BaoMai
Cậu lái taxi còn rất trẻ xin lỗi tôi vì nhầm đường, cứ tưởng Phố Vọng là Dịch Vọng, vì "y-em mới lái xe ra phố được một tuần".
Như hàng vạn người từ các vùng khác vào thủ đô kiếm việc, lăn lộn trên các con phố ngày càng chật và lộn xộn, anh taixi cũng khai luôn là mới có bằng lái, giá 10 triệu, nhưng cam đoan là "bằng thật".
Cậu ta lái tiếp một đoạn nữa rồi lại hỏi tôi muốn rẽ đường nào.
Tôi cũng lâu rồi chẳng còn là "người Hà Nội" nên chỉ còn nhớ hướng từ khu Thái Hà về nhà mình ở Phố Vọng, chứ không thể chỉ đường qua các ngõ ngách.
Và cả tôi và cậu lái xe quê Nam Định kia đều vô tội và không đáng trách.
Nhàm chán anh hùng
Bởi phố Hà Nội bây giờ loạn quá về tên, làm tăng thêm sự lộn xộn vì xây cất bừa bãi.
Lãnh đạo thủ đô và cấp cao hơn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi chỉ đạo cho việc dùng một số tên danh nhân làm tên phố ở khắp mọi địa phương.
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung ...quanh đi quẩn lại chỉ có vài chục vị anh hùng dân tộc nhưng tỉnh nào, huyện nào, phố nào cũng mang tên họ.
Với Hà Nội thì sự rối rắm đang tăng lên gấp hai, nếu không phải là gấp ba.
Có phố Trần Hưng Đạo ở Hà Nội gốc, nhưng cũng có phố đó ở cả Hà Đông, nay là một quận của Hà Nội.
Hai Bà Trưng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ và nhiều vị khác cũng là nạn nhân của chuyện nhân giống vô tội vạ tên phố, tên đường, trường học, cơ sở văn hóa, xã hội như vậy.
Và các địa danh Hà Tây cũ cùng "hòa nhập" vào Hà Nội mở rộng nên cán cân cung cầu giữa số đường phố ngày một nhiều ra, và số tên danh nhân bị lệch nghiêm trọng.
Như thế là đang có tới ba thứ Hà Nội.
Bên Anh Quốc cũng có nhiều phố và các quán bia mang tên nữ hoàng và vua chúa nhưng ít ra người ta còn có mã bưu điện để muốn tìm là được.
Còn ở Việt Nam bây giờ, đã vào thế kỷ 21 hơn 10 năm và máy vi tính nối mạng dùng khắp nơi rồi các địa chỉ vẫn chỉ là tên đường phố, ngõ, rồi đến ngách và số nhà, không hề có mã bưu điện.
Đó là sự lạc hậu về công nghệ.
Còn về mặt văn hóa, nhu cầu quá lớn khiến Hà Nội đã và đang đặt cả những cái tên chẳng mấy ai biết.
Lê Gia Đỉnh, một anh đại đội trưởng nào đó thời đánh Pháp cũng được đem ra đặt tên cho một con phố khiến một cuốn sách phải ghi rằng tên phố này "thường bị nhầm là Lê Gia Định".
Rồi đến mấy vị quan chức cách mạng cộng sản chẳng rõ thành tích là gì, và cũng chỉ vừa mới qua đời, đã được đem ra treo thành biển đường.
Và nhìn chung, tên của các nhân vật chiến tranh nhiều hơn danh nhân văn hóa, khoa học.
Điều này nói lên gì về sự lựa chọn đầy thiên vị của nhà nước nếu nhỡ có người nước ngoài tìm hiểu về Việt Nam?
Tại sao người ta lại chẳng thể dùng tên các loại hoa, các loại cây trái mà nước Việt Nam là xứ nhiệt đới vốn có vô vàn để gọi các con phố?
Làm như thế vừa tránh được tranh cãi về con người vừa tạo vẻ hiền hòa, thân thuộc và văn minh cho những con đường ở thủ đô.
Vẫn về tên tuổi và rộng hơn là danh phận thì các biển hàng và tên quán ở Hà Nội bây giờ khiến tôi nảy sinh vài suy nghĩ.
Thói quen ăn uống của họ, vị giác của họ vẫn được mời gọi bằng những cái tên quá như "Cơm lam Pắc-Bó, vịt cỏ Vân Đình", hay "Gà đồi, dê núi", "Heo Mán, lợn Mường".
Và tiệm "Lẩu Tứ Xuyên" nằm không xa tiệm "Bóp chân Tứ Xuyên" gợi ra một cái gì đó hãi hãi.
Sự sánh vai của biển hiệu "Thịt chó Anh Tú" với "Cơm chay Bồ Đề Tâm" khiến ta không khỏi băn khoăn về nhu cầu đa dạng của con người Việt Nam hiện đại.
Mấy nghìn năm lịch sử là thế này đây.
Nếu như nhà nước loạn nhịp khi đặt tên đường phố thì dân chúng cũng thả cửa đặt tên hàng quán.
Tự do là điều hay hơn trước nhiều rồi nhưng bừa bãi Tây-Ta-Tàu quá đáng cũng thành điều phản cảm.
Tôi nghĩ nếu có mở tiệm "Tiết canh Xít-ta-lin", hay "Thịt quay Hít-ne" (ngọng một nốt cho lạ) thì chắc cũng chẳng ai để ý mà phản đối.
Trong sự bề bộn, mạnh ai nấy chen, chèn và chạy ấy, đường phố Hà Nội dù có đèn xanh đèn đỏ và công an, là một môi trường có vẻ như là vô chủ.
Nhưng một số dân mạng đã biết lập bản đồ Google Map để đánh dấu những điểm có công an giao thông tại Hà Nội nhằm giúp cho người đi lại biết mà tránh.
Chẳng có gì xấu khi dùng tên địa phương để quảng bá món ăn vì ai mà không nhớ ô mai Hàng Đường, bánh tôm Cổ Ngư, giò chả Ước Lễ hay bánh cuốn Thanh Trì đã vào thơ ca.
Nhưng dù quê ngoại ở Hải Phòng, tôi không hiểu nổi biển hiệu "Bánh mì Hải Phòng" thì có gì đặc sắc hơn các loại bánh mì khác?
Người nhập cư ồ ạt, người có tiền, có quyền cũng như đông đảo dân hiện sinh hoạt tại thủ đô vẫn còn gốc nông dân nên biển hàng quán cũng thích hợp ở tính "thương nhớ đồng quê".
Tôi cũng nghe trên đài trong xe taxi tiếng báo nhau về đoạn đường nào hiện có công an.
Đây là hiện tượng một xã hội dân sự tự vươn lên, tự tổ chức thành nhóm quyền lợi vì cái chung?
Hay đơn giản chỉ là việc người dân dùng phương tiện và công nghệ mới để tự vệ trước nạn ăn chặn của công an?
Nhưng giải pháp vô chính phủ kiểu này chỉ khiến con đường đến nhà nước pháp quyền ngày càng xa, và Hà Nội sẽ tiếp tục ách tắc trong hàng mớ vấn đề không ai dám làm chủ.
Nguyễn Giang
Cả triệu người sắp rơi vào 'hố nghèo' ở VN
Số hộ nghèo trong cả nước ở Việt Nam hiện nay lên tới 3 triệu hộ, tăng hơn một triệu hộ, ngay sau khi ngưỡng chuẩn nghèo điều chỉnh được công bố cho giai đoạn 2011 - 2015, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Số liệu công bố tại một hội thảo về an sinh xã hội hôm 26 tháng Năm cho thấy số lượng hộ nghèo theo chuẩn cũ là gần hai triệu hộ tính đến 2010.
Mức chuẩn nghèo mới được điều chỉnh lên 400 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 500 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị so với mức chuẩn nghèo cũ là 200 nghìn VNĐ/người/tháng ở nông thôn và 260 nghìn VNĐ/người/tháng ở đô thị.
Theo chuẩn mới nay cả nước có 3.044.566 hộ nghèo và số hộ cận nghèo là 1.612.181 hộ, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) trích thuật lời của Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội của MOLISA hôm 27 tháng Năm, ông Ngô Trường Thi, cho biết.
Tờ VnEconomy cũng dẫn lời của quan chức ngành lao động, thương binh, xã hội cho hay từ năm 2011, mức chuẩn nghèo sẽ được điều chỉnh hàng năm, tùy thuộc vào thực tế chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của người dân "giúp cho con số hộ nghèo được phản ánh đúng thực tế và chính xác nhất."
Bình luận về việc công bố các số liệu mới về hộ nghèo và chuẩn nghèo, một chuyên gia từ Hội Khoa học Kinh tế VN không muốn tiết lộ danh tính nói với BBC rằng việc xác định các mức ngưỡng của chuẩn nghèo và bản thân việc điều chỉnh thời gian áp dụng các chuẩn nghèo theo cách làm 5 năm một lần là 'hết sức quan liêu.'
Chuyên gia cho rằng cách làm đó 'mang đậm tính chất quản lý thời kinh tế kế hoạch' vốn 'thiếu nhạy bén' với các biến chuyển thị trường và xã hội.
Thậm chí những người có thu nhập trung bình hay cận nghèo mà gặp phải các thảm họa như gia đình có người ốm đau, bệnh nặng, phải nằm viện hay các tai nạn v.v..., thì từ thu nhập trung bình hoặc cận nghèo có thể ngay lập tức rơi xuống hố nghèo
TS. Khuất Thu Hồng, Viện ISDS
"Xa thực tế"
"Chuẩn nghèo ở Việt Nam còn được xác định vừa xa với thực tế vừa không thống nhất giữa các cơ quan đánh giá và có sự khác biệt lớn so với chuẩn nghèo quốc tế áp dụng với Việt Nam ," vẫn chuyên gia này nói.
Trước câu hỏi liệu việc điều chỉnh ngưỡng nghèo muộn màng này có ảnh hưởng hay không tới những đối tượng vốn không có mặt trong số liệu thống kê mà lẽ ra có thể được hưởng hỗ trợ từ chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, ISDS, nói:
"Tất nhiên là có ảnh hưởng, thậm chí với mức lạm phát đã thấy, thì dù chỉ trong năm tháng, chứ chưa nói là năm năm, thì giá trị của đồng nội tệ cũng đã khác hẳn rồi,"
"Tuy nhiên việc nhận được bồi thường, bồi hoàn của các đối tượng đó là rất khó vì chính sách không thể thay đổi thường xuyên được.
"Trong khi đó, thậm chí những người có thu nhập trung bình hay cận nghèo mà gặp phải các thảm họa như gia đình có người ốm đau, bệnh nặng, phải nằm viện hay các tai nạn v.v..., thì từ thu nhập trung bình hoặc cận nghèo có thể ngay lập tức rơi xuống hố nghèo."
Chuyên gia của viện nghiên cứu độc lập này cũng cho rằng việc đánh giá, phân loại các chuẩn nghèo ở Việt Nam đối với cấp địa phương cũng hàm chứa yếu tố 'thành tích' chính trị trong đó.
Gần đây, một trong các tỉnh nằm ở Bắc Bộ Việt Nam, cách trung ương không xa là Thanh Hóa, đã bất ngờ loan tin có tới gần một phần tư triệu dân bị thiếu đói trầm trọng và phải sử dụng các loại hoa mầu độn để giải quyết nhu cầu thiếu ăn hàng ngày một cách bức thiết, theo truyền thông trong nước.
Vũng Tàu: Nghề Nuôi Hàu Lụn Bại Vì Ô Nhiễm Nước
Món hàu nướng rắc phô-mai.
VUNGTAU (VB) -- Vốn là một hòn đảo nhỏ thuộc vùng biển Vũng Tàu, xã Long Sơn là một nơi lý tưởng để nuôi hàu, nuôi cá bè do có vùng nước rộng hơn 100ha do các sông nước lợ như sông Rạng, sông Rạch Ván, sông Chà Và, sông Mũi Giui… đổ ra.
Ba bốn năm trở lại đây, nghề nuôi hàu ở Long Sơn “chết” dần vì hàu trứng mới bám vào tôn, cọc đã chết vì nước sông bị ô nhiễm nặng bởi nước thải của hàng chục nhà máy chế biến hải sản ở địa phương lén lút xả ra.
Thậm chí ở một số bè cá mú trên sông chuẩn bị “xuất chuồng”, cá nặng gần 1kg mỗi con đều chết trắng bụng. Từ năm 2008 đến nay, sản lượng hàu nuôi của xã đã giảm tới 60-70% .
Do đó, ngay trên bè Đực Nhỏ, một “nhà hàng nổi” nổi tiếng trên sông Rạng, du khách ăn cái món tuyệt vời là hàu nướng rắc phô-mai hiện phải chịu giá 22,000 đồng/con, trong khi năm ngoài chỉ 15,000 đồng/con.
Ở quán Sơn Thủy trên bờ thì giá một kí hàu võ (khách lựa, cân rồi quán mới chế biến theo ý khách) hiện là 40,000 đồng, năm ngoái chỉ 20,000 – 25,000 đồng.
Hay khi mua thịt hàu sống (đã gở bỏ võ) để đem về nhà nấu cháo thì giá tại chỗ đã lên tới 200,000đồng/kg, cách đây 2 năm chỉ 100,000 đồng/kg.
Ba bốn năm trở lại đây, nghề nuôi hàu ở Long Sơn “chết” dần vì hàu trứng mới bám vào tôn, cọc đã chết vì nước sông bị ô nhiễm nặng bởi nước thải của hàng chục nhà máy chế biến hải sản ở địa phương lén lút xả ra.
Thậm chí ở một số bè cá mú trên sông chuẩn bị “xuất chuồng”, cá nặng gần 1kg mỗi con đều chết trắng bụng. Từ năm 2008 đến nay, sản lượng hàu nuôi của xã đã giảm tới 60-70% .
Do đó, ngay trên bè Đực Nhỏ, một “nhà hàng nổi” nổi tiếng trên sông Rạng, du khách ăn cái món tuyệt vời là hàu nướng rắc phô-mai hiện phải chịu giá 22,000 đồng/con, trong khi năm ngoài chỉ 15,000 đồng/con.
Ở quán Sơn Thủy trên bờ thì giá một kí hàu võ (khách lựa, cân rồi quán mới chế biến theo ý khách) hiện là 40,000 đồng, năm ngoái chỉ 20,000 – 25,000 đồng.
Hay khi mua thịt hàu sống (đã gở bỏ võ) để đem về nhà nấu cháo thì giá tại chỗ đã lên tới 200,000đồng/kg, cách đây 2 năm chỉ 100,000 đồng/kg.
Sài Gòn: Bọc Ghế Salon, Bọc Yên Xe Đủ Kiểu Đủ Hạng
Nghề bọc nệm ghế salon, nệm yên xe thịnh hành.
Hiện nay, về nhu cầu sửa chữa, tân trang ghế nệm sử dụng trong nhà, cơ quan - văn phòng, nhà hàng, khách sạn…, kể cả ghế trên ô tô, thì lúc nào cũng có nên những cơ sở làm dịch vụ này tha hồ kiếm ăn.
Nguyên vật liệu bọc ghế cũng đa dạng, đủ hạng đủ kiểu, từ vải, bố, ximili cho tới da, nhung, gấm.
Các cơ sở còn cạnh tranh nhau bằng các “chiêu” bảo hành (có nơi nhận bảo hành đến 5 năm), vận chuyển miễn phí, tặng chất lau tẩy.v.v…
Ngoài ra, trước hàng triệu chiếc xe gắn máy lưu hành trong thành phố, hầu hết các tiệm bọc ghế salon còn nhận bọc yên xe và cung cấp tấm lót chân.
Vể dịch vụ này thì cũng đủ kiểu, đủ hạng. Như những bác xe ôm thì chỉ chọn những tiệm quen với những tấm ximili xoàng xỉnh chỉ 50,000 – 60,000 đồng, còn với dân xài xe tay ga cao cấp (như Air Blade, SH, PCX…) thì phải là những tấm bọc yên xịn, có giá đến 180,000 – 200,000 đồng.
Hay “chơi sang” hơn nữa là bọc thêm một lớp áo lưới chống nắng nóng, không ngậm nước mưa, thoáng và êm hơn, còn có thể chống trơn trượt đối với trẻ em và người già ngồi lên xe.
Tất nhiên là giá khá cao, như hàng chính hãng của Đài Loan thì từ 89,000 đến 199,000 đồng/cái.
Sài Gòn: Hàng Rong Đầy Khắp Trước Cổng Bệnh Viện
Hàng rong bám trụ vào cổng bệnh viện.
SAIGON (VB) -- Hàng rong là hình ảnh thường thấy tại Việt Nam, và đặc biệt, khi kinh tế càng lúc càng suy thoaí, hàng rong lại phải lấn vào sát biên các sân bệnh viện để kiếm sống.
Lâu nay, tại khu vực cổng ra vào các BV lớn ở Sài Gòn, như BV Chấn thương Chỉnh hình , Từ Dũ, Nhi đồng 2,Tai Mũi Họng.v.v… thường có đám hàng rong buôn bán xô bồ, bát nháo.
Gần đây, bên hông tường của BV Nhi đồng 2 đã giảm bớt cái cảnh nhếch nhác của những bếp than, chai lọ, xô chậu… của những người nấu nước sôi bán cho người bệnh.
Tuy vậy, một số người bán đồ chơi, quà bánh, báo chí… vẫn cố gắng “bám trụ” sát bên cổng vào bệnh viện.
Trời nắng gắt, không khí oi bức, mấy cháu bé cứ gào khóc, các bà mẹ vất vả vừa chen lấn vừa phải dỗ con.
Vậy là đám hàng rong ‘tốt bụng” thi nhau mời chào om xòm, nào là “Mua đồ chơi cho bé bớt khóc đi chị! ”, “Mua đậu cho nó ăn nè, dỗ nó mới nín chị ơi”, “Mua tờ báo che nắng đỡ cho nó đi nhe!”…
Những bà mẹ, ông bố cứ lúng ta lúng túng, trong khi chỉ cần đám bán hàng rong chịu khó nhường cho chỗ bóng mát mà họ đang chiếm cứ thì bọn trẻ con đã dễ chịu, ít quấy hơn nhiều.
Lâu nay, tại khu vực cổng ra vào các BV lớn ở Sài Gòn, như BV Chấn thương Chỉnh hình , Từ Dũ, Nhi đồng 2,Tai Mũi Họng.v.v… thường có đám hàng rong buôn bán xô bồ, bát nháo.
Gần đây, bên hông tường của BV Nhi đồng 2 đã giảm bớt cái cảnh nhếch nhác của những bếp than, chai lọ, xô chậu… của những người nấu nước sôi bán cho người bệnh.
Tuy vậy, một số người bán đồ chơi, quà bánh, báo chí… vẫn cố gắng “bám trụ” sát bên cổng vào bệnh viện.
Trời nắng gắt, không khí oi bức, mấy cháu bé cứ gào khóc, các bà mẹ vất vả vừa chen lấn vừa phải dỗ con.
Vậy là đám hàng rong ‘tốt bụng” thi nhau mời chào om xòm, nào là “Mua đồ chơi cho bé bớt khóc đi chị! ”, “Mua đậu cho nó ăn nè, dỗ nó mới nín chị ơi”, “Mua tờ báo che nắng đỡ cho nó đi nhe!”…
Những bà mẹ, ông bố cứ lúng ta lúng túng, trong khi chỉ cần đám bán hàng rong chịu khó nhường cho chỗ bóng mát mà họ đang chiếm cứ thì bọn trẻ con đã dễ chịu, ít quấy hơn nhiều.
WTF ! Khong tham nuoc mua ma lai noi la "Khong ngam nuoc mua"
ReplyDeleteFricking stupid .