Xe
tăng quân chiến thắng trước cửa Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Lúc
nhỏ, phần lớn những hiểu biết của tôi về chiến tranh Việt Nam là từ những trải nghiệm của ông
bà cha mẹ kể lại.
Tôi
nhớ vào tuần lễ gần tới 30/4, truyền hình thường dành giờ vàng chiếu phim tài
liệu, cải lương, vở tuồng về quân đội Việt Nam, về các bà mẹ Việt Nam anh hùng
và các chiến công cũng như cảnh xe tăng tông vào Dinh Độc Lập.
Tôi
nhớ nhất cảnh đó, đối với suy nghĩ quá đỗi ngây thơ của mình, và với những hiểu
biết được dạy trong trường lớp, tôi thấy tự hào lắm. Nào là người Việt nhỏ bé
chiến thắng đế quốc Mỹ, đánh đuổi thực dân Pháp, và cả bọn phát xít Nhật.
Tôi
thật sự biết ơn cha mẹ của mình khi cho tôi được du học. Một trong những cơ hội
mà tôi nhận được khi đi du học là được tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở nước
ngoài.
Tôi
biết rằng, cô chú bác ở đây rất ghét cộng sản. Tất nhiên, khi lần đầu tiên nhìn
thấy cờ vàng ba sọc đỏ, hay bài quốc ca mà họ hát. Tôi bị sốc. Tôi sốc vì tôi
tổ chức ăn mừng, vui cười vào ngày 30/4 ở Việt Nam trên nỗi đau của hàng triệu
người tị nạn, hàng triệu người lính hai miền đã nằm xuống. Tôi càng sốc hơn vì
mình thờ ơ, ngu dốt vô cùng. Sống hơn 20 năm trên đời mà đến bây giờ tôi mới
hiểu được phần còn lại của câu "triệu người vui, cũng như triệu người
buồn" của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tôi
dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam theo quan
điểm của những người bị gọi là “ngụy”. Ngày 30/4/1975, người miền Bắc gọi giải
phóng, thì người miền Nam
gọi là mất nước.
Suy cho cùng thì những thuyền nhân, những bà mẹ mất con, những
người vợ mất chồng, con mất cha mới chính là nạn nhân của chiến tranh. Tôi rất
tức giận khi thấy sinh mạng của người dân mình, đất nước mình như là bàn cờ của
các đế quốc. Càng tìm hiểu nhiều hơn, cái suy nghĩ hận thù chế độ cộng sản ban
đầu mà tôi cảm nhận được khi đi du học, nó dần chuyển thành sự cảm thông cho
người dân ở hai miền đất nước. Tôi nghĩ rằng, khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước, ông ấy cũng mong một đất nước Việt Nam tự do, phồn thịnh và minh bạch.
Tin
tức bây giờ cứ tập trung vào việc sự bành trướng của Trung Cộng. Giặc ngoại xâm
không nguy hiểm bằng giặc nội xâm, lịch sử đã chứng minh cho tôi thấy điều đó.
Cái văn hóa Á châu, hay đặc biệt hơn là người Việt Nam , rất chú trọng gia đình, về yếu
tố con người.
Tôi
nghĩ song song với việc phát triển kinh tế, chính phủ phải kiên quyết hơn, mạnh
mẽ hơn trong việc giải hòa những hận thù, những mâu thuẫn của người Việt trong
và ngoài nước. Tôi không hận ai cũng chẳng ghét ai. Tôi chỉ thấy thương người
Việt mình, 40 năm chiến tranh kết thúc mà hận thù vẫn còn đó, mâu thuẫn vẫn còn
đó. Cái trách nhiệm giải quyết vấn đề này là ở thế hệ chúng tôi, không phải nợ
của con cháu chúng tôi.
Tôi
luôn ước muốn rằng, ngày 30/4 không phải là ngày giải phóng đất nước mà được
gọi là ngày hòa giải, ngày đoàn tụ. Vào ngày này, những người con Việt Nam ở khắp nơi
trên thế giới trở về quê hương ôm lấy bà con, gia đình mình trong hạnh phúc.
Những người lính cộng hòa, lúc ra đi trong nước mắt, thì bây giờ được quay về
trong vòng tay rộng mở của những người từng là kẻ thù của mình, trong nước mắt,
họ xin lỗi nhau, vì lần đầu tiên, nước Việt Nam mới thật sự thống nhất.
Tôi
chấp nhận rằng là tôi không đủ dũng cảm như một số nhà báo, luật sư dám đứng
lên, thẳng thắng chỉ trích một nhà nước không minh bạch. Tôi chỉ mong những bậc
tiền bối đừng từ bỏ hy vọng vào thế hệ chúng tôi.
Lúc
nào, trong lòng của tôi cũng thao thức mong tìm được cách nào đó để khai sáng
cho các nhà lãnh đạo hiện tại dám thay đổi. Một nhà lãnh đạo thật sự là người
luôn đặt lợi ích của người dân trên lợi ít cá nhân.
Nhà
nước phải khuyến khích tự do báo chí để những việc tham nhũng, lạm quyền, hối
lộ bị đưa ra công lý. Hệ thống giáo dục cần được cải cách, môn lịch sử phải
được chú trọng, chiến tranh Việt Nam cần được phân tích ở cả hai quan điểm của
người thắng cuộc lẫn thua cuộc, để thế hệ trẻ học lịch sử hiểu rõ chiến tranh
tàn khốc thế nào, để họ xây dựng một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, hạnh
phúc và không vấp phải những sai sót mà tiền nhân đã đi qua.
Nguyễn
Thái Tuấn Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.