Tuesday, April 7, 2015

Những phi công tự tử trong lịch sử hàng không

image
Vụ tai nạn máy bay số hiệu 9525 của Germanwings hiện được cho là do phi công phụ tự để máy bay rơi tự do, nhân lúc phi công chính ra khỏi phòng lái.

image
Vụ tai nạn máy bay số hiệu 9525 của Germanwings hiện được cho là do phi công phụ tự để máy bay rơi tự do, nhân lúc phi công chính ra khỏi phòng lái. Trong 20 năm qua đã có năm vụ tai nạn máy bay được cho là những thảm kịch do phi công tự tử.

“Phi công tự tử” đầu tiên

Ngày 21-8-1994, Younes Khayati đã lao chiếc máy bay số hiệu 630 của Hàng không hoàng gia Morocco cùng toàn bộ 43 người trên đó vào dãy núi Atlas phía bắc châu Phi.

Suốt 60 năm đầu tiên, kể từ khi ngành hàng không dân dụng bắt đầu đi vào đời sống từ những năm 1930, lịch sử hàng không thế giới không ghi nhận bất cứ trường hợp phi công tự sát nào theo cách thảm sát tất cả hành khách như thế.
Trước đó cũng từng có một số trường hợp phi công tự sát khi bay một mình.
Cũng có trường hợp phi công người Nga đánh cắp chiếc Antonov rồi lao vào khu căn hộ là nơi ở của người vợ anh ta đã ly hôn, khiến 12 người thiệt mạng năm 1976.

image
máy bay ATR-42
Nhưng Khayati là trường hợp phi công đầu tiên bị nhà điều tra khẳng định đã tự sát và khiến hơn 40 hành khách vô tội phải chết theo khi lao chiếc máy bay ATR-42 vào dãy núi Atlas ngay sau lúc cất cánh khỏi Casablanca.
Cũng từ sau vụ việc đó, giả thuyết “phi công tự tử” đã được nhiều người chấp nhận như một cách lý giải có thể tin được trong một số thảm kịch máy bay.
Cũng đã có người cho rằng đây là nguyên nhân phía sau vụ mất tích bí ẩn chiếc MH370 của hàng không Malaysia năm ngoái dù đến nay vẫn chưa có gì chứng minh được.

Những trùng lặp đáng sợ

image
Năm 1999, cơ phó người Ai Cập Gamil al-Batouti lao chiếc Boeing 767 xuống Đại Tây Dương, cướp đi sự sống của 216 con người.
Điều kinh ngạc là các tình tiết trong vụ đó có những điểm trùng khớp kinh ngạc với vụ máy bay Hãng Germanwings.

Theo The Global And Mail, chỉ sau gần nửa giờ cất cánh khỏi New York hôm 31-10-1999, trong lúc cơ trưởng rời buồng lái đi vệ sinh, cơ phó al-Batouti ở lại một mình và lẩm nhẩm nhiều lần câu nói: “Con phó thác mình cho Chúa Trời” rồi tắt hệ thống tự động điều khiển máy bay.
Sau đó anh ta kéo van điều khiển khiến cả hai động cơ máy bay ngừng hoạt động và mặc cho nó lao xuống Đại Tây Dương, khu vực ngoài khơi đảo Nantucket, bang Massachusetts (Mỹ).

image
Những dữ liệu ghi âm buồng lái trong hộp đen tìm được sau đó cho thấy cơ trưởng, sau khi trở lại, đã vô cùng hốt hoảng và cố hết sức cứu vãn nhưng không thể. Người ta vẫn còn nghe tiếng cơ trưởng hét lên với cơ phó: “Tại sao anh lại tắt các động cơ?”.
Tuy nhiên cả Chính phủ Ai Cập lẫn gia đình cơ phó al-Batouti đều kiên quyết phản đối kết luận điều tra của Mỹ cho rằng anh này đã cố ý tiến hành cuộc “giết người hàng loạt”. Nguyên do là gì vẫn không ai biết.

Ngoài ra còn phải kể tới vụ cơ trưởng người Singapore Tsu Way Ming đã lao chiếc Boeing 737 với 97 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn xuống sông Musi ở Indonesia vào tháng 10-1997.
Theo The Global And Mail, ngay sau khi máy bay đạt độ cao ổn định, hộp đen ghi âm buồng lái bất ngờ ngừng hoạt động. Sau đó các nhà điều tra xác minh thấy nguồn điện cho hộp đen bị ngắt. Sáu phút sau đó hộp đen ghi lại dữ liệu hành trình bay cũng bị ngắt điện.

image
Các nhà điều tra Mỹ sau đó khẳng định máy bay không hề hỏng hóc gì và vụ tai nạn rõ ràng là chủ ý của phi công. Viên cơ trưởng của Hãng SilkAir bị cho là nợ nần khá nhiều và muốn tự tử để “thoát nợ”.

Ngày 29-11-2013, cơ trưởng người Mozambique Herminio dos Santos Fernandes bị cho là tự sát và khiến 32 người phải chết theo anh ta khi lao máy bay số hiệu TM470 của Hãng Mozambique Airlines xuống vùng hẻo lánh ở đông bắc Namibia.
Trong vụ này, cơ trưởng chờ cơ phó rời buồng lái thì chốt cửa để hành động.

Hàng loạt vụ tử tự của phi công trong lịch sử hàng không

Không chỉ ra đi một mình, việc cố tình làm rơi máy bay của những phi công này còn khiến hàng trăm con người vô tội thiệt mạng.

1999: Chuyến bay 990 của Egypt Air

image
Chỉ 30 phút sau khi cất cánh từ New York để bay thẳng đến Cairo, Ai Cập, chiếc máy bayBoeing 767 chở đủ khách đã rơi từ độ cao 36.000 feet xuống 19.000 feet chỉ trong nửa phút. Việc bổ nhào nhanh chóng đã khiến máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh lớn. Ở độ cao 19.000 feet, máy bay Boeing đã biến mất khỏi màn hình radar, các mảnh vỡ sau đó rơi xuống Đại Tây Dương. Tất cả 217 hành khách và phi hành đoàn đều thiệt mạng.

image
Cơ trưởng Gamil al-Battouti, người đã thiệt mạng trong chuyến bay 990 của hãng Egyptair năm 1999.
Các nhà điều tra đã phát hiện ra cơ trưởng Gamal al-Batouti đã lẩm bẩm một cụm từ tiếng Ả Rập: “Con tin vào Chúa” – thường nói trong khoảnh khắc trước khi chết - trong vài lần rồi ngắt hệ thống lái tự động, để máy bay lao xuống.
Vị trí đuôi máy bay được tìm thấy giữa đống đổ nát. Điều này cho thấy người ngồi ở bên trái, al-Batouti đã đẩy cần điều khiển để máy bay lao xuống trong khi phi công còn lại cố kéo nó lên.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ kết luận rằng không có trục trặc kỹ thuật có thể gây ra vụ tai nạn. Ai Cập lại không chấp nhận kết luận rằng al-Batouti cố tình làm rơi máy bay và điều này khiến nhiều thuyết âm mưu được đưa ra.

1997: chuyến bay 185, hãng Silk Air của Indonesia

image
Chuyến bay 185 của SilkAir là một chuyến bay chở khách theo lịch trình từ Jakarta, Indonesia đi Singapore, bị rơi xuống sông Musi ngày 19 tháng 12 năm 1997. Cuộc điều tra do Mỹ dẫn đầu kết luận rằng vụ tai nạn là do có chủ ý, có thể là do cơ trưởng nhưng Indonesia lại bỏ lửng kết quả. Chiếc Boeing 737, mới đưa vào sử dụng được 1 năm đã bị rơi xuống một con sông ở Palembang, Indonesia. Chiếc máy bay 2 động cơ do phi công người Singapore Tsu Way Ming điều khiển đã rơi từ độ cao 35.000 feet xuống một con sông chỉ trong vòng 1 phút. Tốc độ rơi chóng mặt khiến 104 người đều thiệt mạng. Thiết bị ghi âm buồng lái đã bị cắt. Điều này có chỉ có thể được thực hiện bằng cách cố tình vô hiệu hóa công tắc điện.

image
Đây được cho một động cơ của chiếc Boeing 737-300 bị rơi xuống sông Musi năm 1997.
Một nhà báo người Úc có tham gia vào cuộc điều tra đã viết rằng một số nhà chức trách Indonesia đồng ý với kết luận của Mỹ đó là Tsu đã cố tình để máy bay rơi trong khi cơ phó rời khỏi buồng lái nhưng phía Indonesia đã giữ bí mật chuyện này. Cơ trưởng của chuyến bay này gặp phải những vấn đề cá nhân khá nghiêm trọng.

1994: Royal Air của Maroc

Vừa mới cất cánh khỏi Agadir, cơ trưởng 32 tuổi của hãng hàng không quốc gia Maroc đã ngắt kết nối thiết bị lái tự động và cố tình để chiếc máy bay ATR-42 lao vào một sườn núi. Toàn bộ 44 người trên máy bay thiệt mạng. Báo chí khi ấy cho biết cơ trưởng gặp trục trặc trong chuyện tình cảm. Liên đoàn phi công ban đầu còn bất đồng về kết luận phi công tự sát nhưng vụ tai nạn sau đó vẫn được coi là do phi công tự sát.

image

50 năm nhìn lại Phong Trào Du Ca Việt Nam
Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng ...
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được trao giải Tự Do Ngô...
Bốn cách đơn giản để gây dựng lòng tin
Hà Nội như bị vặt lông
Cưỡi Ngọn Sấm _ Ride The Thunder
Ðàn ông Việt Nam và con lợn
Mục tiêu của phê bình
Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi
Ở nơi sâu nhất địa cầu
Đồng hồ thông minh Apple Watch
Bệnh & Hỏi đáp y khoa
Công an Việt Nam và quyền bắt người
Ngắm hoa anh đào ở 10 nơi trên thế giới
Ai Cập huyền bí
Nguyễn Tấn Dũng quá bẽ bàng tại thủ đô Canberra
Nghỉ hưu làm gì
Chuyện trào phúng: chủ nghĩa xã hội ưu Việt
Người Việt về thăm quê hương chú ý!
Thân gởi các em dư luận viên (DLV)
Câu chuyện về gia đình cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
Vì sao chúng ta lại ngoáy mũi?
Người con gái Việt Nam trên đại lộ Ayutthaya
Người Tị Nạn và Việt Kiều
8 điều về thiên nhiên kỳ bí
Có chăng món ăn kích dục
Những tranh cãi quanh vụ “Qua Mỹ du lịch sanh con”...
Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi
Nga giúp TC trở thành 'Vua Biển Đông'?
Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?
Gandhi vẫn còn là người hùng của Ấn Độ?
Những người chiến thắng tuổi già
Anh thợ sửa xe đạp và giấc mơ Mỹ
15 câu nói đáng nhớ của TT Ronald Reagan
Càng nói càng lộ cái ngu!
Một Trung Cộng trong lòng bàn tay Mỹ
Khi mặt đất mở ra và nuốt chửng mọi thứ
Âm mưu mới nhất của TC trên Biển Đông
Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma
Việt Nam dựng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.