Thế giới cần một nước Mỹ
gian hùng hơn một chút...
Sau khi vụ khủng bố 9-11
xảy ra năm 2001, người viết này đã cảnh báo, rằng thế giới sẽ thấy một Hoa Kỳ
đậm mùi đế quốc. Lời tiên đoán đã thần tình!
Mà chỉ đúng được có mươi năm....
Mà chỉ đúng được có mươi năm....
Mươi năm sau, đế quốc Mỹ có chiều mệt mỏi.
Dưới
sự lãnh đạo của Barack Obama, tay “sen đầm quốc tế,” hay chàng
sheriff của phim High Noon, trở thành “người vái tứ phương,” khi tứ phương lại
nghi ngút khói và cần một tay trừ gian. Cứ hỏi dân Ba Lan, Ukraine , Georgia ,
Phi Luật Tân, Việt Nam ,
Ấn Ðộ, Nhật, hay Úc thì rõ...
***
Thời lập quốc, lãnh đạo Hoa Kỳ khuyên hậu thế là tránh dây vào thiên hạ sự mà cố lo chuyện ở nhà. Thời ấy, không gian của bậc quốc phụ chỉ có hai chiều Âu-Mỹ, “thiên hạ sự” là chiến cuộc Âu Châu, Napoleonic Wars. Ưu tiên của nước Mỹ khi đó là phát triển vào trong để có một lãnh thổ vuông vức, đầy sông ngòi và đất đai canh tác bên cạnh hai láng giềng yếu thế là
Một thế kỷ sau thì Mỹ làm chủ được Tây bán cầu, từ vùng biển Trung Mỹ qua Ðại Tây Dương, và nói tới “chủ thuyết
Hoa Kỳ đáng yêu vì đề cao các giá trị tinh thần như tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của con người dưới sự độ trì của Thượng đế. Không chỉ đề cao, Mỹ còn đưa tiền và người đi quảng bá và thực hiện những giá trị phổ cập đó. Và với khả năng kiểm thính hay thám báo toàn cầu, nước Mỹ cũng mau mắn tham dự việc cứu trợ mọi nơi bị thiên tai. Ðấy là phần lý tưởng của một đếquốc có từ tâm và thực thi chế độ dân chủ ở trong nước.
Nhưng cũng nước Mỹ đáng yêu lại tích cực ngăn ngừa mọi cường quốc nào có thể đe dọa quyền lợi hay sức mạnh của mình. Ðấy là phần gian trong cái hùng của đế quốc.
Bước vào thực tế thì dù có thể can thiệp toàn cầu, lãnh đạo Hoa Kỳ cố tránh tiêu hao sức lực đi giải quyết tranh chấp của thiên hạ. Hai trận thế chiến của thế kỷ 20 là kinh nghiệm quá đắt đỏ chẳng nên tái diễn. Vì vậy, Hoa Kỳ thường vận dụng xứ khác, kể cả chế độ hung đồ, nhằm tạo ra những tương quan lực lượng bấp bênh trên thế giới: các nước phải canh chừng nhau và khi hữu sự thì xứ nào cũng muốn sát cánh với Hoa Kỳ, hoặc tránh làm kẻ thù trực diện của Mỹ.
Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ có thể hoán đổi kẻ thù và buông rơi đồng minh. Các nước Ðông Âu từ 1945, Trung Hoa Dân Quốc năm 1946-47, Việt Nam 1973-75, hay Ðài Loan năm 1979 đều từng gặp sự bẽ bàng đó khi là đồng minh của Mỹ.
Kiểm lại thành tích trong thế kỷ 20, các tổng thống Mỹ được coi là xuất chúng đều kết hợp được giá trị lý tưởng với quyền lợi thiết thực. Cả hai ông
Thất bại lớn nhất của Tổng Thống Bush 43 là làm tiêu hao ý chí của người dân, dọn đường cho một tổng thống cuốn cờ lên lãnh đạo, là Obama.
Thật ra, Hoa Kỳ là siêu cường mệt mỏi và gặp mối nguy trầm trọng nhất là quay mặt vào trong. Khi ấy, chúng ta mới nhìn lại đại lục Âu-Á...
Hoa Kỳ là đế quốc lánh mặt, quyết chí tháo chạy khỏi Iraq và Afghanistan, trao vụ Syria cho Putin, tìm cách hòa giải với Iran và nói “chuyển trục” về Ðông Á mà tranh cãi và cắt giảm ngân sách quốc phòng. Khi ấy, hai cường quốc Âu Á thấy ra cơ hội không thể lỡ. Ðó là Liên bang Nga và Trung Quốc.
Lãnh đạo hai xứ đều biết rõ chuyện “thế” và “lực.” Về lực, họ không thể mà cũng chẳng muốn tấn công Hoa Kỳ. Họ chỉ cần là sau khi mắc bận về hồ sơ Hồi Giáo tại Trung Ðông và Trung Á rồi ráo riết bỏ chạy, Hoa Kỳ đang cho họ có cái thế bành trướng để củng cố ảnh hưởng tại khu vực biên địa của các lân bang nhỏ yếu hơn.
Thật ra, cả hai cường quốc đó đều có nhược điểm nội tại, còn nguy kịch hơn Hoa Kỳ. Nhưng cho tới ngày Nga-Hoa cùng bể thì khu vực biên địa tại Ðông Âu và Ðông Á có thể đã thành vùng trái độn. Sau này, khi nước Mỹ bước ra để dựng lại một tương quan lực lượng khác, thì nhiều xứ đã bị hy sinh. Và dân Mỹ sẽ tốn kém gấp bội.
Phải chi nước Mỹ gian hùng hơn một chút với hai gã hung đồ này!
Nguyễn-Xuân
Nghĩa
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.