Tuesday, June 21, 2011

Bên trong cơ thể cá & Dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã

image


Bên trong cơ thể cá

Tháng 7 tới, Bảo tàng lịch sử quốc gia Amithsonian sẽ tổ chức triển lãm tại thành phố New Haven, tiểu bang Connecticut (Mỹ) với chủ đề "Bên trong cơ thể loài cá".

image

Cá rắn Moray có một bộ hàm thứ hai bên trong cổ họng gọi là vòm mang. Moray là loài cá lớn ăn thịt sống trên rạn san hô.

image

Loài cá lưng gai này được trưng bày tại bảo tàng từ năm 1910, cho đến nay, bộ xương của nó vẫn còn nhìn rõ nét. Cá lưng gai sống ở những bãi đá phía đông Thái Bình Dương, ăn động vật thân giáp và động vật thân mềm.

image

Sống ở khu vực nước xiết, nên loài cá chạch có một bộ vây hình lưỡi liềm ở phía dưới để bám vào các tảng đá.

image

Khi bị đe dọa, chiếc gai của loài cá rạn san hô sẽ tự dựng đứng lên.

image

Loài cá ngựa Nhật Bản có chiều dài khoảng 2,5 cm. Chiếc đuôi cong cho phép nó đứng dưới nước bằng cách bám vào tảo hay san hô.

image

Tên của loài cá này là “Cá dốc đầu”, vì đầu của chúng lúc nào cũng cúi xuống, nó thích sống ở vùng nước nông phía tây Đại Tây Dương.

image

Mỗi khi bị đe dọa, cơ thể loài cá nóc nhím thường phồng lên với những cái gai rất dài.


Nguy cơ dịch bệnh từ buôn bán động vật hoang dã

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, theo cảnh báo của tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS).
Hôm nay, hội thảo đầu tiên về Nội dung quản lý thú y với động vật có nguồn gốc hoang dã diễn ra tại vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
Hội thảo nhằm tăng cường quản lý động vật có nguồn gốc hoang dã, từ đó giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn tới sức khỏe của con người, vật nuôi và động vật hoang dã, đồng thời tối đa hóa lợi ích bảo tồn đối với quần thể loài hoang dã trong tự nhiên.

image

Nhiều loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng săn bắn, buôn bán của con người.

Các chuyên gia về động vật đều cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp, nhất là buôn bán quốc tế, là một trong những tác nhân lây lan bệnh dịch từ nguồn gốc hoang dã sang động vật nuôi và người do có sự thay đổi nhanh chóng và đa dạng của vật chủ.
Bác sĩ thú y Leanne Clark, thuộc WCS cảnh báo: “Động vật hoang dã trong quá trình vận chuyển thường rất yếu và mẫn cảm với môi trường mới, đây là mối tiềm ẩn các loài bệnh dịch đe dọa tới sức khỏe con người cũng như vật nuôi".
"Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS, cúm gia cầm, H5N1, sán não phổi", bà Leanne Clark nhấn mạnh.
Theo tiến sĩ Hà Công Tuấn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, con người phải có trách nhiệm với bảo vệ động vật hoang dã, ngăn chặn buôn bán trái phép các loài hoang dã và kiểm soát các dịch bệnh có thể lây truyền từ các loài hoang dã.
Hội thảo Quản lý thú y với động vật có nguồn gốc hoang dã do Tổng cục Lâm nghiệp, với Cục Thú Y và WCS tổ chức, với sự tham gia của hơn 50 cán bộ quản lý, bảo tồn thiên nhiên, kiểm dịch và các tỉnh, thành trọng điểm về buôn bán loài hoang dã.

Loài người tiến hóa chậm hơn ta tưởng

Khi cha mẹ sinh con, trung bình có khoảng 60 đột biến gene trong quá trình mã hóa gene mới. Con số này ít hơn ước tính trước đây của các nhà khoa học, có nghĩa là con người đang tiến hóa chậm hơn các nhà khoa học tưởng.
Các đột biến gene giúp tạo ra những sai khác về diện mạo, tính cách của con cái so với cha mẹ.

image
Đột biến gene là động lực tiến hóa loài người. Ảnh minh họa

Các nhà khoa học cho biết, 60 gene đột biến nghe có vẻ là nhiều, nhưng con số đó ít hơn so với dự kiến của họ.
"Trước đây chúng tôi ước tính rằng, cha mẹ sẽ đóng góp trung bình khoảng từ 100 đến 200 'lỗi' gene cho mỗi đứa trẻ sinh ra", LiveScience dẫn lời trưởng nhóm Philip Awadella, nhà di truyền học thuộc đại học Montreal.
"Nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này của chúng tôi đã chứng minh những sai số khác hay biến dị được tạo ra trong quá trình sinh sản ít hơn những gì giới khoa học vẫn nhận định”, Awadella nói thêm.
Điều này có nghĩa là sự tiến hóa của con người diễn ra chậm chạp hơn người ta vẫn tưởng, vì biến đổi gene là động lực của sự tiến hóa loài người.
Tỷ lệ đột biến gene trong xảy ra từ cha hay mẹ trong mỗi gia đình là khác nhau. Trong một gia đình, có 92% đột biến gene của con cái bắt nguồn từ người cha. Còn tại gia đình khác, 64% bắt nguồn từ người mẹ. Các nhà
Các nhà khoa học trong nghiên cứu này nói rằng đây là điều bất ngờ bởi trước đây người ta quan niệm phần lớn đột biến gene xuất phát từ người cha.
Theo Nature Genetics, những kỹ thuật mới phát triển sẽ tiếp tục phục vụ cho cuộc nghiên cứu này, trả lời cho những câu hỏi kế tiếp trong quá trình khám phá sự tiến hóa của loài người. Ví dụ, tuổi tác cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng đột biến xảy ra ở con cái? Hay tại sao môi trường sống, đặc biệt là điều kiện sống độc hại, lại ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ xuất hiện những đột biến này.


Hương Thu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.