Tuesday, April 7, 2015

Cái chết của những chiếc tàu ngầm

image
Tàu ngầm hạt nhân từ lâu đã là chủ đề được yêu thích trong các phim khoa học viễn tưởng, từ bộ phim 'The Hunt for Red October' đến loạt phim truyền hình 'Voyage to the Bottom of the Sea'.
Chúng cũng thường xuyên được miêu tả là những công cụ địa chính trị tuyệt vời, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ bí mật một cách thầm lặng.

image
Tuy nhiên đến cuối đời, tàu ngầm hạt nhân trở thành những mối nguy trôi nổi trên biển.
Trong những năm qua, hải quân các nước đã phải tốn nhiều công sức để xử lý những chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có từ thời Chiến Tranh Lạnh.

image
Điều này đã tạo ra những nghĩa địa công nghiệp kỳ lạ nhất trên thế giới, trải dài từ Tây Bắc Thái Bình Dương đến thành phố Vladivostok của Nga.

Những cái xác rỉ sét

Nghĩa địa tàu ngầm ở Vịnh Olenya, phía tây bắc bán đảo Kola của Nga, là một cảnh tượng dễ gây kinh ngạc: những lớp vỏ rỉ sét thủng nhiều lỗ, để lộ những bệ phóng ngư lôi phía trong, những buồng chỉ huy bị méo mó đến dị dạng và những phần thân bị gãy lìa, như những chiếc vỏ trai bị đập vỡ trên đá.
Liên Xô đã biến Biển Kara thành một "bể chứa rác thải phóng xạ," Quỹ Bellona của Na Uy, một tổ chức bảo vệ môi trường, nhận xét.

Lòng biển chứa khoảng 17.000 container chất thải phóng xạ, 16 lò phản ứng hạt nhân và 5 tàu ngầm hạt nhân - trong đó một chiếc vẫn còn chứa đầy nhiên liệu.
Biển Kara giờ đây là mục tiêu của các công ty dầu khí, và bất cứ mũi khoan nào đâm trúng những bãi rác thải này cũng có thể dẫn dến nguy cơ làm chất phóng xạ bị lan ra các khu vực đánh bắt cá, ông Nils Bohmer, giám đốc điều hành của Quỹ Bellona, cảnh báo.

Những nghĩa địa tàu ngầm chính thức thì dễ nhìn thấy hơn. Bạn có thể tìm chúng trên Google Maps hay Google Earth, chỉ cần zoom vào bãi rác thải hạt nhân lớn nhất của Hoa Kỳ tại Hanford, Vịnh Sayda, Washington hay các hải cảng gần thành phố Vladivostok.

Đó là những hộp kim loại khổng lồ dài 12m được xếp nối tiếp nhau trên Vịnh Sayda, hoặc được neo trôi nổi trên biển gần căn cứ tàu nầm Pavlovks gần Vladivostok.

image
Một bãi rác hạt nhân ở Vladivostok

Hút cạn

Những hộp kim loại này là những gì còn lại của hàng trăm tàu ngầm hạt nhân, sau những quy trình xử lý tinh vi.
Trước hết, các tàu ngầm không còn được sử dụng được kéo về cảng, nơi toàn bộ nhiên liệu bên trong được hút ra ngoài.
Lượng nhiên liệu này sau đó được đưa lên tàu lửa để chuyển đến các nhà máy xử lý chất thải.
Xác tàu, dù không còn chứa nhiên liệu, nhưng chất liệu kim loại bên trong vẫn còn nhiễm phòng xạ và vì vậy, chúng sẽ được tách rời khỏi thân tàu.
Tuy nhiên cách thức này không phải khi nào cũng dễ thực hiện, ông Bohmer nói.
Một số tàu ngầm của Liên Xô có lò phản ứng được làm lạnh bằng kim loại lỏng.
Khi các lò phản ứng ngưng hoạt động, chất bismuth đóng băng, biến chúng thành những khối cồng kềnh.
Bohmer nói vẫn có hai tàu ngầm như vậy chưa được xử lý và phải được di chuyển tới hai cảng hẻo lánh ở Vịnh Gremikha, Bán đảo Kola, vì lý do an toàn.
Cho đến nay Nga đã xử lý được 120 tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội phương Bắc và 75 tàu từ Hạm đội Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ cũng đã tháo gỡ 125 tàu ngầm thời Chiến Tranh Lạnh.

image
Nga sắp đưa thêm nhiều loại tàu ngầm mới vào sử dụng

Lo ngại về môi trường

Các tổ chức bảo vệ môi trường từ lâu đã bày tỏ lo ngại về việc bảo quản nhiên liệu hạt nhân ở Hoa Kỳ.
Phòng Thí nghiệm Quốc gia Idaho là điểm đến của tất cả các nhiên liệu cao cấp không còn được sử dụng của Hải quân Hoa Kỳ kể từ khi tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, USS Nautilus, đi vào hoạt động năm 1953.
"Lò phản ứng của USS Nautilus được thử nghiệm tại INL và từ đó, tất cả nhiên liệu đã qua sử dụng của các tàu hạt nhân của hải quân đều được đưa về Idaho", bà Beatrice Brailsford, từ Snake River Alliance, một tổ chức bảo vệ môi trường, nói.
"Số nhiên liệu đã qua sử dụng này được trữ trên mặt đất, nhưng những chất thải còn lại được chôn phía trên tầng ngậm nước. Điều này đang khiến nhiều người dân ở Idaho lo ngại", bà nói thêm.
Ngay cả khi được bảo quản tốt, chất phóng xạ vẫn có thể rò rỉ. Ví dụ như ở INL và Hanford, cây bụi bên ngoài rơi vào các bể làm nguội, dính nước phóng xạ và sau đó bị gió thổi bay ra bên ngoài.
Các quy trình xử lý tốn kém có vẻ như không làm cho các nhà chiến lược quân sự ngưng chế tạo thêm tàu chiến.
"Hải quân Hoa Kỳ tin rằng các tàu ngầm hạt nhân là một thành công lớn và hiện những lớp tàu ngầm chính đang được thay thế", ông Edwin Lyman, một nhà phân tích chính sách hạt nhân từ Cambridge, nhận định.

image
Không chỉ có Hoa Kỳ, Nga cũng đang chế tạo 4 tàu ngầm hạt nhân mới tại Severodvinsk và có thể chế tạo thêm 8 chiếc nữa trước năm 2020.
Có vẻ như các nghĩa địa tàu ngầm sẽ còn khá bận rộn trong thời gian tới.



Paul Marks

image

Có cần phi cơ chiến đấu hiện đại?
VTC có 'lỗi nghiệp vụ' ở phóng sự hút shisha
Chất thôn dã Việt trên đất Mỹ
Gian lận để hưởng trợ cấp
Có thật là người Pháp làm ít chơi nhiều?
Xu thế ghét Trung Cộng
Những phi công tự tử trong lịch sử hàng không
50 năm nhìn lại Phong Trào Du Ca Việt Nam
Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng ...
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Tự Do Ngô...
Bốn cách đơn giản để gây dựng lòng tin
Hà Nội như bị vặt lông
Cưỡi Ngọn Sấm _ Ride The Thunder
Ðàn ông Việt Nam và con lợn
Mục tiêu của phê bình
Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi
Ở nơi sâu nhất địa cầu
Đồng hồ thông minh Apple Watch
Bệnh & Hỏi đáp y khoa
Công an Việt Nam và quyền bắt người
Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều
8 điều về thiên nhiên kỳ bí
Có chăng món ăn kích dục
Những tranh cãi quanh vụ “Qua Mỹ du lịch sanh con”...
Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi
Nga giúp TC trở thành 'Vua Biển Đông'?
Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?
Gandhi vẫn còn là người hùng của Ấn Độ?
Những người chiến thắng tuổi già
Anh thợ sửa xe đạp và giấc mơ Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.