Sunday, April 26, 2015

Nhiều người chết vì động đất ở Nepal

image
Kathmandu, Nepal, Thứ Bảy 25/4/2015Ít nhất 970 người được biết là đã chết trong một trận động đất mạnh ở Nepal, với nhiều trường hợp hơn nữa bị e là đang mắc kẹt dưới đống đổ nát, theo giới chức.

image
Trận động đất 7,8 độ richter xảy ra ở một khu vực nằm giữa thủ đô Kathmandu và thành phố Pokhara, theo cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Các chấn động đã được cảm thấy trong vùng, với nhiều trường hợp bị thiệt mạng xảy ra ở ở Ấn Độ, Bangladesh, Tây Tạng và trên đỉnh Everest.

Chính phủ Nepal đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các khu vực bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Thông tin Nepal, Minendra Rijal, nói có "thiệt hại lớn" tại tâm chấn, nơi hiện có ít thông tin lọt ra.
"Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế vốn có kiến thức nhiều hơn và được trang bị tốt hơn để xử lý loại trường hợp khẩn cấp mà chúng tôi phải đối mặt hiện nay", ông nói.
Một phát ngôn viên cảnh sát quốc gia nói với BBC rằng 970 người đã chết trong trận động đất, và hơn 1.700 trường hợp bị thương.

Ít nhất 539 người đã thiệt mạng ở thung lũng Kathmandu, ông nói thêm.

image

image

image

image

image

image

Động đất Nepal: đẩy mạnh nỗ lực cứu hộ

image
Các nỗ lực cứu hộ được triển khai trong vô vọng
26 tháng 4 2015: Các nỗ lực cứu hộ ở Nepal đang được đẩy mạnh sau khi hơn 1.800 người thiệt mạng trong trận động đất tồi tệ nhất ở đất nước này trong hơn 80 năm qua.
Nhiều nước và các tổ chức nhân đạo quốc tế đã đề nghị hỗ trợ cho Nepal đối phó thảm họa.

image

Tìm kiếm trong vô vọng

Hàng ngàn người đã phải chịu thời tiết giá rét ngủ trên vỉa hè, công viên hay cánh đồng trong đêm thứ Bảy ngày 25/4.
Giới chức lo sợ rằng con số người chết có thể tăng nữa do các nỗ lực tìm kiếm người sống sót tiếp diễn trong Chủ nhật ngày 26/4 trong vô vọng.

image
Trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra tại miền trung Nepal ở khu vực nằm giữa thủ đô Kathmandu và thành phố Pokhara và sáng ngày 25/4.
Số liệu mới nhất của Bộ Nội vụ Nepal cho thấy 1.805 người thiệt mạng và 4.718 người bị thương.
Ngoài ra cũng có các nạn nhân ở Ấn Độ, Bangladesh, khu tự trị Tây Tạng của Trung Cộng và Đỉnh Everest, nơi động đất gây ra lở tuyết.

Cho đến giờ bên ngoài chưa biết được nhiều tin tức ở vùng tâm chấn nơi được cho là xảy ra thiệt hại trên diện rộng và có lo sợ con số người chết sẽ còn tăng nhiều hơn nữa.

image
Đất nước chúng tôi đang trải qua khủng hoảng và chúng tôi cần rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ. Minendra Rijal, bộ trưởng Thông tin và Phát sóng Nepal
Đây là trận động đất tồi tệ nhất từng xảy ra ở Nepal kể từ khi trận động đất hồi năm 1934 giết chết khoảng 8.500 người.
“Chúng tôi đã phát động một kế hoạch hành động khổng lồ để cứu hộ và khôi phục đất nước và có rất nhiều việc phải làm,” ông Minendra Rijal, bộ trưởng Thông tin và Phát sóng Nepal, nói trên truyền hình Ấn Độ.

“Đất nước chúng tôi đang trải qua khủng hoảng và chúng tôi cần rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ.”

image
Các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức nhân đạo toàn cầu đã đề nghị giúp đỡ khẩn cấp cho Nepal trong lúc quốc gia này đang vật lộn với quy mô thảm họa.
Công việc này càng trở nên khó khăn vì đường Internet và mạng viễn thông di động đang gặp trục trặc trong khi nhiều con đường tắc nghẽn không thể đi lại được.

Các nước trợ giúp

image
Nhiều vận động viên leo núi nằm trong số các nạn nhân khi trận động đất xảy ra
Hoa Kỳ, Trung Cộng và các nước Liên minh châu Âu nằm trong số những nước đề nghị trợ giúp.
Đại sứ quán Mỹ ở Nepal đã cam kết giúp 1 triệu đô la tiền hỗ trợ ban đầu trong khi Cơ quan phát triển Quốc tế của Mỹ đã triển khai một đội tìm kiếm cứu hộ đến đất nước này.
“Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với chính phủ Nepal để hỗ trợ và giúp đỡ,” Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói.
Trong hôm 26/4, Trung Cộng cũng gửi một đội tìm kiếm cứu hộ gồm 62 người.
Một số tổ chức nhân đạo quốc tế như Chữ Thập Đỏ, Oxfam và Thầy thuốc không Biên giới cũng đã triển khai nhân viên đến khu vực động đất.

“Chúng tôi vẫn chưa biết được quy mô thiệt hại nhưng đây có lẽ một trong những trận động đất gây chết chóc và thiệt hại nhiều nhất kể từ trận động đất năm 1934 vốn tàn phá Nepal và bang Bihar của Ấn Độ,” ông Jagan Chapagain, giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh các Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ Quốc tế (IFRC), nói.

IFRC nói họ đặc biệt quan ngại cho số phận của những ngôi làng ở gần tâm chấn trận động đất vốn nằm cách thủ đô Kathmandu khoảng 80km.

image
Hiện đặc biệt có quan ngại về những làng mạc gần vùng tâm chấn
Những người leo núi nước ngoài và hướng dẫn viên bản địa của họ trên Đỉnh Everest đã gặp nạn khi động đất xảy ra kéo theo trận lở tuyết lớn. Một số người đã lên mạng xã hội để gửi những thông điệp cầu cứu tuyệt vọng.

Ông Gyanendra Shrestha, một quan chức của Cơ quan leo núi Nepal, cho biết đã tìm thấy thi thể của 10 người trong khi con số người leo núi mất tích và bị thương vẫn còn chưa rõ.

image
Quốc tịch của những người này còn chưa rõ do những người leo núi cho biết sự hỗn loạn để chữa trị những người bị thương trong lúc có lo ngại sẽ có thêm lở đất và dư chấn.
Ông Dan Fredinburg, một nhân sự cao cấp của Google cũng nằm trong số nạn nhân thiệt mạng, Google xác nhận.

Toàn cảnh động đất Nepal khiến hơn 2.500 người chết


Đến sáng ngày 27/4, chính quyền Nepal cho biết hơn 2.500 người đã thiệt mạng sau trận động đất mạnh nhất ở nước này trong 81 năm qua.

image
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cho biết, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter rung chuyển khu vực nằm giữa thành phố Pokhara và thủ đô Kathmandu của Nepal. Cơn địa chấn xảy ra lúc 6h11 ngày 25/4 (giờ GMT, tức 13h11 giờ Hà Nội). Tất cả người dân đều chạy ra đường khi mặt đất rung lắc. Nhiều tòa nhà, chùa chiền tại thủ đô Kathmandu đổ sập, mặt đường nhiều nơi bị nứt toác. Roger Bilham, chuyên gia về địa chất của Đại học Colorado (Mỹ), cho biết, trận động đất kéo dài từ một đến hai phút. Trong khi đó, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng từ cơn địa chấn.

image
Bản đồ mô phỏng vùng xảy ra ra trận động đất 7,9 độ Richter ở Nepal.

 image
Toàn cảnh nhà cửa đổ sập sau trận động đất ở Nepal vào ngày 25/4. Do tâm chấn rất nông (khoảng 10 km) nên nó gây tàn phá trên diện rộng. Ngoài Nepal, vùng thủ đô New Delhi và các khu vực phía bắc Ấn Độ và một số địa phương ở Pakistan cũng xảy ra rung lắc mạnh.

image
Một nạn nhân được kéo thoát khỏi đống đổ nát sau khi các tòa nhà ở thủ đô Kathmandu đổ sập. Times of Indiacho hay, đây là trận động đất mạnh nhất trong hơn 80 năm qua tại Nepal. Trước đó, trận động đất hồi năm 1934 mạnh 8.0 độ Richter phá hủy các thành phố lớn của nước này và khiến 10.000 người thiệt mạng.

image
Đội cứu hộ tạm thời để thi thể những người thiệt mạng trong trận động đất ở Nepal bên vệ đường, do nhiều bệnh viện đều đã bị phá hủy hoặc quá tải khi số lượng người bị thương quá đông. 

image
Những người sống sót không kiềm được nước mắt khi nhận thi thể người thân. 

image
Người dân đưa một người đàn ông ra khỏi ngôi nhà đổ nát sau trận động đất. Tuy nhiên, mẹ của anh ta đã bị chôn vùi dưới những lớp gạch. 

image
Tính đến 18h (giờ Hà Nội) ngày 26/4,, chính quyền Nepal cho biết số người thiệt mạng trong vụ động đất lên đến 2.152 người, gần 4.800 người bị thương.

image
Nhiều gia đình và các em nhỏ bỗng trở thành người vô gia cư sau trận động đất.

image
Người dân đưa một phụ nữ bị thương ra khỏi căn nhà đổ nát của cô.

image
Nhiều người buộc phải ngủ ngoài trời vào ban đêm lạnh giá, do nhà của họ chỉ còn là đống gạch vụn sau trận động đất.

image
Hiện trường khu trại dừng chân ở núi Everest sau trận lở tuyết. Trận động đất gây ra tuyết lở dữ dội ở núi Everest, nơi rất nhiều du khách đang trên đường chinh phục đỉnh núi. Tháng 4 là thời điểm khách du lịch đổ về Nepal để leo núi Everest nhiều nhất trong năm.

image
Trực thăng đến trạm dừng chân ở núi Everest để vận chuyển người bị thương xuống núi vào ngày 26/4. Chính phủ một số nước, như Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc... nhanh chóng tuyên bố hỗ trợ chuyên gia và nhu yếu phẩm cần thiết cho các nạn nhân trong vùng động đất ở Nepal.

image
Đội cứu hộ đang chăm sóc cho một người leo núi bị thương. Trong ngày 26/4, chuyến trực thăng đầu tiên đã đến trạm dừng chân ở núi Everest để đưa các nạn nhân xuống núi. 

image
Toàn cảnh hoang tàn của trại dừng chân dành cho người leo núi Everest sau trận tuyết lở. 

*****

http://baomai.blogspot.com/

image

Hàn Quốc vận động người dân từ bỏ thịt chó.
Quốc hội Canada thông qua Luật '30/4'
VC phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 “Hành ...
Lính nào chẳng nhậu
Gặp Đạo diễn 'Những ngày cuối ở Việt Nam'
Một thời người ăn thịt người
Sự tích chiếc áo ngực
Nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Cộng leo thang đến ...
Vài lời tâm tình của GS. Huỳnh Chiếu Đẳng
Ngày sinh có quyết định vận mệnh?
Việt Nam và Trung Cộng không thể là bạn
Nỗi sợ biến đổi ký ức như thế nào?
Obama nhận tin mổ cướp nội tạng
Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư
Di sản của chủ nghĩa thực dân
Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tran...
Chiếc xích lô chở mùa xuân
Chiến tranh, thống nhất và tương lai
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi
Về bản Thông cáo chung của Tổng Bí Thư và Trung Cộ...
Thuốc giả đề ra thách thức toàn cầu
Ở cuối hai con đường
30/4 Quê hương xa mờ dần
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước...
Chuyện tù cải tạo: vay và trả
Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào l...
Dân đổ cá chết ra đường, buộc chính quyền phải đối...
10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất
Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh
TC sở hữu những gì trên thế giới?
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước
Dũng Phi Hổ
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ...
Sứ vụ của người trẻ
Tháng Tư từ hai góc nhìn
Vòng vây thế tục
Đỉnh cao của sự sợ hãi
Thống kê Thế Giới về Việt Nam
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa h...
TC bỏ tù phóng viên vì 'tiết lộ bí mật'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.