Thật
thà luôn là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng lời nói dối cũng có lợi thế của nó,
ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn đang đánh lừa chính bản thân mình.
Nhiều
kết quả nghiên cứu cho thấy những người tự tin quá lố về bản thân lại có nhiều
khả năng thành công trong kinh doanh và thể thao.
Những
người này thậm chí còn sống vui vẻ hơn những người nhìn nhận bản thân một cách
thực tế.
Tuy
nhiên hậu quả của việc lừa dối chính bản thân mình là gì?
Một
nghiên cứu của Zoe Chance tại Đại học Yale đã quan sát điều gì xảy ra khi con
người ta gian lận trong thi cử.
Chance
và các cộng sự đã yêu cầu các tình nguyện viên trả lời một số câu hỏi thử kiến
thức và IQ.
Một
nửa số tình nguyện viên được phát các bài kiểm tra bị in lỗi, trong đó đính kèm
cả câu trả lời ở phía cuối.
Điều
này đồng nghĩa với việc họ phải kiềm chế không nhìn vào các câu trả lời trong
lúc làm bài kiểm tra.
Tuy
nhiên, không lạ gì khi một số người trong số này đã gian lận.
Những
người được phát bài thi in kèm câu trả lời phần lớn đều có kết quả tốt hơn
những người khác.
Thế
nhưng câu hỏi quan trọng cho nghiên cứu của Chance là: Liệu những người gian
lận này có thực sự nghĩ rằng họ đã dựa vào câu trả lời? Hay họ cho rằng kết quả
trên có được do sự thông minh của bản thân?
Để
trả lời câu hỏi này, nhóm của Chance lại cho các tình nguyện viên nhìn qua các
câu hỏi trong bài thi thứ hai.
Sau
đó, những người này được yêu cầu dự đoán họ sẽ đạt bao nhiêu điểm trong bài thi
tiếp theo này.
Điều
quan trọng ở đây là không hề có câu trả lời nào bị 'in nhầm' trên bài thi thứ
hai.
Lẽ
ra, những ai gian lận sẽ nghĩ rằng họ không thể nào đạt được điểm cao trong bài
thi thứ hai nếu không có câu trả lời.
Nhưng
thực tế lại không như vậy. Sự dối trá với chính bản thân đã khiến nhiều người
dự đoán rằng họ sẽ đạt được điểm cao hơn trong bài thi tiếp theo.
Tất
nhiên là khi kiểm tra thật, tất cả những người này đều đạt điểm thấp hơn như
thế rất nhiều.
Để
thử xem liệu những người gian lận có tự tin quá lố vào năng lực của bản thân
hay không, các nhà nghiên cứu lại công bố một giải thưởng bằng tiền mặt cho
những ai đoán đúng số điểm của mình.
Kết
quả cho thấy, những người gian lận đánh giá không chính xác về năng lực của
mình và được thưởng ít tiền hơn 20% so với những người không gian lận.
Những
người tham gia thử nghiệm của Chance đã tự nhủ rằng họ thông minh hơn thực tế.
Tất
nhiên là điều này có một số lợi ích nhất định - tự tin, tự mãn và dễ gây niềm
tin từ người khác.
Tuy
nhiên khi tình hình có biến động và hoàn cảnh yêu cầu bạn đánh giá đúng khả
năng của mình, sự tự tin quá lố sẽ mang lại những tổn thất đáng kể.
Dù
phần lớn đều cho rằng lừa dối bản thân là không tốt, chúng ta cũng nên chấp
nhận ra điều đó sẽ xảy ra đối với tất cả mọi người, ở một mức độ nào đó.
Lừa
dối bản thân không phải là điều nên lạm dụng, và cần được hạn chế ở một mức độ
nào đó để những lợi ích nó mang lại lớn hơn những hậu quả.
Có
lẽ tất cả chúng ta đều tự lừa dối bản thân ở một mức độ nào đó.
Nhưng
nghịch lý ở đây, đó là khi đã tự lừa dối bản thân, chúng ta khó biết được mình
đang ở mức độ nào.
Tom
Stafford
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.