ? Ừ, thôi, tôi ăn mấy miếng cho bà vui.” Bà hỏi, giọng ngọt ngào:
“ Hôm nay ông chờ xe buýt có lâu không ? ”
“ Khá lâu, vì sáng nay xe đến trước giờ. Tôi thấy xe trờ tới, mà không dám chạy theo cho kịp.
“ Ưà. Đừng có chạy. Đi còn khó khăn. Vấp té, hoặc mệt đứng tim mà chết. Trễ chuyến nầy, còn chuyến khác. Không gấp.”
“ Tôi biết mà. Muốn chạy cũng không được. Mình cứ thong thả. Chỉ sợ bà mong chờ, nóng ruột mà thôi.”
“ Cái bao tử tôi đâu phải là thùng rác ? Ừ, thôi, tôi ăn mấy miếng cho bà vui.” Bà hỏi, giọng ngọt ngào:
“ Hôm nay ông chờ xe buýt có lâu không ? ”
“ Khá lâu, vì sáng nay xe đến trước giờ. Tôi thấy xe trờ tới, mà không dám chạy theo cho kịp.
“ Ưà. Đừng có chạy. Đi còn khó khăn. Vấp té, hoặc mệt đứng tim mà chết. Trễ chuyến nầy, còn chuyến khác. Không gấp.”
“ Tôi biết mà. Muốn chạy cũng không được. Mình cứ thong thả. Chỉ sợ bà mong chờ, nóng ruột mà thôi.”
“ Lấy nước cam cho bà uống nhé? Bà không ưa nước nầy?”
Bà gật đầu. Ông chống gậy chậm chạp đi dần về phiá cái bàn có nhiều bình cà phê, trà, nước ngọt. Ông vụng về rót đầy ly, rồi mang về. Một tay cầm ly, một tay chống gậy. Ông bước từng bước khó khăn.
“Tôi xin được giúp ông một tay”.
Ông cụ toét miệng cười.
Tôi đem ly nước đến cho bà cụ, và chào bà, hỏi bà có mạnh khỏe không. Tôi tự giới thiệu:
“Tôi tên là Tim. Tôi vào đây thăm bà mẹ của bạn, cái bà mặc áo hoa màu đỏ, ngồi bàn đàng kia kìa”.
Ông cụ nghe không rõ, tưởng tôi đi thăm
mẹ vợ, ông đáp lời:
“Hân hạnh. Tôi là Biêu. Bà nầy là Mary. Nầy, anh là một ngưòi tử tế, biết đi thăm bà má vợ. Anh có biết thiên hạ bảo rằng, cụ Adam, tổ tiên của loài người, là kẻ sung sướng nhất thế gian, vì cụ không có một bà mẹ vợ. ” Tôi phì cười và đáp lời:
“ Xứ nầy, thì mấy ông rể ghét cay ghét đắng và có thành kiến với mẹ vợ, chứ xứ tôi, thì con rể và mẹ vợ rất thương nhau. Rể thương mẹ vợ, vì bà sinh ra con gái cho hắn ‘thả dê’ và mẹ vợ thương con rể, để nó ‘dê’ con gái của bà nhiều nhiều. Ông cụ toét miệng, nghiêng đầu cười ha hả, còn bà cụ thì trề cái môi dưới ra thật dài tỏ vẻ bất bình vì lời nói đùa cợt của tôi.
“Hân hạnh. Tôi là Biêu. Bà nầy là Mary. Nầy, anh là một ngưòi tử tế, biết đi thăm bà má vợ. Anh có biết thiên hạ bảo rằng, cụ Adam, tổ tiên của loài người, là kẻ sung sướng nhất thế gian, vì cụ không có một bà mẹ vợ. ” Tôi phì cười và đáp lời:
“ Xứ nầy, thì mấy ông rể ghét cay ghét đắng và có thành kiến với mẹ vợ, chứ xứ tôi, thì con rể và mẹ vợ rất thương nhau. Rể thương mẹ vợ, vì bà sinh ra con gái cho hắn ‘thả dê’ và mẹ vợ thương con rể, để nó ‘dê’ con gái của bà nhiều nhiều. Ông cụ toét miệng, nghiêng đầu cười ha hả, còn bà cụ thì trề cái môi dưới ra thật dài tỏ vẻ bất bình vì lời nói đùa cợt của tôi.
Những
cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy.
Tràm
Cà Mau
Dec
06, 2012
Sau
ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc
nhất. Không chút do dự hay suy nghĩ, tôi trả lời: đó là cái Nursing Home. Họ
ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: ...
Sep
20, 2013
Trong
Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có
nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and
Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home.
Mar
20, 2014
Sau
ba tháng du lịch ở Mỹ về, những người quen hỏi tôi điều gì làm tôi tâm đắc
nhất. Không chút do dự hay suy nghĩ, tôi trả lời: đó là cái Nursing Home. Họ
ngạc nhiên khi thấy tôi không đề cập đến những địa danh nổi tiếng: .
Jun
06, 2011
Tôi
hỏi "bọn nó" là bọn nào, ông trả lời: "Bọn Nursing Home chứ còn
bọn nào nữa". Thì ra ông bạn già của tôi là người của Nursing Home! Tôi
thắc mắc: "Sao bọn nó để ông đi một mình ra đây?". Ông cười hóm hỉnh:
"Phải ...
Jul
23, 2013
...
có tiền pension hàng tháng thong thả, sức khỏe tốt, nhưng tánh vẫn lo xa, ưa
mua vàng để dành, phòng khi sau này đau nặng, mổ xẻ, hay sống thọ ngoài 80 bị
con cái bỏ bê, bán có tiền ngay mà trả cho nursing home.
Apr
10, 2013
Nếu
như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác mình
đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai T. Nguyễn
đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở ...
Jun
08, 2011
Lần
đầu tiên vào khu nursing home, tôi ngơ ngác như con nai vàng, anh Lâm đi đâu
tôi cứ theo đó. Sao mà quẹo trái, quẹo phải tùm lum, vậy mà ảnh thuộc lòng mới
tài chứ. Bước vào phòng, không thấy ai, anh quay sang tôi ...
Jul
26, 2013
Oct
18, 2013
Khi
nói tới "Viện Dưỡng Lão" người ta thường chỉ nghĩ tới những người già
mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự
lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility).
May
31, 2011
Hơn
một năm thì nơi ấy gọi em lên, bảo em phải chọn một trong hai quyết định: 'Một
là đưa anh Linh vào viện dưỡng bệnh (nursing home), hai là đem về nhà, vì chính
phủ không chi trả cho các trường hợp không còn hy vọng ...
Dec
08, 2011
Bà
Tình làm ở nursing home săn sóc chiều chuộng người già, người bịnh cũng quen
nên mới có thể ở chung với ông Tâm được. Tính tình hai người khác nhau như hai
thái cực nên có lẽ ở với nhau để bù đắp cho nhau.
Nov
15, 2011
Có
cụ chọn giải pháp dọn vô ở trong nhà dành cho dân nghỉ hưu (retirement home) và
có cụ khác thì bắt buộc phải vô sống trong viện dưỡng lão (nursing home) để có
người săn sóc cho đến ngày ra đi. Ôi sao mà thê thảm ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.