Mộ
của binh sĩ Việt Nam
hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979 tại nghĩa trang quân đội bên ngoài Hà
Nội.
36
mùa xuân đã biệt trôi kể từ ngày nửa triệu lính Trung Cộng tràn vào biên giới
Bắc Việt Nam, hãm hiếp đàn bà con gái, dùng lưỡi lê đâm chết họ và còn ăn sống
tử thi, giới cầm quyền Hà Nội vẫn giấu mặt trong nỗi sợ hãi không thốt nổi tên.
Mùa
xuân năm nay, ngày 17/2 cũng bặt tăm dù chỉ là những dòng lưu bút chiến tranh
chống Tàu trên báo đảng. Một ít tờ báo nhà nước dù tận tâm và can đảm hơn nhiều
nhưng vẫn bị vòng đai tuyên giáo lấp ló trong hậu trường sân khấu siết bức đến
mức tối đa.
Chặn
từ ngoài vào trong
Hai
ngày trước khi diễn ra cuộc dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ và người dân hy sinh
năm 1979 do các anh chị Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng tổ chức ở tượng đài Trần Hưng
Đạo, Sài Gòn, tôi phải nhận giấy triệu tập lần 1 của Cơ quan an ninh điều tra
(PA24), Công an TP. HCM về “trình bày nội dung liên quan vụ án”.
Nhân
viên công an khu vực, khi nghe tôi hỏi về “vụ án” nào, đã thốt lên “Không
biết!”.
Một
thông tư của Bộ Công an quy định cơ quan điều tra chỉ được triệu tập những
người liên quan với lý do xác định như một vụ án cụ thể nào đó. So với nhiều
lần triệu tập tôi trước đây để “hỏi về những bài viết trên Internet”, lần này
có vẻ PA24 làm đúng luật hơn, ít nhất trên phương diện lý cớ.
Tuy
vậy, cũng như tình trạng điều 258 và 88 thường xuyên bị coi là lạm dụng, chẳng
có lý cớ nào khỏa lấp được khái niệm mơ hồ của từ ngữ “vụ án”, đặc biệt khi cơ
quan công an luôn muốn dùng những từ ngữ như vậy để ngăn chặn quyền đi lại, tụ
tập, hội họp và biểu tình đã được hiến định của công dân.
Thậm
chí tôi còn phải nhắc người công an chuyển giấy triệu tập: “Anh về nói với họ
nhớ ghi nhân xưng của người bị triệu tập chứ đừng viết trỏng tên ‘Phạm Chí
Dũng’ như thế. Dù gì cũng nên có văn hóa tối thiểu chứ”.
Sau
khi tôi từ chối giấy triệu tập lần 1, sáng ngày hôm sau PA24 lại gửi giấy triệu
tập lần 2 cho tôi để “làm việc” vào ngày 17/2. Nội dung có khác và cụ thể hơn:
“Hỏi về ông Nguyễn Quang Lập”.
Lẽ
dĩ nhiên, tôi có thể bày tỏ chính kiến về không chỉ về Nguyễn Quang Lập hay
Hồng Lê Thọ - hai blogger vừa nhận chế độ “tại ngoại điều tra” - mà cả với hàng
chục hoặc vài mươi nhà hoạt động xã hội và dân chủ như thế. Chỉ cần nhà nước và
ngành công an Việt Nam có đôi chút dũng khí đối thoại và trên tất cả là có được
thành tâm tối thiểu khi đối diện với công dân.
Nhưng
vào thời điểm này, điều được gọi là “bản lĩnh” như thế vẫn chỉ là ảo giác. Vào
đúng sáng 17/2, tôi đã không thể đến được tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hoa
tưởng niệm đồng bào Việt bị giết hại man rợ của mình.
Nhưng
ở một góc biến thái khác, lại có những người Việt lẩn khuất quay ngoắt với quá
khứ đau xót - cái dĩ vãng mà nhờ có nó mới giữ ghế yên ấm cho giới “đày tớ”
ngày hôm nay. Những trọng trách như Trung tướng Nguyễn Chí Thành - Giám đốc
Công an TP HCM, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh và
đang có triển vọng được nâng lên hàm thứ trưởng Bộ Công an, hay Bí thư thành ủy
TP HCM Lê Thanh Hải, người được nghe nói đang là một trong những ứng cử viên
cho cái ghế chủ tịch nước tại đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12…, làm sao
“không thấy, không nghe, không biết” về hàng loạt vụ việc lực lượng an ninh của
“thành phố mang tên Bác” ngăn chặn thô bạo và còn đánh đập cả những người dân
chỉ muốn tưởng niệm quá khứ để không bị xem là kẻ mất gốc?
Lại
một cái tết nữa, tôi bị ngăn chặn. Mùng 2 tết năm ngoái, tôi đã bị Công an TP
HCM ngang ngược tịch thu hộ chiếu tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi tôi chuẩn bị
đi Thụy Sĩ để tham dự một cuộc hội thảo về nhân quyền do chính Liên hiệp quốc
tổ chức.
Hãy
thử tưởng tượng
Thời
gian thoáng chốc thoi đưa. Việt Nam
đã “hội nhập” vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được hơn một năm. Song
những gì mà ba nhân vật khác nhau đứng đầu đảng, nhà nước và chính phủ tuyên
xưng “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” xem ra vẫn còn quá
dị biệt với thực tồn ở đất nước “thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S” này.
Với
những “thành tích nhân quyền” vừa giấu mặt vừa thách thức như thế, làm thế nào
để Tổng bí thư, và có thể cả Thủ tướng của đất nước chữ S, có thể viếng thăm
Hoa Kỳ vào năm 2015 mà không đọng lại một chút tủi hổ và tủi phận?
Và
hãy thử tưởng tượng, nếu đến một ngày không xa, có những quan chức Việt Nam cả
cao cấp lẫn trung cấp bị Washington chế tài thẳng tay - như đã và đang đối với
Điện Kremli - bằng biện pháp không cho “di trú” sang Hoa Kỳ và kể cả phong tỏa
tài sản của họ và thân nhân họ ở rất nhiều ngân hàng quốc tế, những quan chức
người Việt ấy có đủ cám cảnh đến mức lên ruột về cái dĩ vãng “bảo vệ nhân
quyền” của họ?
Phạm
Chí Dũng
*****
Jan
09, 2014
Việt
Nam có thể không tổ chức kỷ niệm quy mô đánh dấu 35 năm cuộc chiến biên giới
phía Bắc chống Trung Quốc (17/2/1979), nhưng nên để người dân, các thân nhân
nạn nhân chiến tranh tưởng niệm nhân dịp này, theo ý ...
Sep
16, 2013
Theo
quan điểm của tôi, cuộc chiến 1979 là đỉnh điểm của những căng thẳng và khác
biệt đã bị tạm đè nén vì cuộc chiến Việt Nam, khi thế giới vẫn còn được hình
dung như hai khối ý thức hệ. image. Trong tháng Năm 1979, ...
Feb
17, 2013
Cựu
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong giai đoạn 1974-1987, Tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh phê phán nhà nước 'lảng tránh' kỷ niệm ngày Trung Quốc khởi động cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới phía Bắc của ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.