Saturday, March 14, 2015

Âm mưu mới nhất của TC trên Biển Đông

image
Hải Quân Trung Cộng liên tục tăng cường sức mạnh và hiện diện ở khu vực.
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”, rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác” trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”, mới đây Trung Cộng tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Cộng”.

Quả thật, với tiền đề 'chủ quyền của ta', Trung Cộng (TQ) chủ động khai thác và tự chủ khai thác hoàn toàn không bài xích hợp tác khai thác hoặc cùng khai thác với các nước khác. Đặc biệt là khu vực giàu dầu khí ở phía giữa và nam Biển Đông, chỉ có hợp tác mới có thể ép đối thủ đến trước bàn đàm phán, cuối cùng thực hiện cùng khai thác” – thủ đoạn đang làm hiện nay của Trung Cộng.

Đối với những khu vực có tranh chấp lớn (thực tế là TQ cố tình tạp ra tranh chấp để đòi hỏi lợi ích vô lý), độ nhạy cảm cao, có thể có ý thức liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai thác.

Ai cũng nhớ rõ: Tháng 5-2014, Trung Cộng cho giàn khoan 981 xâm phạm vùng lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc đó, đã có nhiều thông tin cảnh báo rằng: Việt Nam phải xem chừng Trường Sa. Quả nhiên, giàn khoan 981 đã thực hiện mục tiêu “một mũi tên trúng 2 con chim”. Trung Cộng đã kéo dư luận quốc tế và ở Việt Nam chỉ nhằm vào giàn khoan HD-981, để bơm cát, bồi trức đảo đá nhân tạo Gạc Ma và bãi đá ngầm Chữ Thập để xây dựng sân bay quân sự trên quần đảo Hoàng Sa. Nhưng khi ấy, Việt Nam đã không hề lên tiếng về hành động có tính toán chiến lược này.
Trong khi đó, với giàn khoan HD-981, Trung Cộng đặt ra hai ý đồ: 1- ‘Ngụy trang, đánh lạc hướng’, ‘Dương đông kích Tây’, tập trung dư luận, sự chú ý về giàn khoan HD-981 để rảnh tay ‘cải tạo đảo Gạc Ma, bãi đá Chữ Thập’; đồng thời thăm dò dầu khí vùng nước sâu Hoàng Sa. 2 – Nếu ViệtNam nổ súng phản công tại giàn khoan HD-981 thì Trung Cộng lấy cớ tấn công đánh chiếm đảo Trường Sa Lớn.
Ngày 12-5-2014, trên nhiều trang mạng đã tiết lộ: Hiện nay nhiều tàu chiến Trung Cộng, 17 tàu hỏa tiễn, 20 tàu đổ bộ đang tập trung phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Hơn 1.000 Lính Trung Cộng đã xuống các tàu đổ bộ.
Tin cho hay, qua một cuộc điện đàm SAT-COM của Trung Cộng mà hệ thống viễn thông và điều hành vệ tinh tại Mỹ biết được, họ (TQ) đã được lệnh tấn công CHIẾM LUÔN ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN CỦA VIỆT NAM nếu trường hợp có tiếng súng xảy ra tại giàn khoan. Hải quân và tàu đổ bộ Trung Cộng đang âm mưu, tìm cớ tấn công. Tại giàn khoan, hiện nay (10-5-2014) có khoảng 79 các tàu Tuần Duyên & Kiểm Ngư Trung Cộng, cùng 3 tàu chiến, máy bay trực thăng, máy may tiêm kích từ Hải Nam bay ra KHIÊU KHÍCH các tàu của Cảnh Sát Biển của Việt Nam. Nếu Việt Nam ‘khai hỏa’ thì Trung Cộng sẽ đổ bộ chiếm luôn các đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là đảo Trường Sa Lớn.

Mưu đồ 'cùng khai thác'?

Sau đó 5 tháng, trên trang mạng tuanvietnam.net có đăng bài “Gác tranh chấp, cùng khai thác của Trung Cộng”, dẫn lại bài của tác giả Dương Danh Huy, đăng trên website Nghiên cứu Biển Đông ngày 21/10/2010. Phi lộ đầu bài viết, tác giả nêu: “Gần đây, chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Cộng nhấn mạnh nhiều lần như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang căng thẳng. Xét đến tính phức tạp và khó tìm lối ra hiện tại đối với tranh chấp Biển Đông, giải pháp này có thể chấp nhận được nếu các bên cùng "gác tranh chấp, cùng khai thác "một cách công bằng”…

image
Giàn khoan HD-981 là một động thái 'dương đông, kích tây' nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của VN vào một điểm ở trên Biển, theo tác giả.
Những lời gọi là "phi lộ" trên đây rất cần phải xem lại. Như: "sáng kiến mang tính xây dựng", rồi thì "có thể chấp nhận được...một cách công bằng". Với Trung Cộng, nhìn từ trong bản chất âm mưu, động cơ, ý định chiến lược trong các vụ tranh chấp Biển Đông đừng mất công nói đến cái ý thức "xây dựng", sự "công bằng" với các nước trong khu vực, cả với nhiều nước khác trên thế giới...

Trong bài viết, tác giả đã dẫn liệu, phân tích: Tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" ở Hà Nội ngày 26-27 tháng 11/2009, GS Ji Guoxing của Đại học Jiaotong, Thượng Hải, nguyên giám đốc bộ môn Châu Á - Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Thượng Hải, nhắc lại chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Cộng. GS Ji Guoxing cụ thể hoá bằng cách đề nghị Việt Nam và Trung Cộng bàn về khả năng cùng khai thác bãi Tư Chính, một khu vực nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa vốn đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền.

Nhìn lại 5 năm trước, tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày 6/1/2010, Đại sứ Trung Cộng Tôn Quốc Tường cũng đề nghị chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác". Rằng: "Lãnh đạo cấp cao Trung Cộng đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác", và đề nghị rằng Việt Nam và Trung Cộng nên tạm gác lại tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi.

Thực ra, chủ trương "Gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Cộng chính thức đề nghị lần đầu tiên tại chuyến thăm Nhật, ngày 25/10/1978, Thủ Tướng Trung Cộng Đặng Tiểu Bình nói với Thủ Tướng Nhật Takeo Fukuda trong văn cảnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Shenkaku (tên Nhật) /Điếu Ngư Đài (tên Trung Cộng) giữa Nhật và Trung Cộng. Điều đáng lưu ý là Shenkaku/Điếu Ngư Đài và vùng biển lân cận nằm dưới sự kiểm soát của Nhật, và vùng biển này gần Nhật và Đài Loan hơn Trung Cộng, cho nên Nhật có nhiều khả năng để đơn phương khai thác vùng biển này hơn Trung Cộng. Vì vậy, đề nghị của Trung Cộng để khai thác chung vùng biển này là một đề nghị nằm trong chủ đích lấn chiếm Biển Đông, có lợi cho Trung Cộng hơn là có tính xây dựng cho cả Trung Cộng và Nhật. Cho tới nay, Nhật luôn luôn khước từ tất cả các đề nghị của Trung Cộng để khai thác vùng biển lân cận đảo này.

Cũng với con bài “cây gậy và củ cà rốt” này, hồi tháng 6/1986, Đặng Tiểu Bình đề nghị với Phó Tổng Thống Philippines Salvador Laurel rằng Trung Cộng và Philippines nên gác tranh chấp Trường Sa, "không nên để vấn đề này cản trở tình hữu nghị của Trung Cộng với Philippines và các nước khác". Tiếp đến, tháng 4/1988, Đặng Tiểu Bình lại đề nghị với Tổng Thống Philippines Corazon Aquino, "Xét quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta, chúng ta có thể tạm gác vấn đề này và tiếp cận theo hướng khai thác chung".

Thế giới vẫn chưa quên sự kiện cồn sóng Biển Đông, vào đầu năm 1988 Trung Cộng chiếm đóng những bãi cạn Đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Huy Gơ và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa và vào tháng 4/1988 máu của các chiến sĩ Việt Nam còn chưa tan hết trên biển Trường Sa sau khi Trung Cộng tấn công Việt Nam để chiếm Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ngày 14/3/1988 và chiếm được Gạc Ma. Đây là một thí dụ cho thấy rõ sự từng bước lấn sân bằng đánh, đàm, dụ dỗ không có giới hạn của Trung Cộng. Vùng biển-đảo thuộc chủ quyền các nước trong khu vực đang yên lành, Trung Cộng gây ra tranh chấp rồi đưa ra cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác".

Ba bước lấn tới

image
Tác giả cho rằng Trung Cộng có những tính toán sâu xa với các bước đi 'cụ thể, quyền mưu' để 'thâu tóm' Biển Đông.
Như vậy, cái gọi là sáng kiến "gác tranh chấp, cùng khai thác" của chính phủ Đặng Tiểu Bình cho tranh chấp Trường Sa không phải do "có tính xây dựng" mà là để phục vụ mục đích đối trọng với các nước để từng bước chiếm đoạt hẳn. Chiến lược "3 bước lấn tới" của Trung Cộng là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
Dựa theo cái ‘đường lưỡi bò” tự vẽ, tự đơn phương công bố chính thức lần đầu tiên ra thế giới ngày 7-5-2009, không có ý kiến chấp nhận nào của bên thứ 2 hoặc thứ 3, Trung Cộng muốn biến vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước liên quan từng bước đi từ tranh chấp, đến “gác tranh chấp cùng khai thác” rồi cuối cùng sẽ “ẵm” luôn trọn gói.

Quả nhiên, với chiêu thức thâm độc nhưng khá lộ liễu này của chiến lược "3 bước lấn tới", Trung Cộng lăm le Khu vực 9 lô dầu khí từ lâu, nhân sự kiện QH Việt Nam thông qua Luật biển, TQ đã kêu gọi mời thầu thăm dò khai thác hòng cố tình gây ra tranh chấp để rồi đi đến bước tiếp theo yêu cầu Việt Nam “gác tranh chấp, cùng khai thác”, làm cái nền, cái cớ để tiến tới dùng “lưỡi bò” liếm hết luôn.

Khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Bản đồ công bố trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC) cho thấy cả 9 lô mỏ dầu mà Trung Cộng đang mời chào thăm dò, khai thác đều nằm trong vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” nằm trong mưu đồ tính toán đầy tham vọng có tính chiến lược của Trung Cộng. Các lô mỏ dầu này nằm ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, trải rộng hơn 160.000 km 2. Rìa phía tây của một số lô mỏ dầu nằm cách bờ biển Việt Nam không đầy 80 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, có nơi chỉ cách đất liền 30-50 hải lý, nằm trong vùng nội thủy và thềm lục địa của Việt Nam.

Việc tuyên bố mời thầu cho thấy một bước đi mới trong nỗ lực của Trung Cộng nhằm củng cố quyền chủ quyền tại vùng biển này. Thâm hiểm, gian dối, phản trắc, dễ nuốt lời, lấy “Hữu hảo để chen ngang hứa hão” vẫn là bản chất có từ trong máu Đại Hán từ xa xưa. “Gác tranh chấp, cùng khai thác” rất phi lý lại là con bài đưa dần các nước vào tròng, bằng hung hăng đe dọa kết hợp với dụ dỗ, lấn dần. Bắc Kinh đang tìm mọi cách lật lọng để đạt cho kỳ được mục đích của tuyên bố: “Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trong biển Đông và các vùng biển lân cận; có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất của những vùng biển này” (?!).

Ý đồ này của Trung Cộng đã có từ lâu, rõ nhất là sự trắng trợn trong vụ giàn khoan HD-981 và cải tại đảo Gạc Ma thành sân bay quân sự, đưa cả dân ra ở đó, mở ‘Khu du lịch Gạ Ma’. Tháng 7, giàn khoan HD-981 của Trung Cộng ‘hoàn thành kế hoạch’ rút về. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Cộng ngày 8/8/2014 đăng bài viết nhan đề "Bành Nguyên Chính: Biển Đông là trọng điểm khai khác dầu khí mới của ta (Trung Cộng)" xuyên tạc về chủ quyền Biển Đông, phản ánh lòng tham cả chủ quyền và tài nguyên cũng như thủ đoạn thâm độc của Trung Cộng. Tác giả Bành Nguyên Chính là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dầu khí Trung Cộng. Bài viết cho biết: “Hiện nay Trung Cộng đã hoàn thành lựa chọn địa chỉ xây dựng (trái phép) hải đăng ở 5 đảo, đá ngầm vùng biển Tây Sa”. Theo luận điệu của bài viết: “Ở Biển Đông, cạnh tranh dầu khí những năm gần đây ngày càng gay gắt, làm thể nào để bảo vệ quyền thăm dò dầu khí vùng biển Trung Cộng trở thành vấn đề quan trọng không thể tránh khỏi”.
"Tập đoàn dầu khí Trung Cộng (CNPC) và CNOOC khoan thành công ở Hoàng Sa (đây là hành dộng trái phép của Bắc Kinh-PV), cho thấy các công ty dầu khí của Trung Cộng có khả năng tiến hanh thăm dò, khai thác nước sâu độc lập, điều kiện phá vỡ bế tắc khu vực tranh chấp đã có”.

Nhà và sân Trung Cộng

image
Nhiều quốc gia trong khu vực gần đây tỏ ra quan ngại về chính sách của Trung Cộng trên Biển trong vùng.
Tờ báo này ‘đề xuất’ rằng: “Nhà nước (Trung Cộng) cần hỗ trợ trên các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, như đưa ra chính sách ưu đãi khai thác Biển Đông trên các phương diện như vốn đăng ký, thu thuế, thuế quan và tài chính, thiết lập quỹ khai thác rủi ro Biển Đông có tính chất quỹ giá trị chủ quyền, đưa ra chính sách phát triển ngành nghề hỗ trợ cần thiết, để cho khai thác Biển Đông nhanh chóng tiến triển, tạo được quy mô".

Rõ ràng, từ việc đẩy vấn đề theo hướng tranh chấp, để làm đà đi đến “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng vẫn nhằm đích cuối cùng là xâm chiếm. Đó chỉ là các nấc thang mà Trung Cộng đang leo dần. Với mưu đồ tham vọng bá quyền từ lâu đời của Trung Cộng, lúc nào cũng lăm le bành trướng xuống phương Nam, lấn chiếm Biển Đông sẽ không bao giờ có "sáng kiến mang tính xây dựng", và cái gọi là “công bằng” với các nước ASEAN có lãnh hải Biển Đông. Việt Nam và các nước ‘cùng cảnh’ trong khu vực đừng mất cảnh giác mắc mưu Trung Cộng để sau này khỏi phải gánh hậu họa do sự thiếu kiên quyết, do những bước đi, sự nhu nhược nhân nhượng do mềm yếu thiếu bản lĩnh không cứu vãn nổi.
Mới đây, dựa theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) - hãng tin chính thức thứ hai tại Trung Cộng sau Tân Hoa Xã - theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Cộng ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Trung Cộng đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng giềng, ông Vương Nghị đã tại khẳng định là chính sách Trung Cộng không thay đổi.

Đặc biệt mới đây, thách thức công khai và trắng trợn nhất, tại cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Cộng đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định: Biển Đông là “nhà” và là “sân” của Trung Cộng.

Rõ ràng, cho đến nay, mưu đồ và hành động của Trung Cộng ngày càng lộ rõ. Trung Cộng đang ‘hợp pháp hóa’ và dồn sức xây dựng ‘hiện đại hóa’ cái gọi là “Thành phố Tam Sa”.
Tam Sa là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Cộng gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Cộng gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Cộng gọi là Vĩnh Hưng).

Theo chính phủ Trung Cộng, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông. Thực chất, Trung Cộng đang nỗ lực để “cái lưỡi bò” liếm hết Biển Đông.



Đại tá Bùi Văn Bồng_Cần Thơ

*****

image
image
image
image

13 hours ago
64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến kéo dài một ngày hôm 14/3/1988, khi Trung Cộng đưa quân đánh chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma và kết cục là Bắc Kinh đã chiếm đóng bãi Gạc Ma từ đó.

Oct 01, 2014
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh 'không được nổ súng' trong trường hợp Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường ...

Sep 22, 2014
Những hình ảnh mới nhất do vệ tinh chụp cho thấy Trung Cộng tiến rất nhanh trong việc xây dựng đảo nhân tạo Gạc Ma thành một căn cứ lớn trên biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam . Những tấm hình mới nhất do ...

Jun 18, 2014
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines cảnh báo rằng, nếu Trung Cộng hoàn thành kế hoạch xây căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma, đó không còn là mối đe dọa cho riêng quốc gia nào mà còn khiến khu vực châu Á – Thái ...

Aug 15, 2014
Trong khi hành động tàn bạo năm 1988 của Trung Cộng tại Gạc Ma là vụ thảm sát “thế giới chưa từng biết đến”, thì việc Bắc Kinh công bố một cách trắng trợn video ghi lại vụ việc cung cấp cơ hội nữa để chắc chắn rằng lần ...

May 14, 2014
Ban chỉ huy tàu 604 họp lại để nhận định và nhất trí quyết tâm bình tĩnh xử trí, thống nhất hành động, thực hiện phương án tác chiến đề ra với quyết tâm bảo vệ Gạc Ma. Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, ...

Jun 16, 2014

Những hoạt động đơn giản và độc đáo, nhưng đều là những việc làm đáng quý trong hoàn cảnh mà lòng yêu nước tiếp tục bị chà đạp bởi những kẻ bán nước và bọn cướp nước. Dưới đây là chia sẻ của chị Phạm Thanh ...

image

Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma
Việt Nam dựng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Tôi muốn thấy thằng Việt Cộng
Xã hội dân sự và dân chủ
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Có thể sống cả đời trên xe dã ngoại?
Nửa chai Jack Daniel’s
Art: khuôn mặt của Cathy Freeman
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Lời sám hối muộn màng
Nền tảng của trưng cầu dân ý
Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm
Phiên tòa xử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ở Cần Thơ
Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính
Ăn sao cho đúng
Trung Cộng bênh vực cho hoạt động xây cất ở Biển Đ...
Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến
Apple ra mắt đồng hồ thông minh
Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam
Những nguy hại đằng sau các loại thuốc cảm
Lý do Philippines xuất khẩu người giúp việc
Kho báu trong tàu SS Central America chở vàng chìm...
Hai người Việt dính líu vụ đánh cắp dữ liệu lớn ch...
Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Khi nhan sắc là 'con dao hai lưỡi'
Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa
Gió đưa cành trúc la đà
Ai giết chính khách đối lập Nemtsov?
Cựu nhân viên gốc Việt bị buộc tội trộm cắp hơn 80...
Tiểu luận: "ĐMCS"
Tấm Thẻ Bài
Vì sao chồn cưỡi chim gõ kiến bay lên?
Thi trang phục Dân Tộc Quốc tế
Thơ: Từ ngày bác vô đây
Ông Phùng Quang Thanh: tài sản khổng lồ là xuyên t...
Câu chuyện tình tuyệt đẹp
Công an Việt Nam và 'kiêu binh thời mới'
Tổng Thống OBAMA từ chối tiếp tổng bí thư Nguyễn P...
Vụ cháy ở chùa Từ Nghiêm: Người trong cuộc lên tiế...

1 comment:

  1. Vùng Lên Để Sống, Hay Vĩnh Viễn Dưới Gót Ngoại Bang?!


    Ôi đau quá, thật là đau ghê quá
    Nhìn giàn khoang sừng sững giữa biển Đông
    Mẹ Việt Nam ơi, sao nỗi nhục chất chồng?!
    Những đứa con phản quốc, ngày càng lúc chơi ngông
    Biển Việt Nam đang từng lúc mất dần
    Máu Việt Nam đang từng giây xuất huyết
    Lũ cầm quyền thật không phải người Việt
    Không xót thương biển đảo của ông cha
    Mồ mả ta, chúng ngày đêm tàn phá
    Từng tất đất, nhà cửa, ruộng vườn ao cả
    Không còn chi loài quỷ đỏ buông tha
    Dự án, công trình tanh mùi máu dân ta
    Đảng cộng kia ơi, giờ tiếp tục vâng dạ
    Dâng nguyên vùng biển Đông cho lũ “ tàu lạ”
    Tiềm ẩn bao tài nguyên của đất nước Việt ta
    Ôi đau quá, thật là đau ghê quá
    Dân Việt ơi, bây giờ đã sáng dạ?
    Hay vẫn còn tin tưởng vào cái đảng quỷ ma?!
    Biển của ta, sao Tàu cộng vào khai phá?!
    Đảng im lìm, đảng hèn hạ lắm đảng ơi
    Ta đang đau, nỗi đau ôi chới với
    Biển của ta, sao nay thấy xa vời vợi
    Ngoại bang xâm chiếm, sao đảng chỉ có một lời:
    “ Việt Nam ta sẽ lên tiếng phản đối ”
    Ôi đảng ơi, đảng chỉ là một lũ tồi
    Đã trăm ngàn lần, đảng gian dối dân ta
    Đã muôn triệu lần, đảng chứng tỏ là hèn hạ
    Tàu ngầm, tiêm kích Nga xô, mua về làm đồ cổ?!
    Việt Nam ta ơi, con đường thống khổ
    Lũ Hèn Hạ không thể đại diện dân Nam
    Nước mất, nhà tan, vì lòng tham không đáy
    Sơn hà dâng hiến, vì chủ nghĩa tam vô
    Việt Nam ơi, nay thật sự tan nát cơ đồ!
    Vùng lên để sống, hay vĩnh viễn dưới gót Ngoại Bang?!

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.