Wednesday, March 11, 2015

Nền tảng của trưng cầu dân ý

image
Ủy ban thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến về luật trưng cầu ý dân. Qua quá trình tranh luận, ta có thể nhận ra nhiều điều về một nhà nước tự xưng là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Lòng dân và ý đảng

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã lo lắng “Nếu kết quả trưng cầu ý dân không đúng như ý muốn thì có tổ chức trưng cầu lại không, phải làm rõ nếu dân không đồng ý thì thế nào.” Ông Sơn đã công nhận rằng “lòng dân” chưa chắc đã trùng với “ý muốn” của những người lãnh đạo đảng cộng sản.

image
Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ: “Trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946, nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế.” Do đó, các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều không có giá trị vì chưa bao giờ được toàn dân phúc quyết qua trưng cầu dân ý.
Như thế, những khẩu hiệu tuyên truyền như “Hiến pháp là kết tinh trí tuệ của toàn đảng, toàn quân, toàn dân”, “nhà nước của dân, do dân, vì dân”,… là không đúng thực tế.

Thậm chí, những người lãnh đạo đảng cộng sản còn vi phạm điều 70 của Hiến pháp 1946 do chính họ soạn thảo khi tự động thay đổi Hiến pháp mà không hề đưa ra cho toàn dân phúc quyết. Câu khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải chăng chỉ dành cho dân thường chứ lãnh đạo thì không cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật?

Ý dân là ý trời

image
Quốc hội họp bàn về luật trưng cầu dân ý nhưng “đại biểu nhân dân” lại sợ ý dân trái ý đảng. Đó là do từ trước đến nay người dân chưa bao giờ được quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý, cơ bản nhất là quyết định chế độ chính trị, phúc quyết Hiến pháp - bản khế ước xã hội, và trao quyền lực nhà nước cho chính quyền.

Tuyên truyền là “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” mà quyền lực chính trị chưa bao giờ được dân trao cho là mạo danh. Do đó, đảng cộng sản cầm quyền như hiện nay là không chính danh. Việc nắm quyền như vậy hiển nhiên là trái pháp lý, trái đạo lý, trái ý dân.

image
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói thẳng "Hiện nay thông tin mạng nhiều, nhiều thế lực lợi dụng để nhao nhao đòi sửa đổi nhiều điều, vậy thái độ của ta như thế nào, phải kỷ cương. Có lẽ sau khi trưng cầu ý dân, Quốc hội sẽ xem xét quyết định việc thực hiện kết quả?” Thật ra, các “thế lực” đòi bỏ điều này điều kia có hợp lý, chính đáng hay không thì phải do dân quyết. Lãnh đạo đảng cộng sản, Quốc hội không thể vượt quyền, tự quyết định thay dân. Câu nói của ông Ksor Phước cho thấy rõ tư duy độc tài, độc quyền muốn áp chế nhân dân còn rất nặng nề.

Thậm chí, ông Ksor Phước nhấn mạnh cần "nghiêm cấm đề nghị đưa ra trưng cầu ý dân những vấn đề trái với Hiến pháp, luật pháp”. Trong khi đó, lãnh đạo đảng cộng sản thích thì tự động thay đổi Hiến pháp. Từ năm 1946 đến nay đã có đến năm bản Hiến pháp. Vậy là “ý dân” chẳng là gì so với “ý đảng”, và Hiến pháp do đảng cộng sản tự soạn thảo lỗi thời hết sức nhanh chóng, cho thấy đảng cầm quyền không hề có tầm nhìn xa rộng để xây dựng và phát triển đất nước.

Nghiêm cấm trưng cầu dân ý những điều trái với Hiến pháp, luật pháp cũng là sai trái vì dân có  quyền quyết định cả Hiến pháp; và Hiến pháp cũng có thể sai, thậm chí Hiến pháp hiện hành đầy rẫy những điều sai và mâu thuẫn nhau.

image
Điều 2 Hiến pháp bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng dân không được bầu ra lãnh đạo, vì điều 4 Hiến pháp đã quy định cho đảng cộng sản đương nhiên được quyền lãnh đạo mà không cần thông qua bầu cử.
Điều 16 Hiến pháp bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật nhưng chỉ có một nhóm người được độc quyền nhà nước thì xã hội không thể nào bình đẳng.
Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nêu ý kiến vô cùng xác đáng khi cho rằng "Trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp, chủ quyền của nhân dân, khi nhân dân đã biểu quyết đa số rồi thì đó là quyết định không có cơ quan nào có quyền phủ quyết..."

Cần tư tưởng hợp nguyên để có luật pháp chuẩn mực

image
Từ những băn khoăn, lo lắng của những người lãnh đạo đảng cộng sản khi sợ có luật trưng cầu dân ý sẽ lộ ra “lòng dân” không theo “ý đảng”, ta có thể thấy những người cộng sản mà có tư tưởng độc quyền chính trị thì không thể làm ra pháp luật chuẩn mực, vì luật pháp làm ra để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của đảng cầm quyền; lợi ích, ý chí, nguyện vọng của toàn dân bị đặt dưới đảng cầm quyền.

Tương tự, những người không chấp nhận các thành phần khác trong xã hội cũng không thể làm ra luật pháp chuẩn mực vì như vậy không đảm bảo bình đẳng giữa con người, giữa các thành phần khác nhau trong xã hội.

image
Trong cuốn Con đường dài đến tự do, Nelson Mandela đã kể lại đảng ANC của ông chỉ còn thiếu một ghế để có đủ 2/3 số nghị sĩ trong Quốc hội lập hiến là có thể tự soạn thảo Hiến pháp. Một người trong đảng ANC tỏ ý tiếc thì ông liền nhấn mạnh Hiến pháp làm ra cho toàn dân chứ không phải để phục vụ cho một đảng, và ANC cần hợp tác với các đảng khác trong Quốc hội để soạn thảo Hiến pháp.

Pháp luật chuẩn mực - bắt đầu từ bản Hiến pháp dân chủ qua thủ tục trưng cầu dân ý - là động lực cho sự thay đổi để hướng tới xã hội công bằng. Pháp luật chuẩn mực cần bắt đầu từ tư tưởng “đa nguyên hợp tác, đoàn kết quốc gia”, gọi tắt là tư tưởng “hợp nguyên”.

Những người có tư tưởng hợp nguyên chấp nhận sự khác biệt và tính đa nguyên của xã hội nhưng luôn sẵn lòng đàm phán, hợp tác với nhau để đưa đất nước đi tới. Họ bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình, của cộng đồng mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng lợi ích chính đáng của những người khác, cộng đồng khác.
Như thế, luật pháp làm ra mới có thể áp dụng công bằng cho tất cả mọi người, đảm bảo không ai đứng trên luật pháp, không ai hoặc tổ chức nào được độc quyền nhà nước, và quyền lực nhà nước không mâu thuẫn với quyền của dân.

image
Hoạt động chính trị muốn hướng đến xã hội công bằng, đất nước phát triển mà cổ vũ cho sự độc tôn, duy trì tư tưởng độc quyền chính trị thì khó tránh khỏi sự chia rẽ, gây mâu thuẫn trong xã hội.

image
Các nước dân chủ, văn minh đều có luật trưng cầu ý dân để người dân trực tiếp quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Do đó, luật trưng cầu ý dân cần dứt khoát trao trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân. Tự cho  mình hoặc tổ chức của mình quyền quyết định thay cho cả dân tộc rõ ràng thể hiện tư duy độc tài. Và vấn đề cần trưng cầu dân ý cấp thiết nhất chính là vấn đề thể chế chính trị, phúc quyết hiến pháp vì đó là những vấn đề nền tảng của xã hội.



Võ Tấn Huân, Nguyễn Tiến Trung

image

Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm
Phiên tòa xử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ở Cần Thơ
Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính
Ăn sao cho đúng
Trung Cộng bênh vực cho hoạt động xây cất ở Biển Đ...
Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến
Apple ra mắt đồng hồ thông minh
Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam
Những nguy hại đằng sau các loại thuốc cảm
Lý do Philippines xuất khẩu người giúp việc
Kho báu trong tàu SS Central America chở vàng chìm...
Hai người Việt dính líu vụ đánh cắp dữ liệu lớn ch...
Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Khi nhan sắc là 'con dao hai lưỡi'
Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa
Gió đưa cành trúc la đà
Ai giết chính khách đối lập Nemtsov?
Cựu nhân viên gốc Việt bị buộc tội trộm cắp hơn 80...
Tiểu luận: "ĐMCS"
Tấm Thẻ Bài
Vì sao chồn cưỡi chim gõ kiến bay lên?
Thi trang phục Dân Tộc Quốc tế
Thơ: Từ ngày bác vô đây
Ông Phùng Quang Thanh: tài sản khổng lồ là xuyên t...
Câu chuyện tình tuyệt đẹp
Công an Việt Nam và 'kiêu binh thời mới'
Tổng Thống OBAMA từ chối tiếp tổng bí thư Nguyễn P...
Vụ cháy ở chùa Từ Nghiêm: Người trong cuộc lên tiế...
Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn
Ông Nemtsov là mối đe dọa đối với Putin dù sống ha...
Văn hoá bạo động
Những nụ hôn để đời lịch sử nghệ thuật
9 quan niệm sai lầm lớn bạn nên biết khi đi lễ chù...
Phim tài liệu về khói mù ở Trung Cộng
Mất văn hóa dễ dẫn tới mất nước
Bạn có đang tự lừa dối bản thân?
Lãnh đạo Việt Nam đang theo đạo gì?
Tình bằng hữu - bạn già
Phù hiệu: QLVNCH

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.