http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Phil Anderson, một người Australia sống ở Hà Nội hai năm, ngạc nhiên khi biết tin giới chức bàn về việc bỏ xích lô. Ông nói sẽ tiếc những chiếc xe thô sơ mang vẻ xưa cũ, bởi chúng như một phần của khu phố cổ.
Khám phá phố cổ bằng xích lô là một sở thích của nhiều khách du lịch nước ngoài.
“Xích lô là một nét đẹp văn hóa của các bạn. Nếu bỏ xích lô, Hà Nội không còn là Hà Nội nữa”, Anderson nói.
Gần một tháng nay, kể từ khi Sở giao thông Hà Nội phối hợp với Công an thành phố xiết chặt việc lưu hành, đội xích lô du lịch của thành phố này đang đối mặt nguy cơ bị du khách quên lãng. Trên những con phố cổ như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, Cầu Gỗ bây giờ, khách du lịch nước ngoài vẫn đông đúc nhưng những chiếc xích lô thường phục vụ họ thì hầu như vắng bóng.
Khi được hỏi về xích lô, anh Wilko Van Oosterhout, một khách "du lịch bụi' người Hà Lan, tỏ ra ngạc nhiên. Anh cho biết đây là lần đầu tiên nghe nói đến và nhìn thấy phương tiện này.
“Nó rất thích hợp để đi trong những con phố nhỏ, nhưng tôi cảm thấy không an toàn nếu ngồi trên loại phương tiện này”, Oosterhout nói khi anh đứng trên một con phố nhỏ nơi xe máy, taxi, ô tô chen bánh ở giữa, còn hai bên là hàng quán san sát. Oosterhout lưu ý rằng người ngồi trên xích lô không có thiết bị bảo hiểm nào.
Alice, sinh viên người Anh, cùng với 4 người bạn vừa đến Hà Nội chơi vài ngày lại cho biết cô không thể tìm được xích lô. "Xích lô ở đây không sẵn", cô nói. Alice thêm rằng với nhóm thanh niên bạn cô, thì tham quan và mua sắm bằng cách đi bộ tiện hơn đi loại xe ba bánh.
“Còn với những quãng đường xa 4- 5 km, thuê xe máy hoặc taxi là sự lựa chọn thuận tiện hơn”, Alice nói.
Sự hiếm hoi của xích lô du lịch trong phố cổ đã làm cho nhiều khách nước ngoài đến Hà Nội gần như không hề biết đến loại phương tiện từng thông dụng của thủ đô. Trong khi đó, với những du khách muốn được trải nghiệm phương tiện này thì xích lô “dù” là sự lựa chọn duy nhất. Do không chịu sự quản lý về giá của các công ty, tài xế có thể chở số người cũng như đòi mức giá tùy thích.
Một khách du lịch trẻ người Thụy Điển có tên là Sophia kể rằng xe xích lô ở Indonesia mà cô từng đi lớn hơn ở Việt Nam và giá cả cũng rẻ hơn nhiều. “Cùng một quãng đường, đi bằng xích lô ở đây có khi còn đắt gấp đôi thuê xe máy hay bắt taxi”.
Từng sử dụng phương tiện này, Anderson đến từ Australia cho rằng việc xích lô của các công ty du lịch khó vào phố cổ chính là điều kiện để các bác tài xế "dù" bắt bí du khách. Và thế là sau khi bị lấy giá cao, du khách không còn mặn mà với phương tiện đặc trưng địa phương này nữa.
Dọc tuyến phố Trần Quang Khải, nơi tập kết của hơn 200 chiếc xích lô thuộc 4 công ty kinh doanh xích lô du lịch Hà Nội, thưa thớt các đoàn khách nước ngoài đặt tour. Một tài xế của một hãng xích lô nổi tiếng cho biết trước đây mỗi ngày ông phục vụ được 6-7 lượt khách nước ngoài. Tuy nhiên, gần một tháng nay, con số này chỉ còn chừng phân nửa.
Theo quy định, các xích lô chỉ được phép đỗ tại hai điểm ở đường Yên Phụ và Trần Quang Khải. Các hãng xích lô cũng phải đi theo một lộ trình cố định, trong đó có khoảng một nửa chặng đường qua các phố hiện đại như Trần Quang Khải, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền...
Kim Minh, khách du lịch Trung Quốc cho biết: “Lộ trình tour bằng xích lô ngắn và không có gì đặc biệt. Chúng tôi muốn đi dạo trong phố cổ bằng loại xe ba bánh này nhưng các tài xế nói rằng họ không được phép vào đó”.
Nhiều khách của các hãng kinh doanh xích lô du lịch nổi tiếng như Sans-Souci đề nghị dừng tour, bỏ tour giữa chừng vì không hài lòng về lộ trình.
Sự tồn tại của xích lô Hà Nội vì thế đang ở giữa một bên là nhu cầu phục vụ du lịch, một bên là đảm bảo thông thoáng giao thông khu phố cổ - như yêu cầu của giới chức thành phố. Chính quyền mới đây quyết định vẫn tạm thời duy trì hoạt động của xích lô, sau khi đã đề cập đến khả năng cấm lưu thông loại phương tiện này.
Phoebe White, một người Australia từng đi chơi bằng xích lô ở Huế, Hội An và Hà Nội, tâm sự rằng chị yêu mến nó. Cảm giác khi ngồi trên những chiếc “salon di động” thô sơ, chầm chậm, quanh co qua các con phố cổ kính khiến những người đến từ phương tây hiện đại như chị cảm thấy thư thái và thú vị.
“Xích lô là một cái gì đó rất Việt Nam . Xích lô ở ba thành phố mà tôi từng đi mang đến cho tôi những cảm xúc khác biệt", White nói. "Với Hà Nội, tôi luôn nhớ đến nó trong sự gắn bó với phố cổ. Tôi nghĩ các bạn sẽ có cách để giữ nét đẹp này".
Anh Ngọc
Bỏ xích lô, Hà Nội sẽ thế nào?
“Bỏ xích lô đi thì Hà Nội sẽ như thế nào nhỉ? Du khách thăm quan bằng phương tiện gì, xe buýt hay taxi, xe ôm?”, thành viên Bill Bờm, điễn đàn Webtretho, nhận xét.
Mới đây, Giám đốc công an TP Hà Nội đã đề nghị tổng kiểm tra xích lô, tịch thu xích lô dù và tiến tới không cho xích lô chạy ở thủ đô. Trước đó, từ năm 2009, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cũng kiến nghị không cho xích lô hoạt động trong phố cổ và sau năm 2010 xóa bỏ phương tiện này.
Những lý do được đưa ra để cấm xích lô là: không kiểm soát được xích lô “dù”; quy định xích lô chỉ được đi thành đoàn 5 chiếc, mỗi đoàn phải đi cách nhau 200 m, thường không được thực hiện; góp phần gây ách tắc giao thông.
Xe xích lô được coi là một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội
Xích lô "đậm" nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội
Trước thông tin xích lô ở Hà Nội sắp bị xóa sổ, nhiều người đã tỏ ra bị ‘sốc’ và bày tỏ sự khó hiểu trước dự định cấm xích lô. “Bỏ xích lô đi thì Hà Nội sẽ như thế nào nhỉ? Du khách thăm quan bằng phương tiện gì, xe buýt hay taxi, xe ôm?”, thành viên Bill Bờm, điễn đàn Webtretho nhận xét.
Trước thông tin xích lô ở Hà Nội sắp bị xóa sổ, nhiều người đã tỏ ra bị ‘sốc’ và bày tỏ sự khó hiểu trước dự định cấm xích lô. “Bỏ xích lô đi thì Hà Nội sẽ như thế nào nhỉ? Du khách thăm quan bằng phương tiện gì, xe buýt hay taxi, xe ôm?”, thành viên Bill Bờm, điễn đàn Webtretho nhận xét.
Nhiều ý kiến thể hiện sự tiếc nuối cho xích lô, một nét văn hóa đặc trưng đã đi vào nhiều tác phẩm nghệ thuật về Hà Nội. Nick Kingston.life cho rằng: “Xích lô đậm chất văn hóa và cái ‘cổ’ của Hà Nội, nhất là trong khu vực phố cổ và rộng hơn là khu vực Hoàn Kiếm. Chứ chọn ô tô điện thì chỉ thấy hiện đại thôi, nhưng Hà Nội cổ kính một chút mới hay. Xích lô cũng không gây ô nhiễm môi trường”.
“Đi xích lô có một cái rất riêng, xe chậm, thấy mọi thứ mình lướt qua chầm chậm, đủ ngắm thật sâu thật rõ, có chút gì đó bồi hồi, suy nghĩ vẩn vơ...”, thành viên meotruli (Linkhay) thổ lộ.
Có ý kiến cho rằng cấm xích lô là không hợp lý bởi nguy cơ gây ách tắc từ chiếc xe bus, xe du lịch cỡ lớn và cả xe điện trong phố cổ là cao hơn so với xích lô, có cấm thì nên cấm những loại phương tiện này.
“Đi xích lô có một cái rất riêng, xe chậm, thấy mọi thứ mình lướt qua chầm chậm, đủ ngắm thật sâu thật rõ, có chút gì đó bồi hồi, suy nghĩ vẩn vơ...”, thành viên meotruli (Linkhay) thổ lộ.
Có ý kiến cho rằng cấm xích lô là không hợp lý bởi nguy cơ gây ách tắc từ chiếc xe bus, xe du lịch cỡ lớn và cả xe điện trong phố cổ là cao hơn so với xích lô, có cấm thì nên cấm những loại phương tiện này.
Thành viên only Godknowswhy đặt ra các câu hỏi: “Xe xích lô không phải đường nào cũng có, phố nào cũng có, những đoạn tắc đường hãy xem xe xích lô có phải là nguyên nhân chính lấn chiếm làn đường không? Có lẽ xích lô làm phiền lòng những người thường xuyên đi lại trên khu phố cổ? Khu phố cổ đường xá chật hẹp, ô tô, xe máy lưu thông không ít, xích lô là nguyên nhân cản trở?”.
An07 (Webtretho) lại bình luận: “Nếu bỏ hẳn thì đúng là buồn thật, ký ức một thời. Nghề đạp xích lô cũng là nghề kiếm cơm của rất nhiều người và là một văn hóa riêng của Hà Nội xưa. Theo mình bỏ hẳn thì không nên mà chỉ nên cấm ở một số tuyến phố vào một giờ nhất định nào đó để tránh tắc đường thôi”.
Hoài niệm về chiếc xích lô
Từ sự tiếc nuối, nhiều người lại nhớ về những kỷ niệm khó quên của mình đối với chiếc xe xích lô.
Thành viên Lam_blue, diễn đàn Linkhay kể: “Em chỉ nhớ hồi bé, mỗi lần về thăm nhà bà ngoại là cả nhà chen chúc lúc nhúc nhau đi xích lô, có khi một xích lô mà ních được một người lớn với 5,6 đứa trẻ con từ mẫu giáo đến lớp 3”.
“Nhớ lắm cái thời còn học cấp một, cả lũ trẻ con trong phố leo lên một cái xích lô đến Cung Việt Xô dự mít tinh, trên đường đi hát hò ầm ĩ cả đường phố”, thành viên Rhythm of the rain (Vinamap.vn) chia sẻ.
Đối với thành viên Single121 (Webtretho), chiếc xích lô từng gắn bó mật thiết với đời sống của các thành viên trong gia đình. Single121 tâm sự: “Bỏ xích lô thấy buồn lắm, bà nội mình bị tật ở chân đi lại không tiện nên ngày xưa hai bà cháu đi chơi hay thuê xích lô. Mình cực thích đi xích lô ngắm phố phường. Ông ngoại mình cũng từng đạp xích lô...”.
Ngay cả người ngoại tỉnh cũng yêu mến chiếc xích lô Hà Nội. Thành viên Itsarainysunday viết: “Em không phải người Hà Nội nhưng cảm giác như xích lô gắn liền với Hà Nội vậy. Quê em không có xích lô. Hồi bé, mỗi lần ra Hà Nội, ba mẹ con đều đi lại bằng loại phương tiện này. Thế nên, lúc về lại có dịp khoe với bạn là tớ ra Hà Nội được đi xích lô nhá, vào phố cổ nhá...’.
Kỷ niêm đó nhớ lắm, lâu lâu mẹ lại nhắc... Mấy năm xuống đây học cũng không đi xích lô nữa, một phần vì to uỳnh rồi, không sợ lạc! Mặc dù không sử dụng nhưng nếu bỏ đi thì thật đáng tiếc. Sau này con em chắc chỉ biết nó qua sách vở thôi, nếu con cũng được thử ngồi xích lô trong lòng mẹ một lần thì...”.
Youtube: Xích Lô - Mỹ Tâm
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.