Liberia tìm cách giải
quyết vấn đề thuốc giả
Các loại thuốc chất
lượng xấu – trong đó có thuốc giả và thuốc với liều lượng không chính xác – là
“mối đe dọa thực sự và cấp bách” đối với sức khỏe của công chúng, theo một tập
hợp 17 báo cáo nghiên cứu phổ biến trên một tạp chí y khoa nổi tiếng.
Những thứ gọi là
“thuốc giả” gồm thuốc đã quá hạn sử dụng, những loại thuốc bị khuyết điểm lúc sản
xuất và những loại thuốc viên cố ý làm giả để trông như thật.
Chuyên gia y tế công
cộng Guarvike Nayyar làm việc cho tổ chức USP, tức Hội Dược phẩm Hoa Kỳ, chuyên
về tiêu chuẩn thuốc men, nói: “Chúng tôi biết đây là một cơn dịch xảy ra trên một
khu vực rất rộng.”
Ông Nayyar là đồng
chủ biên của một báo cáo đặc biệt về thuốc giả của Tạp chí Mỹ về Y học và Vệ
sinh Nhiệt đới.
Báo cáo tập hợp 17
báo cáo nghiên cứu nêu bật vấn đề vừa kể. Trong một báo cáo, một cuộc phân tích
kéo dài 1 năm về những mẫu thuốc phát hiện rằng khoảng 11% thuốc men ở châu Phi
và 3,5% ở châu Á là thuốc giả hoặc dưới tiêu chuẩn.
Thuốc giả, đôi khi
khó mà phân biệt với thuốc thật, được đề cập đến rất nhiều, nhưng nếu có vấn đề
về thuốc, thì có phần chắc là thuốc không có đủ liều lượng về thành phần hoạt
chất ghi trong toa thuốc.
Bà Patricia
Tabernero của trường Đại học Oxford đã nghiên cứu phẩm chất của các loại thuốc
chống sốt rét ở Lào. Bà và các đồng sự nhận thấy không có thuốc giả, và đó là một
bước tiến bộ lớn so với cuộc nghiên cứu thực hiện 10 năm trước đây. Nhưng họ đã
nhận thấy rất nhiều thuốc dưới tiêu chuẩn.
Bà nói với các phóng
viên trong một cuộc họp báo: “Người bệnh vẫn bị phơi bày trước những loại thuốc
bào chế xấu hay không công hiệu, như chloroquine, bởi vì 25% các mẫu thuốc, hoặc
chứa các phân lượng thấp hơn hay cao hơn.”
Đó là một vấn đề đặc
thù với các loại thuốc sốt rét bởi vì cho người bệnh uống ít hơn liều lượng nhiều
khi có thể thúc đẩy các hình thức kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét.
Nhiều nhà khoa học
nói cần phải có những cách thức tốt hơn để thử nghiệm công hiệu thuốc ở hiện
trường. Và ông Amir Attaran của trường Đại học Ottawa nói điều thiết yếu là có
một khung pháp lý tốt hơn. Ông cũng nêu ra đó là cách thức thế giới đối phó với
những vấn đề như thế này, là loại vấn đề vượt qua ranh giới quốc tế.
Ông nói, “Đã có một
hiệp ước quốc tế chống tiền giả từ năm 1929. Nếu chúng ta nghiêm túc về việc giải
quyết vấn đề về thuốc men, chúng ta cần phải đi tới điểm giống như năm 1929 đã
làm với tiền tệ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.