http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Thế mới biết vi khuẩn có mặt “nhan nhản” ở khắp nơi nhưng chúng ta không nhìn thấy được mà thôi.
1. Tiền:
Có một số lượng lớn vi khuẩn trên những tờ tiền chúng ta tiêu hàng ngày mà bạn không thể tưởng tượng ra nổi. Theo kết quả ghi nhận được tại Mỹ, người ta tìm thấy đến 135.000 con vi khuẩn trên tờ 1$ và ước chừng khoảng 126.000 con trên những tờ tiền khác.
2. Công tắc đèn:
Việc bật tắt đèn đơn giản là thế, chỉ có chạm vào một lát thôi nhưng ở những chỗ công cộng thì trung bình mỗi năm có đến hàng triệu người chạm vào đã khiến nó trở thành một trong những vật dụng hàng ngày bẩn nhất. Ước tính sơ sơ thôi đã có khoảng 217 con vi khuẩn/6,45 cm2 của chiếc công tắc.
3. Bàn phím máy tính:
Máy tính giờ là vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của nhiều người và chiếc bàn phím đồng hành với nó thì lại là thứ vật dụng ẩn họa mối nguy hiểm về vệ sinh rất lớn. Trong nghiên cứu từ một nhóm khách hàng Anh vào năm 2009, 33 chiếc bàn phím đã được lấy mẫu ngẫu nhiên và 4 trong số đó đuợc khẳng định là gây nguy hại cho sức khỏe. Một cái được phát hiện là có nhiều vi khuẩn hơn cả ở một chiếc bồn cầu vệ sinh.
4. Điện thoại di động:
Một nghiên cứu tại Vương quốc Anh đã chứng tỏ rằng điện thoại di động là một ổ vi khuẩn với hàng ngàn con trú ngụ. Việc tay và mặt tiếp xúc thường xuyên với di động là cách nhanh nhất phát tán chúng và truyền bệnh cho chúng ta. Nếu muốn giảm thiểu nguy cơ, bạn có lẽ nên tính đến việc dán một lớp phủ trên mặt màn hình để hạn chế tối đa những tiếp xúc trực tiếp.
5. Bàn cầu vệ sinh:
Dù nhìn trắng trẻo, bóng bẩy và sạch sẽ đến đâu thì đây vẫn là nơi chứa đủ loại virus, vi khuẩn và bệnh dịch. Thống kê cho thấy có khoảng 295 vi khuẩn trên vài cm2 của một chiếc bàn cầu vệ sinh, còn số vi khuẩn trên một chiếc bồn cầu thì còn kinh khủng hơn nhiều lần với gần 3,2 triệu vi khuẩn và tình hình rất “đáng lo ngại”, đặc biệt là tại những địa điểm vệ sinh công cộng.
6. Giỏ hàng ở siêu thị
Nghiên cứu tại trường đại học Arizona phát hiện ra rằng những chiếc xe đẩy và giỏ hàng tại siêu thị còn “bẩn” hơn rất nhiều lần so với những chỗ như điện thoại công cộng, thang cuốn, đặc biệt là trên chiếc tay cầm. Với số khách “đếm không xuể” chỉ trong một ngày ở siêu thị là cũng đủ để biến nó thành một ổ vi trùng rồi.
7. Điều khiển:
Với những thường xuyên dán mắt vào chiếc tivi thì điều khiển là vật dụng không thể thiếu và độ bẩn của nó sẽ làm bạn phải ngán ngẩm. Không chỉ có vậy, theo một số báo cáo cho biết, những vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm như siêu khuẩn MRSA (gây suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến kháng thuốc), VRE (khuẩn cầu ruột) hay cả SARS có thể dễ dàng truyền nhiễm chỉ bằng việc chạm vào chiếc điều khiển. Nghe thôi cũng đã đủ khiếp đảm rồi nhỉ.
8. Bồn tắm:
Bồn tắm là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại mà lại thường không được chú ý tới. Nó có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm trùng máu hay một số bệnh về da. Những loại vi khuẩn tìm thấy ở gần đường ống của bồn tắm còn bẩn hơn rất nhiều lần vi khuẩn tìm thấy trong nhà vệ sinh. Bạn có thể làm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho chính mình và người thân bằng cách chăm làm sạch bồn tắm một tuần một lần.
9. Bồn rửa nhà bếp:
Trái ngược hẳn với quan điểm phổ biến, nhà bếp mới thực sự là nơi bẩn nhất trong nhà của bạn. Người ta tìm thấy những hơn 500.000 vi khuẩn trong khoảng vài cm2 của chiếc bồn rửa bát là cũng đủ để bạn tưởng tượng ra mức độ kinh khủng của những chỗ còn lại. Và nếu để bếp quá bẩn thỉu thì thức ăn nấu ra chẳng còn thơm ngon nữa mà chỉ tổ “rước bệnh” vào người mà thôi.
10. Miếng rửa chén bát:
Chức quán quân cho danh hiệu “ bẩn” đáng ngạc nhiên thay lại thuộc về miếng bọt biển bé xinh mà chúng ta hay dùng để rửa bát, lau chùi này. Đơn giản vì khi dùng nó để lau rửa bát đĩa, nhà bếp thì nó đã lấy hết những vết bẩn và vi khuẩn bám trên đó. Thêm nữa, đặc biệt với rất nhiều lỗ nhỏ làm thấm hút chất bẩn và nước nhanh chóng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và rất khó để khử trùng hoàn toàn.
Theo một số liệu nghiên cứu, trên miếng rửa chén có thể có tới gần 20 triệu vi khuẩn hiện diện.
Vi trùng, vi khuẩn ngập bể bơi mùa hè
Vừa qua, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh bể bơi trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá chung của Trung tâm, trong số các bể bơi được kiểm tra vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bơi.
Bỏ ngỏ chất lượng?
Một số bể bơi bị "chỉ mặt đặt tên" như Tăng Bạt Hổ, Công viên Cầu Đôi, bể bơi Nhà Văn hoá Hoàn Kiếm, Bách khoa, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không... ở những điểm này, khu phụ trợ như nhà tắm, nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, tồn đọng rác, rêu bám.
Bể bơi mất vệ sinh là nơi ủ nhiều mầm bệnh
Tại các bể bơi như Công viên Cầu Đôi, Xí nghiệp Cung ứng Hàng không, Trung tâm Thể dục thể thao Quân đội... công tác khử trùng chưa đều, nồng độ clo dư trong nước không có hoặc quá cao, ảnh hưởng không tốt đến da và mắt của người bơi.
Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng, vào những ngày nắng nóng, nhiều bể bơi với diện tích chỉ 200m2 nhưng luôn có tới 200 - 300 người cùng tắm. Nếu đối chiếu với quy chuẩn diện tích tối thiểu cho một khách phải đạt 3m2 thì gần như hầu hết các bể bơi ở Hà Nội không đáp ứng được.
Anh Nguyễn Minh Tuân, Giám đốc Công ty Quà tặng cao cấp UVIP Việt cho biết: "Nhà mình có 2 cháu nhỏ, mấy hôm nay mất điện, trời nóng nên mình hay đưa các cháu đi bơi tại bể bơi Nguyễn Quý Đức. Nước trông thì trong xanh nhưng sặc mùi clo, thỉnh thoảng lại thấy bọ gậy ngoe nguẩy trông mà hãi. Ngâm mình một
lúc dưới nước thấy các cháu kêu ngứa, người mẩn đỏ chẳng biết có ảnh hưởng gì không?
Nhưng bơi dần cũng thành quen, bể bơi nào chẳng thế, nắng nóng không xuống tắm nhanh còn chẳng có chỗ mà chen. Muốn bể bơi đảm bảo vệ sinh chắc chỉ đến những khách sạn cao cấp nơi có giá "cắt cổ"".
Ông Kiều Văn Hải, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư Công nghệ Bách khoa nói: "Tôi là người có con nhỏ, thường xuyên đưa cháu và gia đình đi bơi. Theo đánh giá của tôi, các hồ bơi hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ trong đó quan trọng nhất là chất lượng nước trong hồ. Hiện nay vẫn sử dụng chất khử trùng clo trong các bể bơi vì lý do kinh tế. Nếu nước trong bể bơi không được xử lý đạt chuẩn trước khi khử trùng clo sẽ là nguyên nhân tạo ra các chất độc hại đến sức khỏe của người bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ...".
Tiềm ẩn bệnh tật
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra: Bể bơi công cộng là nơi rất dễ chứa những mầm bệnh. Ngoài các chất hữu cơ và chất khử trùng, nước trong bể bơi còn chứa thêm mồ hôi, tóc, tế bào chết, nước tiểu (theo kết quả cuộc khảo sát này thì cứ 5 người lớn thì có 1 người thừa nhận đi tiểu trong bể bơi), các loại mỹ phẩm trang điểm và kem chống nắng.
Các chất hữu cơ này thường giàu nitơ, do đó khi kết hợp với các chất khử trùng sẽ tạo ra sự biến đổi về mặt hóa học và chuyển thành các chất độc hại đối với cơ thể. Các chất độc hại này khi tiếp xúc với cơ thể con người trong thời gian dài có thể gây đột biến gen, dị tật, thúc đẩy quá trình lão hóa, gây ra các bệnh về hô hấp...
Ông Lê Hữu Kiển, chuyên gia về công nghệ hóa học cho biết: "Clo kết hợp với chất hữu cơ và nước tiểu trong nước tạo thành Nitrit, nitrogen tricholoride... có nguy cơ ảnh hưởng đến da, gây ung thư da, hen suyễn trẻ nhỏ... Để giảm thiểu nguy cơ đó phải kết hợp nhiều biện pháp: Duy trì nồng độ clo thích hợp, nguồn nước đạt chuẩn trước khi cấp vào bể, thay nước bể hợp vệ sinh theo chu kỳ...".
Trao đổi với PV, Bác sĩ Nguyễn Thị Thắm thuộc Viện Da liễu Hà Nội cho biết: "Những hóa chất sử dụng trong hồ bơi có thể gây ảnh hưởng đến người tắm, tuy nhiên không phải ai cũng bị ảnh hưởng, vì mỗi người thích ứng với môi trường khác nhau. Cùng môi trường nước, có người bị dị ứng, mẩn ngứa nhưng cũng có những người không bị sao.
Tuy nhiên, trong nước tồn tại nhiều vi khuẩn, mầm bệnh chủ yếu là nấm. Chúng có thể sống được trong môi trường nước clo một thời gian dài. Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh lây lan qua đường nước có cơ hội phát triển. Cụ thể như các bệnh đường tiêu hoá do vô tình uống phải nước bẩn tại bể bơi, đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng) và nhất là các bệnh ngoài da".
Theo bà Thắm, bản thân Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân mắc bệnh sau khi đi bơi, chủ yếu là ghẻ, viêm da, mẩn ngứa... Ngoài ra, cũng nhiều người mắc bệnh về tai, đặc biệt là chứng viêm tai ngoài, một số người còn có nguy cơ bị viêm tai giữa do vi khuẩn xâm nhập vào.
Bác sĩ Thắm cũng khuyến cáo: "Tuy vậy, mọi người cũng không nên sợ đi bơi,
hãy chọn cho mình những bể bơi sạch sẽ, hợp vệ sinh. Trước khi xuống bể, mọi người nên tắm sạch giúp loại bỏ bớt mồ hôi, mỹ phẩm. Các bể bơi cũng nên sử dụng hóa chất, phương pháp tẩy uế thích hợp đảm bảo môi trường nước và sức khỏe cho khách hàng".
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: "Mới đầu mùa hè nhưng bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị mắc bệnh do đi bơi, chủ yếu là bệnh viêm tai, bệnh đường hô hấp. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 30 - 40% trẻ em bị tái phát bệnh tai, mũi, họng do đi bơi tại bể không đảm bảo vệ sinh".
Dòng chảy xa bờ (Rip Currents)
BaoMai
Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).
(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)
Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.
Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.
Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?
Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).
(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)
Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.
Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.
Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?
http://www.youtube.com/watch?v=PodlRS-N-vE
Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
http://www.youtube.com/watch?v=-z7_2J7dGL0
http://www.youtube.com/watch?v=-hCZuYzNujI
Dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.
Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.
Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.
Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.
Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.
Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.
Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:
· Bình tĩnh. Không hoảng loạn
· Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
· Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
· Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
· Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
· Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.
Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.
Lời kết
Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.
Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.
Trắc nghiệm
Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây:
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.