Monday, June 6, 2011

Chúng tôi không còn ngây thơ

image

Ngày hôm nay, suốt hơn bốn tiếng đồng hồ biểu tình và một tuần trước đó, chúng tôi đã nhận được nhiều lời khuyên răn, nhắc nhở. Có lẽ phải viết cái note này gửi tặng quý vị.

Trước ngày biểu tình, trên nhiều diễn đàn, FB của các cá nhân, FB của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có nhiều người khuyên răn không nên biểu tình. Họ cho rằng đó là lời xúi giục của Việt Tân. Dạ xin thưa, ở xứ này, hiếm hoi lắm trên báo chí mới thấy từ “Việt Tân”, còn hai từ “tàu lạ” thì xuất hiện liên tục. Và chúng tôi xuống đường vì chúng tôi không chấp nhận hành vi xâm lược của Trung Quốc, chủ nhân của những chiếc “tàu lạ” đó. Nhiều anh chị cũng cho rằng chúng tôi bị bọn xấu lợi dụng, kích động. Cảm ơn anh chị đã lo cho chúng tôi. Chắc anh chị nghĩ chúng tôi dễ bị nhồi sọ quá. Mà anh chị cũng quên rằng ngoài cái đầu, chúng tôi còn có trái tim, còn biết xót xa khi nhân dân mình bị bắn chết ngoài biển Đông. Chúng tôi không thể để trái tim mình nguội lạnh bằng cách ngày ngày cầu nguyện: “tiền, chứng khoán, xe hơi, nhà lầu, túi xách, giày dép”.

image

Khi chúng tôi xuống đường, mấy chị của hội liên hiệp phụ nữ liên tục khuyên răn. “Chuyện đó của nhà nước lo. Mấy em về đi. Biểu tình thì phải do nhà nước tổ chức chứ!” Dạ thưa các chị, cái Thành Đoàn nằm chành ành bên Phạm Ngọc Thạch, nhà Văn hóa Thanh niên cũng nằm kế đó, cách lãnh sự quán Trung Quốc có vài chục bước chân thôi ạ. Bao nhiêu năm qua, đã có lần nào Thành Đoàn tổ chức cho chúng tôi một cuộc biểu tình chưa? Nếu có chăng là treo cờ sau xe, cùng Đàm Vĩnh Hưng làm từ thiện, uống trà xanh không độ thôi. Kiểu biểu tình ấy, chúng tôi xin nhường cho Thành Đoàn. Chúng tôi làm phận sự một công dân, khi thấy kẻ thù xâm lược, chúng tôi phải lên tiếng. Chúng tôi có nhảy qua Singapore làm thay việc của tướng Vĩnh đâu mà quý vị phải lo. Khuyên răn không được thì các chị chuyển sang điều tra coi ai là kẻ cầm đầu cuộc biểu tình này. Với suy nghĩ các chị, hành vi biểu tình vô vụ lợi, nhiều nguy cơ như chúng tôi hẳn phải có lợi lộc gì đó mới đi, hoặc có kẻ nào xúi giục xúi dại thì mới vác xác ra đường. Hồi nào tới giờ, tôi nghĩ các chị bị tẩy não, ai dè các chị còn bị thay máu nữa.

image

Trên FB của tôi, có bạn khá giàu có, lấy chồng tây, đi xe hơi, ăn cheese cake, uống rượu vang lên than vãn. Biểu tình đã khiến các bạn ấy không đi spa được, không tập gym được, kẹt xe, biểu tình làm ảnh hưởng đến các bạn. Dù bạn nói đùa hay nói thật, tôi cũng thấy shock. Và tôi hiểu ra, với các bạn, ông chồng ngon, cái xe lành, nhà penthouse và rượu vang chất chồng thì cũng khó để các bạn từ bỏ mà xuống đường biểu tình. Và bởi chưng, các bạn tự thấy mình không liên quan gì đến hành vi xâm lược Trung Quốc, ngư trường đánh bắt của ngư dân. Nếu ngày mai Trung Quốc không ở biển Đông nữa mà tràn vô Sài Gòn, các bạn cũng vẫn ấm thân. Các bạn có thể đi Mỹ do gia đình bảo lãnh, đi Châu Âu theo chồng con và tiếp tục cuộc đời cheese cake, rượu vang, gym, massage, spa, chồng tây. Các bạn quên rằng các bạn vẫn ăn cá, ăn nước mắm. Con các bạn ăn cơm ở Việt Nam. Ai trồng lúa, ai bắt cá, ai làm nước mắm cho bạn và con bạn ăn vậy?

image

Người được “khinh bỉ” nhất trước khi biểu tình có lẽ là Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp. Với công văn cấm sinh viên đi biểu tình, nỗi nhục này của ông Hiệu trưởng không biết bao giờ mới rửa nổi. Nhưng không sao, ông không lẻ loi. Ở cuộc biểu tình hôm nay, cùng đứng bên ông còn có giảng viên trường ĐH KHXH và NV, cùng vị tướng Hải quân nữa. Những người đáng tuổi cha chú của chúng tôi đứng đó, lặp lại những điều bà Phương Nga đã nói (có khi bà Phương Nga cũng lặp lại của ai đó, tôi đoán vậy). Thưa các thầy, chúng tôi nghe đủ rồi. Các thầy cứ nói, cứ thuyết, rồi được gì? Các thầy sẽ lên chức ư? Hay được khen đã có công giải tán biểu tình? Các thầy ạ, các thầy già rồi, thế cũng đủ cho một đời danh vọng rồi. Tôi không biết ngày đầu tiên cắp sách đi dạy, các thầy đã hứa với lòng mình điều gì? Đào tạo một thế hệ tài đức hay đào tạo một thế hệ hèn nhát? Thầy muốn chúng tôi học Đại học xong, ôm đống kiến thức cũ mèm đó đi làm mướn và cắm cúi làm mướn trọn đời, đừng ngước mặt lên, đừng nhìn xung quanh mình làm gì. Nếu Trung Quốc đến cảng Sài Gòn, chắc thầy vẫn còn ra rả khuyên chúng tôi về đi, họ mới ở cảng Sài Gòn, đã vào Dinh Độc Lập đâu mà sợ. Giờ thì tôi sợ thầy rồi đó!

image

Sáng nay khi chúng tôi xuống đường, những người từng tham gia biểu tình năm 2007 hoặc bị mời đi uống trà, hoặc bị canh gác. Họ còn phá sóng điện thoại tại khu vực biểu tình. Tôi nghĩ họ sai rồi. Tình yêu nước không truyền qua đường truyền internet hay điện thoại di động. Nó ăn trong máu chúng tôi rồi, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dù nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà thơ Bùi Chát có bị đuổi ra khỏi Sài Gòn, chúng tôi vẫn xuống đường. Chúng tôi xuống đường vì ông nội tôi từng là cảm tử quân, giờ chỉ có mộ gió. Chúng tôi xuống đường vì xung quanh chúng tôi, ai cũng có cha, chú, ông, bà đổ xương máu cho đất nước này. Chúng tôi xuống đường vì chúng tôi không chấp nhận hành vi ngang ngược của chính phủ Trung Quốc. Cách hành xử hàm hồ của họ có thể thành công ở Trung Quốc nhưng nó chắc chắn bị phản đối ở Việt Nam.

image

Tôi thật nể phục một anh trung niên người miền Trung khi anh ta đặt câu hỏi cho những anh công an: “Nếu chiến tranh xảy ra, ai sẽ là người cầm súng đánh kẻ thù? Chúng tôi hay các anh? Để bảo vệ ai? Bảo vệ con tôi, và con của các anh nữa!”

image

Cuộc biểu tình sáng nay tan từ trưa cũng nhờ vào phần lớn công lao chia rẽ nội bộ của mấy anh chị Thành Đoàn. Có thể nói dù không lãnh đạo thanh niên đi biểu tình nhưng Thành Đoàn rất xuất sắc trong việc dẫn dắt anh em ra về. Viết đến đây, tôi thấy rùng mình khi nghĩ về một cái vòng lẩn quẩn. Một sinh viên sau khi ra trường, hoặc làm cho Thành Đoàn rồi leo lên chức Bí thư Đoàn và mang theo đống tư duy ấy. Già rồi thì chắc lại ra thuyết phục thanh niên như bác tướng Hải Quân kia. Hoặc là tốt nghiệp xong rồi được giữ lại trường, lại thành ông giảng viên trường Nhân văn hoặc ông Hiệu trưởng trường Công nghiệp.

image

Ối giời, thế thì tôi còn mong chờ gì ở quý vị nữa!

image

Anh mặc áo trắng nói giọng Quảng: "tôi là người dân VN, đây là lãnh thổ VN tại sao các anh không cho tôi đi? Trong khi Trường Sa là của VN tại sao các anh lại để TQ nó vào?"

Khi chiến tranh xảy ra, trong số các anh được bao nhiêu người theo người dân chúng tôi ra trận??? ...

Các "Bạn Dân" trẻ kia chỉ biết cúi đầu, trong khi công quyền chỉ biết câm lặng, nhịn nhục.  Đau mà không nói nên lời.

image

Kính gửi đồng bào Việt Nam,

Trong nhiều năm qua, tuổi trẻ và sinh viên học sinh Việt Nam đã liên tục lên án bọn bành trướng Bắc Kinh xâm chiếm đất, biển và hải đảo của Tổ Quốc Việt Nam, nhưng tiếc thay đảng và nhà nưóc Cộng Sản Việt Nam chẳng những làm ngơ mà còn nhẫn tâm ra tay đàn áp khốc liệt thanh niên và sinh viên học sinh Việt Nam.

Bọn bành trướng Bắc Kinh đã và đang ngang ngược bạo hành ngay trên hải phận Việt Nam, chúng bắn giết ngư dân, đụng chìm tàu của ngư phủ, bắt giam người và tàu thuyền của người Việt Nam và đòi tiền chuộc như bọn hải tặc. Chúng ra lệnh cấm người Việt đánh cá ngay trên hải phận Việt Nam và càng bạo hành hơn khi tấn công tàu nghiên cứu Bình Minh 02 của Việt Nam. Điều này đã chứng minh rỏ ràng là bọn bành trướng Bắc Kinh đã thực sự xâm chiếm toàn bộ biển nưóc ta. Trong khi đó đảng và nhà nước Việt Nam chẳng những giữ im lặng mà còn không có một hành động nào cụ thể để bảo vệ người dân cũng như sự vẹn toàn lãnh thổ. Qua nhiều hiệp định và hiệp ước bất bình đẳng công khai và bí mật đã chứng minh hành vi cấu kết dâng đất, biển và hải đảo của đảng CSVN, cho nên khi bọn bành trưóng Bắc Kinh tuyên bố đất, biển và hải đảo thuộc chủ quyền họ thì đảng và chính quyền CSVN im lặng và còn ra tay diệt trừ mọi tiếng nói phản kháng của người Việt Nam.

Truớc nỗi niềm Tổ Quốc Việt Nam bị giặc bành trướng Bắc Kinh xâm chiếm đất đai, biển và hải đảo đồng thời căm hờn đảng và nhà nưóc CSVN phản nưóc hại dân. Chính vì thế mà nhiều thành phần xã hội của dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm: tuổi trẻ sinh viên học sinh Việt Nam (Hà Nội-Huế-Saigon và các tỉnh thành), một số các tưóng lãnh QĐNDVN đã hưu trí và tại chức, một số các bậc trí thức khoa bảng về hưu và tại chức, một số các bậc lão thành Cách Mạng, một số các công nhân viên chức, doanh nhân, thương gia, luật gia, nông dân, dân oan, các chiến sĩ đấu tranh dân chủ … đã thoả thuận thống nhất ý chí là muốn cứu nưóc thoát khỏi sự xâm chiếm của bọn bành trưóng Bắc Kinh thì phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc nhằm loại bỏ sự cai trị của đảng CSVN.

Sau khi cuộc cách mạng tưóc bỏ quyền lực của đảng CSVN thành công, chính quyền mới do dân và vì dân sẽ ra đời sẽ khẳng định chủ quyền đồng thời tuyên bố bác bỏ mọi hiệp uớc bất bình đẳng liên quan đến đất đai biên giới, biển và hải đảo mà đảng CSVN đã bí mật hay công khai ký với Bắc Kinh.

Tồ Quốc Việt Nam ĐANG lâm nguy vì giặc bành trướng Bắc Kinh đã xâm chiếm đất, hải đảo và nhất là vùng biển Đông nưóc ta. Giặc nội xâm cấu kết giặc ngoại xâm tàn phá đất nưóc Việt Nam, muốn cứu nưóc thì toàn dân, toàn quân Việt Nam phải quyết tâm trừ giặc nội xâm và chống giặc ngoại xâm.

Lòng người Việt Nam đã giao động trước hiện trạng Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng tôi là tuổi trẻ, sinh viên học sinh Hà Nội-Huế-Saigon và các Tỉnh Thành kêu gọi đồng bào bao gồm mọi thành phần xã hội của dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng chống giặc nội xâm và ngoại xâm cứu nưóc ngõ hầu chấm dứt sự cai trị của CSVN và thoát khỏi bàn tay bá quyền xâm lược Bắc Kinh.

Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2011
Sinh Viên Hà Nội-Huế-Saigon và các Tỉnh Thành


Tổ Quốc lâm nguy – Thậm chí nguy

Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon/ .com/html/ news/2010- 01/news14304. html


Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.

Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.

Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.

Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.

Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam .

Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa:

1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.

2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.

3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam , làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.

4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.

5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN.

6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.

8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân đảo Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.

9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như: cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.

10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.

Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được.

Mặc dù nói chúng ta đánh Việt Nam như đánh bạc nhưng việc thu hồi Nam Sa quả thực không phải chuyện nhỏ. Hải quân và không quân Việt Nam cũng đang dần hiện đại hóa cho nên ta quyết không đánh giá thấp đối phương, bắt buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, đã đánh là phải thắng nhanh. Trong khi bàn việc lấy lại Nam Sa vấn đề không phải là xét xem có thể thành công hay không mà phải xét xem thắng lợi có triệt để hay không, những tổn thất, rủi ro có phải là nhỏ nhất hay không và kết quả cuối cùng có phải là tốt đẹp nhất không… Vì thế cần phải xác định 4 mục tiêu rõ ràng. Đó phải là, xuất một đường quyền đẹp mắt về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Trên lĩnh vực quân sự, đáng tiếc rằng Việt Nam đã làm những việc gây phản ứng mãnh liệt như xâm chiếm nhiều đảo mới, giam giữ ngư dân và tàu đánh cá Trung Quốc. Ta tuyên bố rằng lãnh thổ lãnh hải nước ta không dễ dàng xâm chiếm, bắt buộc Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nhanh chóng hoàn thành việc triển khai quân sự tại Nam Hải. Nếu quân đội Việt Nam không chịu thì Trung Quốc sẽ tiến hành tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng ta kiên quyết diệt trừ, nếu tăng viện trợ máy bay tàu chiến cho Việt Nam thì sẽ bắn hạ, bắn chìm hết. Quân đội Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định máy bay, tàu chiến và tên lửa tiên tiến do Nga sản xuất. Quân đội của ta sẽ huy động tiềm lực hải quân, không quân để phong tỏa những căn cứ hải quân, không quân của chúng. Quân đoàn pháo binh thứ hai cần làm tốt việc che giấu những cứ điểm chiến lược hiểm yếu, không quân và chiến hạm cần làm tốt công tác dự báo; cung cấp nhiên liệu cho kế hoạch tấn công lâu dài ở căn cứ phía Nam . Lực lượng trên mặt đất phải luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công quấy nhiễu của quân đội Việt Nam ở khu vực biên giới bất kỳ lúc nào; phải thực hiện phá hủy các căn cứ hải quân không quân ở miền Bắc. Tóm lại, ta sẽ lấy việc tấn công Việt Nam như là cuộc diễn tập để giải phóng Đài Loan, một khi tình hình đã lan rộng thì sẽ triệt để phá hủy lực lượng hải quân, không quân Việt Nam.

Trên lĩnh vực chính trị, vạch trần việc các nước như Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải nước ta, nhắc lại rằng nước ta muốn duy trì phương châm hòa bình, nhưng chúng ta không thể hòa bình với những kẻ xâm hại đất nước ta. Cho dù xảy ra rồi thì chúng ta không mong nhìn thấy xung đột quân sự. Trung Quốc hy vọng rằng các bên liên quan nên ngồi lại tiến hành đàm phán hòa bình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nếu như các nước như Việt Nam chịu khuất phục trước sức ép quân sự to lớn của nước ta thì nước ta sẽ không sử dụng biện pháp vũ lực nữa, sẽ mở rộng tiếng nói quốc tế của nước ta.

Trên lĩnh vực ngoại giao, một khi chiến sự xảy ra, cộng đồng thế giới chắc chắn sẽ đưa ra bốn chữ “phê phán, phản đối”. Chúng ta cần nhanh chóng tranh thủ sự thông cảm của Mỹ, Nga, Liên minh Châu Âu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nắm được mục tiêu của các nước ASEAN, cố gắng bình tĩnh trước sự phẫn nộ và hoảng hốt của họ, khiến họ tin tưởng rằng Trung Quốc vô cùng coi trọng quan hệ với ASEAN, tuyệt đối không làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia ASEAN ngoại trừ Việt Nam, Trung Quốc sẽ làm cho mức độ phản ứng của họ giảm xuống mức tối thiểu.

Trên lĩnh vực kinh tế, để chung sống hòa bình cần thực hiên chiến lược “Dùng đất đai đổi lấy hòa bình”. Để hòa bình phát triển thì cần thực hiện chiến lược “Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì lại phải thực hiện phương châm “chủ quyền thuộc về tôi, cùng nhau phát triển, thỏa hiệp hòa bình, chia sẻ lợi ích” thiết lập một số khu vực cùng phát triển ở giáp giới các nước ASEAN gần quần đảo Nam Sa. Lấy nước ta làm chủ, lần lượt cùng hợp tác phát triển với Philipin , Malaysia , Bruney..giúp các đối tác cùng có lợi. Mục đích của các nước này muốn chiếm đảo là vì muốn đạt được lợi nhuận dầu mỏ, giúp cho họ kiếm được tiền mà họ muốn, làm cho nó dễ dàng đồng ý chủ quyền Trung Quốc. Nếu Việt Nam đồng ý với chính sách này thì có thể cũng nhận được một phần nào đó.

Với ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp Nam Sa thì kết quả cuối cùng Nam Sa quần đảo ắt bị chia cắt. Tất cả những đảo bị chiếm giữ là do ban đầu lực lượng quân đội của nước ta không đủ, khi có đủ năng lực thì không cần phải do dự mà không quyết định, việc sử dụng vũ lực chắc chắn sẽ dẫn đến có sự phản đối. Cùng năm đó, Anh ra sức tranh đoạt đảo Falklands cũng đã bị lên án chỉ trích nhiều, nhưng khi đảo Falklands đã nằm trong tay nước Anh, ai đã có thể làm gì họ . Nếu Việt Nam nguyện làm đầu tiên thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay.

Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa.

Vũ Cao Đàm dịch

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.