http://baomai.blogspot.com/
BaoMai
BaoMai
Đồ chơi Trung Quốc bày bán la liệt ở khu vực chợ Bình Tây.
SAIGON (VB) -- Vào tháng 5/2011, qua các cuộc kiểm tra độc lập của mình, tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Hòa Bình Xanh (Greenpeace) thông báo đã phát hiện khoảng 70% mẫu đồ chơi trẻ em được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em mà Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm. Cũng trong tháng 5, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crôm.
Bất chấp những cảnh báo trên, tại VN, đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc hoặc không rõ xuất xứ vẫn tràn ngập thị trường. Ở Sài Gòn, đồ chơi kiểu xe đạp, ô tô, búp bê, bộ ghép hình, siêu nhân... được bán với giá rất rẻ (chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng/cái) ở vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, CMT8, Trường Chinh.v.v… Riêng ở khu vực chợ Bình Tây, vốn được coi là “thủ phủ” bán sỉ hàng đồ chơi Trung Quốc thì đủ loại, đủ kiểu đồ chơi cứ được công khai bày bán la liệt từ trong tiệm ra tận vỉa hè.
Lâu nay, một số sản phẩm ngoại nhập đã bị phát hiện hàm lượng độc tố quá cao so với chỉ tiêu quốc tế nhưng vẫn bị thu hồi ở VN. Như cuối năm 2010, tại Sài Gòn, Công ty TUV Rheinland Vietnam, chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, đã công bố kết quả kiểm nghiệm là 100% mẫu đồ chơi đĩa bay nhập từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN có chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Tuy nhiên đến nay, những đĩa bay độc hại ấy vẫn... cứ bay!
Với tình trạng không quản lý nổi “đầu vào” và cũng không thu hồi nổi khi phát hiện sản phẩm có nhiễm độc như đã nói ở trên, đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia cảnh báo VN có nguy cơ biến thành “bãi rác độc” của thế giới. Bởi trên thực tế, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, ngay cả các nước láng giềng như Malaysia, Singapore đã cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng các kim loại nặng như cadimi, chì hay BPA... trong ngành sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em. Tại VN, việc quản lý một số chất có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người sử dụng vẫn còn lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành lệnh cấm hoặc quy định cụ thể hàm lượng một số chất như phthalate, BPA... trong sản xuất đồ chơi trẻ em.
Ngồi bơm mực bên hè phố.
SAIGON (VB) -- Không có cái gì nên bỏ, thế nên nghề bơm mực vẫn còn sống được.
Lâu nay, trước khi đem hàng gởi ra chành, các chủ sạp khu vực chợ Bình Tây thường dùng bút ghi (marker pilot) ghi tên khách mua hàng.
Nếu mua sỉ cả lố ở các hiệu tạp hóa, những cây bút ghi (hay bút lông) cho nét mực đen, đỏ, xanh…đậm và rất khó phai có giá từ 17,000 – 18,000 đồng/cây, loại tốt thì 22,000- 23,000 đồng/cây.
Khi bút hết mực, nhiều người thay vì vất bỏ đã tiết kiệm bằng cách đem bơm cho đầy mực, tận dụng cây bút một thời gian nữa.
Như ở khu bán đường, đậu nằm trên đường Phan Văn Khỏe (quận 6), người ta vẫn quen thấy một chị phụ nữ đẩy xe đi bơm mực dạo và bán thêm một ít tập vở, sổ bìa cứng, các loại bút bi, bút lông.
Chị lấy giá bơm, nạp đầy mực mỗi cây bút chỉ 4000 – 5000 đồng nhưng do nạp bằng loại mực dầu vừa lỏng vừa không nhãn hiệu, cây bút sẽ rất mau khô mực và nét mực thì dễ bị phai nhòa.
Lâu nay, trước khi đem hàng gởi ra chành, các chủ sạp khu vực chợ Bình Tây thường dùng bút ghi (marker pilot) ghi tên khách mua hàng.
Nếu mua sỉ cả lố ở các hiệu tạp hóa, những cây bút ghi (hay bút lông) cho nét mực đen, đỏ, xanh…đậm và rất khó phai có giá từ 17,000 – 18,000 đồng/cây, loại tốt thì 22,000- 23,000 đồng/cây.
Khi bút hết mực, nhiều người thay vì vất bỏ đã tiết kiệm bằng cách đem bơm cho đầy mực, tận dụng cây bút một thời gian nữa.
Như ở khu bán đường, đậu nằm trên đường Phan Văn Khỏe (quận 6), người ta vẫn quen thấy một chị phụ nữ đẩy xe đi bơm mực dạo và bán thêm một ít tập vở, sổ bìa cứng, các loại bút bi, bút lông.
Chị lấy giá bơm, nạp đầy mực mỗi cây bút chỉ 4000 – 5000 đồng nhưng do nạp bằng loại mực dầu vừa lỏng vừa không nhãn hiệu, cây bút sẽ rất mau khô mực và nét mực thì dễ bị phai nhòa.
Ngồi chưng hoa bên đường.
SAIGON (VB) -- Từ lâu lắm rồi, trên vỉa hè đường Tháp Mười trước chợ thực phẩm khô Lê Tấn Kế (quận 6 Chợ Lớn), một bác gái người Bắc vẫn ẫn nhẫn bày bán những thứ vặt vãnh, rẻ tiền như đũa tre, đũa dừa, miếng nhấc nồi, cối giã tiêu.v.v…
Một ngày nọ, đám trẻ bụi đời, ăn cắp vặt lén “xí” được một mớ hoa, lá bằng vải ở dãy tiệm bán hoa giả gần đó rồi bán rẻ cho bác. Ngồi không vì buôn bán ế ẩm, bác nảy ý kiếm mấy miếng mốp, thử mầy mò cắm hoa giả vào mấy cái cối giã tiêu vẫn để trỏng trơ trong mẹt hàng.
Một ngày nọ, đám trẻ bụi đời, ăn cắp vặt lén “xí” được một mớ hoa, lá bằng vải ở dãy tiệm bán hoa giả gần đó rồi bán rẻ cho bác. Ngồi không vì buôn bán ế ẩm, bác nảy ý kiếm mấy miếng mốp, thử mầy mò cắm hoa giả vào mấy cái cối giã tiêu vẫn để trỏng trơ trong mẹt hàng.
Vậy mà, nhờ bác có “hoa tay’’ chưng hoa thật đẹp mắt, những “cối” hoa ngộ nghĩnh ấy được vài khách qua đường nhìn ngắm và hỏi mua.
Từ đó, khi đã bán được khá nhiều những cái “cối” hoa giả (giá 25,000 đồng/cái, riêng cái cối thì 15,000 đồng) thì để thường xuyên có thêm mặt hàng mới “ăn
Từ đó, khi đã bán được khá nhiều những cái “cối” hoa giả (giá 25,000 đồng/cái, riêng cái cối thì 15,000 đồng) thì để thường xuyên có thêm mặt hàng mới “ăn
khách” này, bác đã mau mắn đi mua về một ít vật liệu làm hoa nhựa, hoa giả đủ màu, đủ kiểu…
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.