Tôi
sinh ra và lớn lên sau gần 20 năm đất nước được “giải phóng”.
Hầu
như chỉ nghe bà nội kể và nhà trường rao giảng: “30/4 là ngày giải phóng đất
nước khỏi Đế quốc Mỹ xâm lược”.
Thế
nhưng nhiều người mà tôi tiếp xúc lại có cái nhìn khác về cái ngày này.
Ngày
30/4 được tác giả liên hệ với những ký ức trong gia đình, lớp người đi trước,
bạn bè và bản thân thuộc thế hệ 9X.
Tôi
sinh ra và lớn lên sau gần 20 năm đất nước được “giải phóng”.
Hầu
như chỉ nghe bà nội kể và nhà trường rao giảng: “30/4 là ngày giải phóng đất
nước khỏi Đế quốc Mỹ xâm lược”.
Thế
nhưng nhiều người mà tôi tiếp xúc lại có cái nhìn khác về cái ngày này.
Sinh
trưởng trong một gia đình hậu duệ cộng sản, bố mẹ tôi được coi như những “hạt
giống đỏ” vì ông bà nội ngoại đều là những công thần chế độ.
Ông
nội của tôi từng giữ hàm viện trưởng (tương đương chức thứ trưởng lúc bấy giờ).
Ông ngoại của tôi từng cai quản cả một bệnh viện lớn ở Hà Nội thời kỳ “kháng
chiến chống Mỹ cứu nước”.
Bố
mẹ của tôi không những thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa xã hội từ bé, mà còn được
học hành đến nơi đến chốn.
Với
những thế hệ đi trước
Nay
tôi xin nói về 30/4 với những thế hệ đi trước.
Hồi
nhỏ, khi đi học những trường chuyên lớp chọn ở Hà Nội, chúng tôi đã được ‘quán
triệt’ tư tưởng “30/4 là ngày giải phóng đất nước khỏi ách xâm lược của Đế quốc
Mỹ, chúng ta phải tự hào vì là dân tộc duy nhất trên thế giới đánh thắng Đế
quốc Mỹ”.
Khi
về nhà, tôi hỏi bố tôi có thấy tự hào khi đánh thắng Đế quốc Mỹ không, bố tôi
chỉ lẳng lặng trả lời ”Khi nào con lớn sẽ hiểu”. Bản thân bố tôi từng làm
nghiên cứu sinh và làm việc tại Warsaw ,
Ba Lan những năm 1990. Có lẽ khoảng thời gian đó bố có cơ hội được tiếp xúc với
mặt trái của chủ nghĩa xã hội.
Tôi
từng hỏi bà nội: “30/4 là ngày gì mà nhiều chương trình văn nghệ thế ạ?” Bà
từng trả lời với giọng đầy hả hê: “Là ngày đất nước giải phóng khỏi tay
Mỹ-Diệm”.
Dạo
gần đây, khi về Việt Nam ,
cũng với câu hỏi đó và bà chỉ xua tay đáp “Buồn lắm cháu ạ”. Tôi cũng dần hiểu
thế nào là buồn, một con người dành cả đời vì lý tưởng cộng sản mà.
Mẹ tôi kể rằng, anh họ của mẹ từng giữ chức phó giám đốc Đài Phát thanh
Truyền hình Sài Gòn trước năm 1975.
Sài
Gòn trước 1975 từng là một đô thị phát triển nổi bật ở trong khu vực, nhất là
trong thương mại, kinh tế thị trường.
Sau
ngày 30/4, bác ra Hà Nội ăn giỗ, bị anh ruột của mẹ tôi (đến khi nghỉ hưu giữ
hàm đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam) ghẻ lạnh và coi thường ra mặt đến
nỗi không thèm ngồi cùng mâm cỗ. Giọng kể của mẹ có chín phần là thương xót cho
anh họ, mười phần là không hài lòng với cách hành xử của anh ruột.
Hồi
tôi học cấp ba, trong một tiết học văn sát ngày 30/4, cô giáo bảo các bạn đóng
cửa lại và tâm sự: “Nếu ngày 30/4 không xảy ra, có lẽ bây giờ Sài Gòn là
Singapore của Châu Á rồi, chúng ta không phải đi du học đâu xa, cứ vào miền Nam
mà học, tiền Việt sẽ có giá trị hơn, tiếng Việt sẽ được dạy ở nhiều nơi, văn
hóa Việt sẽ vang danh bốn phương gấp nhiều lần, và văn hóa K-pop (nhạc Hàn
Quốc) sẽ không thể lấn át thế hệ Việt trẻ như ngày hôm nay”.
Với
những 9x bạn tôi
Còn
ngày 30/4 với những bạn bè thế hệ 9x của tôi, tức là thế hệ được sinh ra trong
thập niên 1990, thì sao?
Hồi
tôi mới sang Anh du học, vào cái ngày 30/4 đầu tiên xa gia đình, tôi thấy bạn
bè Việt Nam
đồng loạt thay ảnh cá nhân (trên Facebook) bằng cờ đỏ sao vàng.
Sau
hai năm, hình như 30/4 bây giờ chỉ còn là cái ngày mà news feed (một chức năng
theo dõi người dùng trên Facebook) của tôi hiện toàn ảnh đi chơi, ăn uống, và
cờ đỏ sao vàng nay còn đâu.
Có
lẽ đối với chúng tôi, 30/4 giống như một ngày thống nhất về mặt địa lý chứ
không còn là giải phóng đất nước.
Quan
điểm này có thể không đúng với các bạn ở miền Bắc, nhưng ở miền Nam hình như nó
đang càng ngày càng rõ ràng hơn.
Nhiều
bạn trẻ đang tranh đấu cho một đất nước với những quyền căn bản của công dân:
Phản biện nhà nước.
Còn
với tôi…?
30/4
là “ngày giải phóng đất nước” ư, vậy sao người dân Việt Nam vẫn khổ thế?
Ở
trong nước hình như người dân không còn tính người trong cụm từ ‘con người’.
30/4
là một dịp 'ăn nhậu', 'xả hơi' với nhiều người, trong đó có giới trẻ ở Việt Nam , theo tác
giả.
Ông
cưỡng hiếp cháu, nạn đánh chó tàn nhẫn lên hết các mặt báo thế giới, chồng đánh
vợ tàn bạo, môi trường ô nhiễm cực độ, tắc đường không lối thoát tại các thành
phố lớn, hối lộ tràn lan từ trên xuống dưới, thực phẩm bẩn ngay tại thủ đô,
lòng dân oán hận từ ngay trong mỗi bữa cơm tối… là những thứ mà tôi thấy.
Hãy
là ngày bình thường
30/4
là ngày “giải phóng đất nước” sao một bộ phận người Việt vẫn phải bươn chải tại
nơi xứ người?
Ở
hải ngoại, với những nước châu Âu mà tôi đã từng học tập đặc biệt là Anh Quốc,
hình như ở London người Việt nổi tiếng nhất là trồng cần sa, sau đó làm nail,
và cuối cùng quán ăn. Khi nói về Việt Nam ,
liên tưởng của lái xe taxi Anh: Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War).
Một
người bạn Ấn Độ của tôi kể về ấn tượng đầu tiên khi nghe hai chữ Việt Nam : “Đất nước
các bạn rất nổi tiếng với món thịt chó” (đây là con vật biểu tượng của sự trung
thành).
Còn
thầy giáo người Anh của tôi (từng dạy học tại Apollo, Việt Nam ) thổ lộ: “Lý do tôi không muốn lập nghiệp
tại Việt Nam vì tham nhũng
Việt Nam
quá tràn lan, không hối lộ thì không làm được việc. Mà đối với người Anh, hối
hộ là phạm pháp dù anh sống ở đâu”.
Khi
tôi sang Pháp học, một anh chàng người Hoa kể: “Rất nhiều phụ nữ Việt sang miền
nam Trung Cộng lấy chồng, mà những mười ông chồng lấy một bà vợ Việt”.
Bây
giờ thay lời kết, tôi nghĩ rằng có lẽ 30/4 hãy nên là một ngày bình thường như
bao ngày.
Không
kèn trống, không văn nghệ, hãy để nó trôi đi như bao ngày bình dị khác. Xin các
thế hệ đi trước đừng khoác lên cho nó một cái ngày “Quốc Tang” hay “Giải
Phóng”. Vì thế hệ trẻ cần một sự kiến tạo chứ không phải một di sản tang thương.
Hỡi
ôi 30/4!
Johnny
Phạm
*****
Bẫy chuột đơn giản của người Nhật
1. tái xử dụng
lại vỏ chai plastic
2. Có thể
thanh toán chuột sạch sẻ, tất cả vi trùng nằm trong chai nhựa . Chỉ
cẩn thận bỏ cái chai nhựa này vào nhiều bao rác nylonphế thải (bao nylon
gói hàng ) xon cho vào thùng rác chính là xong .
https://www.youtube.com/watch?v=QDgAuVK1Br0
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.