bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến
Một
vị cựu thượng nghị sĩ dưới thời Việt Nam Cộng hòa nói ông ‘bi quan về tình
hình đất nước hiện nay’ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nói tương lai
đất nước chỉ có thể thay đổi khi giáo dục phát triển và ý thức người dân được
nâng cao.
Trao
đổi với BBC Việt ngữ từ nhà riêng tại miền Nam California, bác sĩ Nguyễn Hữu
Tiến, hiện nay đã 86 tuổi, cũng so sánh sự khác biệt trong nền chính trị của
Việt Nam Cộng hòa và của nước Việt Nam thống nhất hiện nay.
Biết
trước miền Nam
sẽ mất
Ông
Tiến nói ông đã ‘tiên đoán được Việt Nam Cộng hòa sẽ mất từ nhiều năm trước
năm 1975’ và khi thấy ở Ban Mê Thuột và các nơi khác rút quân từ từ thì ông đã
chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
“Tôi
chạy ngược chạy xuôi, ngày nào cũng tìm đường dây, tổ chức nào đó để họ đưa
mình ra ngoài,” ông kể và cho biết cuối cùng khi vào được sân bay Tân Sơn Nhất
vào ngày 25/4 thì gia đình đã được một tổ chức có tên là ‘Food for the Hungry’
cho lên máy bay di tản của họ.
Tình
hình Sài Gòn vào lúc đó, theo lời ông Tiến, thì ‘không có gì hỗn loạn lắm’
nhưng ‘tình hình thay đổi hàng giờ’.
“Tôi
vào sân bay Tân Sơn Nhất thấy người ra người vô, trật tự lắm. Tôi vô căn cứ
của Mỹ ở Tân Sơn Nhất thì thấy đã đầy người làm việc cho Mỹ ở đó rồi,” ông nói.
“Ngày
25/4 ra vô (sân bay Tân Sơn Nhất) thong thả mặc dù có kiểm soát một chút,”
ông nói thêm, “Nhưng ngay ngày hôm sau thì không vào được nữa. Có những người
bạn bè khác mà tôi muốn giúp lại không vào được.”
Ông
mô tả cảm giác ra đi của ông và gia đình lúc đó là ‘nhục nhã’.
“Tôi
nghĩ tại sao mình sống trong hoàn cảnh tủi nhục như thế này: đi như một con
chó hoang không biết đi đâu cả để tìm sự sống,” ông kể, “Tôi nhớ tôi ngồi khóc.
Nhưng mình còn may mắc còn đi được còn biết bao nhiêu người không đi được.”
“Nhưng
nếu mình không đi thì mình bị đi tù rồi, Đi tù rồi thì cái gì xảy ra không biết
được.”
Tuy
nhiên, ông Tiến không cho rằng ngày 30/4 năm 1975 là ngày ‘mất nước’ như nhiều
người dân Việt Nam Cộng hòa trước đây.
“Đối
với tôi, tôi không dùng từ mất nước bởi vì nước Việt Nam vẫn còn, dân tộc
Việt Nam vẫn còn nhưng thời cuộc thay đổi, vận nước thay đổi,” ông giải
thích.
“Trong
giai đoạn này Đảng Cộng sản độc tài đang cai trị,” ông nói thêm, “Nhưng tôi
hy vọng trong thời gian tới thời cuộc biến chuyển, dân mình ý thức được nhân
quyền, quyền tự do căn bản của con người thì họ sẽ đoàn kết và họ sẽ có sự
chống đối.”
Không
có Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ khác
“Cuộc
chiến là một bất hạnh mà người gieo rắc là Hồ Chí Minh,” ông Tiến phân tích,
“Nói thẳng thừng như vậy. Nếu Việt Nam không có Hồ Chí Minh và không có Đảng
Cộng sản thì Việt Nam vẫn giành được độc lập từ lâu rồi, từ năm 1943.”
“Họ
(những người cộng sản) lèo lái cuộc đấu tranh sang bình diện khác,” ông nói.
Theo
lời ông thì Đảng Cộng sản đã ‘lợi dụng tình trạng ngu dân do thực dân Pháp tạo
ra’ để lên nắm quyền.
“Đảng
Cộng sản lợi dụng tình trạng đó để lên với danh nghĩa đuổi thực dân để lòng
người đi theo,” ông nói.
Ông
dẫn chứng là vào thời kỳ năm 1945 khi ông còn là một thiếu niên đã ‘bị cộng
sản lừa’.
“Lúc
đó tôi không có ý thức chính trị, chỉ đến trường học thế thôi. Lúc Đảng Cộng
sản lên năm 1945 thấy hợp lý quá. Thấy bảo gia nhập tổ chức nhân dân
tự vệ thì tôi cũng vác gậy, đội mũ, đeo ba lô đi gác,” ông nói.
“Thật
sự bất kỳ người dân Việt Nam cũng có tinh thần yêu nước nhưng thời còn trẻ
mình cũng không biết thế nào là cộng sản,” ông nói thêm.
Ông
cũng kể lại việc ông bị những người cộng sản ‘bắt và giữ một đêm’ khi đem
nói câu chuyện mà ông nghe người quen kể lại ở Hà Nội lúc đó ngoài Đảng Cộng
sản còn có những đảng khác như đảng của ông Nguyễn Hải Thần ở phố Quán Thánh.
“Sau
năm 1954, đất nước chia đôi, ngoài bắc do cộng sản kiểm soát. Tôi biết ngay
kinh nghiệm của tôi mình không thể sống với Đảng Cộng sản được nên cả nhà tôi
di cư vào Nam ,”
ông kể.
Miền
Nam
còn non nớt
Vị
cựu thượng nghị sĩ này cũng cho rằng miền Nam lúc đó ‘không có ý thức chính
trị’ và ‘vẫn còn non nớt trong vấn đề dựng nước’.
Sau
khi tốt nghiệp y khoa ra trường vào năm 1957 và bị trưng tập vào bác sĩ quân
y, ông Tiến kể ông thấy ‘đất nước thanh bình’ và ông đi từ ‘Sài Gòn đến Châu
Đốc, từ Châu Đốc đến Rạch Giá’ vào ban đêm mà không sợ gì cả.
“Ngô
Đình Diệm là người ái quốc nhưng lối cai trị của ông ấy là của một vị quan. Ông
ấy nói ra mọi người chỉ nghe có thế thôi,” ông Tiến nhận xét về vị tổng thống
đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, “Ông ấy có hơi thiên vị những người lương với
người giáo và tin tưởng những người dòng dõi con ông cháu cha.”
“Ông
ấy thiên vị gia đình và đưa toàn những người thân tín trong gia đình lên. Những
người ấy không cho ông ấy biết sự thực,” ông giải thích, “Lúc mới đầu không sao
nhưng về sau ông ấy không nắm vững tình hình đất nước cho nên mới xảy ra vụ
thượng tọa (Thích Quảng Đức) tự thiêu.”
Khi
được hỏi về tình trạng tham nhũng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ông Tiến thừa
nhận là có.
“Tham
nhũng thì ở đâu cũng có cả. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng có tham nhũng
nhưng tham nhũng chỉ có tính giới hạn và mang tính cá nhân. Không có tập thể
nào, lãnh đạo nào hay đảng nào tham nhũng cả,” ông Tiến nói với hàm ý ám chỉ
Đảng Cộng sản hiện nay.
Con
cờ trên bàn cờ
Ông
Tiến nhận định hai miền Việt Nam lúc đó chỉ là ‘con cờ trên bàn cờ mà người
đánh cờ là các cường quốc’.
“Họ
chơi nước cờ nào mình đâu có biết?’
“Chính
bấy giờ người đàn anh đánh cờ là Mỹ với kế hoạch domino xem miền Nam là nút
chặn cộng sản nên muốn đưa quân vào. Lúc Mỹ đưa quân vào thì chiến tranh
Việt Nam không do người Việt Nam chỉ huy nữa,” ông nói.
“Khi
đánh nhau súng đạn, xăng nhớt hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ thì khi bị cắt đi lấy
gì mà đánh?”, ông nói, “Thành ra là mình bị bức tử.”
“Phía
cộng sản không có Nga, Tàu đi kèm hoặc có đi kèm thì không có lộ liễu,” ông
phân tích sự khác biệt trong chiến thuật hai miền, “Còn đằng này Mỹ rất lộ
liễu. Nó đến chiếm chỗ nào thì bom napalm cháy hết cỡ.”
“Thành
ra quân đội mình (Việt Nam Cộng hòa) đánh anh dũng nhưng cơ quan chỉ huy
cuộc chiến không phải là sĩ quan Việt Nam,” ông nói, “Khi thấy dùng Việt Nam
chặn Trung Cộng không cần thiết nữa thì Mỹ cử Kissinger qua (Paris để hòa đàm
với Bắc Việt).”
Ông
Tiến thừa nhận rằng sau ngày 30/4 năm 1975 đất nước Việt Nam có sự thống
nhất, quy về một mối.
Tuy
nhiên, ông chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản sau đó là ‘không có
lương tâm’.
“Thay
vì nâng người bại trận lên thì lại trù yểm và diệt bằng cách này hay cách
khác,” ông phân tích, “Nếu có một chính quyền quốc gia (không theo đường lối
cộng sản) nghĩ đến dân đến nước thì nước Việt Nam bây giờ khá rồi chứ không ở
trong tình trạng như thế này.”
Tương
lai đất nước
Về
tương lai đất nước, ông Tiến nói: “Bây giờ Đảng Cộng sản cầm quyền nhưng họ
không thể cầm quyền mãi được.”
Theo
lời ông Tiến thì những người trong Đảng Cộng sản ‘cấu kết với nhau vơ vét tài
nguyên của đất nước’ về cho bản thân và gia đình mình.
Theo
ông phân tích thì hai cường quốc hiện nay có thể can thiệp trực tiếp vào
Việt Nam là ‘Trung Cộng và Mỹ’.
“Mỹ
thì bị chiến tranh Việt Nam đã ê càng lắm rồi. Bây giờ họ có thể giúp được về
kinh tế, cả về mặt quân sự nhưng họ đòi hỏi thể chế Việt Nam phải có sự cải
thiện. Ít nhất phải có bộ mặt dân chủ.”
“Đáng
quan tâm là Trung Cộng – kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam,” ông nói,
“Người Việt Nam với người Trung Cộng không thể nào là bạn được.”
“Cá
lớn bao giờ cũng nuốt cá bé. Nó (Trung Cộng) ở thế mạnh. Nó cần kiếm chỗ kiếm
lương thực, tài nguyên về nuôi dân nó. Nếu nó còn trục lợi được, còn ăn hiếp
được thì mình vẫn bị ăn hiếp chưa nói đến chuyện nó có thể đô hộ mình.”
“Khi
đó thì ai cứu mình? Phải có một cường quốc có một lực tương đương. Việt Nam
phải trông vào Mỹ. Lãnh đạo Việt Nam họ biết cả,” ông phân tích.
“Muốn
chống lại sức mạnh của Trung Cộng thì phải có điều kiện mình có dân. Dân đồng
lòng thì mình không sợ gì cả,” ông nói thêm và cho biết dân chủ ở Việt Nam
hiện nay ‘rỗng tuếch’ và ‘thực quyền trong tay Đảng’.
Tuy
nhiên, theo ông Tiến thì Đảng Cộng sản ‘không bao giờ thay đổi cả’.
“Cho
nên Việt Nam chỉ khá lên chỉ khi nào Đảng Cộng sản bị thay thế,” ông nói,
“Nếu chính quyền Đảng Cộng sản thay đổi được thì quá tốt nhưng tôi nghĩ họ
không bao giờ thay đổi mà chỉ càng sa lầy thêm.”
“Tương
lai Việt Nam rất là đen tối,” ông nói, “Tôi bi quan nhưng không đến nỗi. Tôi
nghĩ dân tộc mình đến lúc nào đó bị nhấn quá thì sẽ nổi lên.”
“Trong
tương lai gần thì tôi bi quan nhưng về lâu dài nếu vận nước xoay chiều thì
mình sẽ không thua gì các nước láng giềng,” ông nói.
“Bây
giờ tình trạng văn hóa xã hội nước mình quá suy sụp nếu muốn khôi phục lại đòi
hỏi vài thế hệ. Để thay đổi văn hóa chỉ có vấn đề giáo dục là ưu tiên.”
“Người
Việt Nam không thua kém ai về sự thông minh, nhẫn nại, cố gắng,” ông phân
tích, “Nếu mình được lãnh đạo tốt có thể khá lên được.”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.