Từ
Hy Lạp cổ đại cho đến ngày nay, chiếc áo ngực đã trải qua nhiều thay đổi, từ
kiểu dáng, chức năng cho đến ngữ cảnh xã hội.
Bạn
có tin rằng thời còn trẻ, nữ hoàng nội y Chantal Thomass từng phản đối áo ngực?
"Thời
đó, phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ đồng nghĩa với việc chúng tôi không
mặc áo ngực. Chúng tôi sẽ mặc áo thun mà không có gì lót ở trong, hoặc cởi trần
đi ra biển. Ngày nay không ai dám cởi trần đi ra biển nữa," nhà thiết kế
nổi tiếng người Pháp, người đã dẫn đầu việc đưa áo ngực thành sản phẩm thời
trang những năm 70, nói.
"Tôi
chỉ cần đưa [áo ngực] lên sàn diễn thời trang, và nó trở nên thịnh hành",
bà nói thêm.
Thời
đó, nơi duy nhất để nhìn thấy đồ lót quyến rũ, là ở Pigalle, khu phố đèn đỏ tại
Paris , Thomass
cho biết.
"Ở
châu Âu, áo ngực có từ thời Trung Cổ, và dù chỉ có chức năng là nâng ngực, nó
cũng đã ăn sâu vào nền văn hóa của chúng ta".
"Nhưng
khi tôi đến châu Á, người dân ở đây không có văn hóa mặc áo ngực, nhưng họ vẫn
rất thích thú trước đồ lót. Đến thế kỷ 19, phụ nữ châu Á vẫn chỉ quấn vải quanh
ngực, họ chưa bao giờ mặc áo ngực và nó vẫn là điều rất mới mẻ".
Áo
ngực (bra) là viết tắt của từ brassiere trong tiếng Pháp, tức 'áo con'.
Những
mẫu thiết kế ban đầu, vốn khá thô thiển và cồng kềnh, khác xa so với những mẫu
tinh tế, có độ giãn và được sản xuất với công nghệ cao ngày nay.
Cuốn
'Uplift: The Bra in America '
diễn tả cảnh tượng hồi năm 1930, khi việc sản xuất áo ngực với quy mô lớn mới
bắt đầu:
"Những
người phụ nữ đủ tuổi dùng những chiếc áo ngực dây dài và cứng, với miếng lót
cứng ..."
Cũng
theo cuốn sách này, chính công ty SH Camp and Company đã đi đầu trong việc sử
dụng hệ thống alphabet để đặt tên cho kích cỡ của áo ngực.
Trước
đó, "các công ty đã phải sản xuất miếng lót có khả năng co giãn để thích
nghi với đủ kích cỡ ngực khác nhau".
"Đây
là một sản phẩm tinh vi, được làm từ nhiều miếng vải nhỏ, với nhiều kích cỡ.
Đây cũng là thứ mà bạn phải giặt hàng ngày, và vì thế kết cấu của nó phải rất
dẻo dai. Nó rất khác với quần áo khác, vì nó tiếp xúc trực tiếp với da, nên cần
có độ bền cao", Thomass giải thích.
Bà
cũng nhớ lại tầm ảnh hưởng của Lycra khi hãng này trở nên thành công vào những
năm 80.
"Công
ty này đã mang lại những kiểu dáng cũng như sự thoải mái mới. Tôi rất thích các
bức vẽ của Vargas tả những người đẹp trong đồ lót, vì chúng nhìn giống như làn
da thứ hai, và điều đó chưa hề có trước đây cho đến khi Lycra xuất hiện".
Khó
để biết chính xác chiếc áo ngực đầu tiên ra đời vào khi nào.
Một
số tài liệu miêu tả các vật dụng gần giống như áo ngực có từ thời Hy Lạp cổ đại.
Trong
một chuyến khảo sát hồi năm 2008 tại một lâu đài ở Áo, các nhà khảo cổ đã tìm
thấy bốn chiếc áo ngực với kiểu dáng khá giống thời hiện đại.
Trong
khi đó, một bác sỹ Pháp tên Henri de Mondeville, từ thế kỷ 13, miêu tả một số
phụ nữ thời đó có ngực quá to. Vì vậy, họ khâu "hai cái túi vào phía trong
váy, căn chỉnh cho vừa với ngực".
Theo
Collen Hill, từ Viện Bảo tàng Học viện Công nghệ Thời trang, Cadolle, một trong
những nhà làm đồ lót lâu đời nhất ở Pháp, "có rất nhiều tầm ảnh hưởng
trong việc mang lại kiểu áo ngực như chúng ta biết ngày nay".
Trên
thực tế, trên website, hãng này tự nhận mình là người đã 'phát minh ra áo ngực'.
Trang
web cho rằng người sáng lập nên nhà may, bà Herminidie Cadolle, vào cuối thế kỷ
19 đã quyết định giải phóng phụ nữ khỏi nịt ngực bằng một phát minh mà bà gọi
là áo ngực".
Chiếc
áo ngực này, vốn được tung ra vào năm 1889, trên thực tế chỉ là chiếc nịt ngực
hai mảnh, vốn sẽ giúp người mặc có cảm giác thoải mái hơn một chút, bà Hill nói.
Một
trong những áo ngực mang tính cách mạng nhất là của Rudi Gernreich, được gọi là
'áo ngực như không có áo ngực', ra đời vào năm 1964.
Đây
là chiếc áo ngực đầu tiên đi theo kiểu dáng đơn giản, không có những kết cấu
cứng, khác hẳn với những áo ngực nặng và có hình dáng lốc xoáy như của thập
niên 50.
30
năm sau, Madonna đã đưa hình ảnh chiếc áo ngực, vốn bị cho là tượng trưng cho
sự bó bọc, đàn áp, trở thành biểu tượng của sự quyến rũ và quyền lực.
Tương
tự, trong quảng cáo Hello Boys của Wonderbra vào năm 1994, do nhà nhiếp ảnh
Ellen von Unwerth và người mẫu Eva Herzigova thực hiện, đã biến áo ngực thành
dụng cụ để phụ nữ đề cao giới tính của mình.
Giống
như Thomass, người đã đấu tranh cho sự tự do khi phản đối áo ngực, rồi sau đó
lại trở thành người đư áo ngực thành biểu tượng của sự nữ tính, cách nhìn nhận
về áo ngực, thứ vật dụng thường xuyên thay đổi về cả hình dáng lẫn cách thể
hiện, sẽ tiếp tục thay đổi.
Katya
Foreman
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi |
Nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Cộng leo thang đến ... |
Vài lời tâm tình của GS. Huỳnh Chiếu Đẳng |
Ngày sinh có quyết định vận mệnh? |
Việt Nam và Trung Cộng không thể là bạn |
Nỗi sợ biến đổi ký ức như thế nào? |
Obama nhận tin mổ cướp nội tạng |
Bộ tộc Hunzas: 900 năm không có ai bị ung thư |
Di sản của chủ nghĩa thực dân |
Ban nhạc ‘Viet Cong’ lên tiếng vì tên gọi gây tran... |
Chiếc xích lô chở mùa xuân |
Chiến tranh, thống nhất và tương lai |
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sĩ Kim Chi |
Về bản Thông cáo chung của Tổng Bí Thư và Trung Cộ... |
Thuốc giả đề ra thách thức toàn cầu |
Ở cuối hai con đường |
30/4 Quê hương xa mờ dần |
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước... |
Chuyện tù cải tạo: vay và trả |
Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào l... |
Dân đổ cá chết ra đường, buộc chính quyền phải đối... |
10 nước hạn chế truyền thông nhiều nhất |
Khi chất xám tháo chạy khỏi Bắc Kinh |
TC sở hữu những gì trên thế giới? |
Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước |
Dũng Phi Hổ |
Những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường ... |
Sứ vụ của người trẻ |
Tháng Tư từ hai góc nhìn |
Vòng vây thế tục |
Đỉnh cao của sự sợ hãi |
Thống kê Thế Giới về Việt Nam |
Chế độ cộng sản VN sụp đổ, người Việt mới có hòa h... |
TC bỏ tù phóng viên vì 'tiết lộ bí mật' |
Lục Bình trên dòng Kinh đen |
Cái giá của ngày 30/4 |
Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Cộng |
Phim Going Clear của Alex Gibney |
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam |
Cô Tám kể chuyện Nails |
Những lời chân tình cho quê hương Việt Nam |
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.