Mở
đầu bài viết “Tản Mạn Chuyện Đổi Mới Sáng Tạo” đăng tải trên báo Tia
Sáng hôm 10-2-15, GS Hoàng Tụy viết: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi
của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng tôi để phản ảnh
đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu. Nếu tụt hậu mà đang
đi lên cũng không quá lo lắng nhưng trì trệ trong tụt hậu thì đáng lo thật, mà
biểu hiện rõ nhất sự trì trệ này là ngay Chỉ Số Đổi Mới Sáng Tạo, theo đánh giá
quốc tế, ViệtNam còn thua cả Lào và Campuchia. Nếu kể về mức độ lạc hậu, Lào
Campuchia hiện xếp sau Việt Nam
nhưng nếu họ cứ tiếp tục đứng trên ta về Chỉ Số Đổi Mới Sáng Tạo thì với đà
này, thì chẳng mấy chốc thứ tự đó sẽ bị đảo ngược, chắc chắn họ sẽ bỏ lại ta ở
phía sau. Muốn thoát khỏi trì trệ cần sự bức phá, đột phá thực sự…”
Trước
đó, hôm 31-10-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng trăn trở, ông tự đặt vấn
đề tại sao mấy chục năm qua Việt Nam vẫn đủng đỉnh đi sau 6 nước hàng đầu của
khối ASEAN, Singapore, Malaysia, Thai Lan, Indonesia, Philippines, Brunei…trong
khi tiềm năng kinh tế và xã hội Việt Nam thừa sức theo đuổi kịp họ. Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã phát hiện: “ Thực tế cho thấy nền hành chánh của chúng
ta hiện đang còn không ít những rào cản cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp của nhân dân, đòi hỏi phải gỡ bỏ. Tiến độ cải cách đã đạt được
những bước tiến nhất định nhưng vẫn chưa được như mong muốn, thậm chí là chậm
trễ ở nhiều Bộ, Ngành, Địa phương… Trong khi công cuộc hội nhập với FTA đã ký
một loạt đối tác đã đến thời điểm thực thi. Cơ hội mở ra rất nhiều và theo đó
thách thức không phải là nhỏ, không thể đủng đỉnh được nữa…”.
Phải
chăng Thủ Tướng Dũng cũng từng ý thức về tình trạng trì trệ trong tụt hậu của
Việt Nam
trong hơn hai thập kỷ qua. Thủ tướng Dũng đề xuất: phải có những bước đột phá
ấn tượng, phải đổi mới từ căn bản nghĩa là phải đổi mới thể chế. Về đổi
mới thể chế, Thủ tướng Dũng nói: “Đổi mới thể chế là một thách thức lớn,
cần phải vượt qua chính mình, cần sự hy sinh quyền lợi của bản thân và gia
đình.
Đổi mới thể chế cần phải có trí tuệ, và hơn cả đổi mới thể chế cần phải
có quyết tâm chính trị và lòng khát khao với dân tộc đất nước…”. Như vậy, đổi
mới thể chế, theo nguyên nghĩa Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh có nghĩa
là đổi mới chế độ chính trị, đổi mới nghi thức và cách thức lãnh đạo
đất nước. Chắc chắn đây phải là một quá trình lột xác vô cùng đau đớn của
từng cá nhân và xã hội nhất là những đảng viên và ĐCSVN, một quá trình lột xác
từ cái kén phải được phá vỡ để trở thành con bướm, từ một Việt Nam trì trệ
trong tụt hậu thành một Việt Nam tiên tiến. Do đó theo Thủ Tướng Dũng đổi mới
thể chế đòi hỏi quyết tâm chính trị là điều tất yếu.
Qua
bài viết “Để Việt Nam Cất Cánh”, Kỹ sư Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm
TGĐ-Investment Group, đã đưa ra nhiều lý do đã khiến VIệt Nam tụt hậu,
khó cất cánh. Vì điều kiện lịch sử, xã hội và thế giới những chính phủ của nước
ta trong quá khứ nhất là từ năm 1945 tới nay bị thúc ép bởi tình thế luôn luôn
có khuynh hướng đi chệch khỏi những định hướng có lợi cho phát triển đất nước…
Chúng ta là nạn nhân của một số sai lầm trong quá khứ, nhưng liệu những định
hướng sai lầm đó có phải là sản phẩm trí tuệ của những nhà lãnh đạo đương
thời?
Hay
chính họ cũng là nạn nhân và chính họ đang cố gắng vượt thoát ra khỏi những
định hướng sai lầm đó mà nhiều người đang chỉ trích. Những nhà lãnh đạo của ta
trong quá khứ, không phải từ trên trời rơi xuống mà được tạo ra từ điều kiện
lịch sử của dân tộc, của xã hội và thế giới, từ những mô hình đất nước có
sẵn từ cả hơn 50 năm trước và thế giới sau năm 1945, một thế giới lưỡng cực Mỹ
và Liên Xô hoàn toàn thống lĩnh và chi phối thiên hạ. Mỹ và Liên Xô-Trung Cộng ảnh hưởng, chi phối nặng nề nền chính trị Việt Nam, từ hội nghị Genève 1954 đến
hội nghị Paris (1968-1973) “Chúng ta như tất cả mọi người đều biết có
nhiều mặt tiêu cực của nó và những mặt tiêu cực ấy vẫn tiếp tục chi phối hiện
tại…”.
Biểu
hiện rõ ràng nhất cho nhận định này của ông Nguyễn Trần Bạt, tôi nghĩ rằng tất
cả nhân dân Việt Nam từ Hà Nội đến Saigòn, từ trong nước đến hải ngoại, là
người Việt Nam ai cũng thấy tức giận và tủi nhục khi nhìn thấy Nguyễn phú
Trọng, TBT của đảng cộng sản ôm chặt Tập Cân Bình để tìm sự che chở sau khi
ĐCSVN bán đứng tổ quốc Việt Nam như là một chư hầu một vùng lợi ích cốt lõi thứ
5 của Trung Quốc. Không cần viện dẫn những bằng chứng nào khác, chỉ tấm ảnh này
cũng đủ minh chứng hùng hồn tố cáo ĐCSVN hôm nay đã phản bội lại tổ quốc Việt Nam . Ấy thế mà
ĐCSVN vẫn tiếp tục tồn tại, vẫn là đảng lãnh đạo lịch sử Việt Nam . Trong khi
đó tại Hà Nội vẫn không hiếm những kẻ đồng lõa với tội ác cộng sản, ru ngủ xã
hội bằng cách vờ vĩnh rao giảng ‘lịch sử tự nó sẽ mở đường cho đất nước…”,
một thái độ ù lì, cầm chân bước tiến dân tộc, không thể tha thứ được. Càng lố
bịch hơn nữa giờ này tại Hà Nội vẫn còn có những kẻ ôm mộng là người cộng sản
giác ngộ cao biết “hy sinh trước, hưởng thụ sau”…
Vì
thế chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Thủ Tướng Nguyện Tấn Dũng dứt khoát và
quyết liệt đòi đổi mới thể chế chính trị cũ xưa cho bằng được để vứt
bỏ mặt ‘tiêu cực của lịch sử ’ Việt Nam, để đưa Việt Nam ra khỏi tình
trạng “trì trệ trong tụt hậu” hôm nay.
Đào
Như
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.