Tất
cả chúng ta đều đã trải qua cảnh này. Chúng ta đều vay mượn nhiều hơn khả năng
chúng ta có thể chịu được: mượn để đi học, mượn để mua nhà, mượn để có tiền mua
vé đi nghỉ ở Caribe. Trong khi chúng ta đang tiến đến một xã hội không còn
dùng tiền mặt thì chúng ta càng dễ dàng hơn khi chỉ cần rút thẻ tín dụng ra để
trả tiền một cốc cà phê thay vì móc khắp các túi để tìm tiền lẻ. Việc mượn nợ
do đó trở nên thuận tiện.
Nhưng
điều gì sẽ xảy ra nếu hàng tháng chúng ta phải vật lộn với mớ hóa đơn phải
thanh toán. Và sau đây là ý kiến một số người về việc vay mượn.
Nợ
vì cái gì?
"Nợ
tiêu dùng cần phải tránh giống như bệnh dịch," ông Konstantinos Boulis
nói, "Khi bạn mua món gì đấy có trị giá 100 đô la và một năm sau 120 đô
la. Điều này thật là ngu ngốc. Không những bạn mua thứ gì đó mà có thể bạn
không cần mà bạn còn phải trả thêm 20% nữa."
"Vay
nợ để đầu tư," ông nói tiếp, "lại là một chuyện khác hoàn toàn và
bạn cần ra quyết định một cách tỉnh táo về đầu tư vào cái nào và cái nào
không. Mua nhà trả góp trong bối cảnh thị trường hiện nay với thời hạn 30 năm
với lãi suất hàng năm 3,5% có lẽ là một quyết định rất khôn ngoan nếu tình
hình phù hợp."
Nếu
bạn nghĩ nợ nần là tội lỗi thì "thôi vậy, bạn có thể ngủ ngon hơn vào
ban đêm nhưng có điều cái giường mà bạn nằm không thoải mái và căn nhà bạn ở
nhỏ hơn ngôi nhà bạn muốn có".
Một công cụ hữu hiệu
Trong
một số trường hợp, mượn nợ có thể xem là cách để có cuôc sống tuyệt vời, theo
ông Jeremy Karmel, "Đối với nhiều người là vay mượn là cách vô cùng hữu
hiệu để đạt được mục đích trên."
Karmel
đưa ra chi phí học hành là nơi mà việc vay mượn hoàn toàn hợp lý. "Nếu
bạn muốn trở thành bác sĩ hay luật sư mà gia đình bạn không giàu có gì mà nếu
bạn không muốn vay mượn gì cả thì chúc bạn may mắn."
"Vay
mượn nhiều khiến bạn phải có trách nhiệm rất lớn. Bạn thật sự cần phải có
một kế hoạch khả thi để trả nợ. Đối với nhiều người việc vay mượn giúp họ
theo đuổi giấc mơ của mình sớm hơn khi họ không vay," ông nói thêm.
Cơ
hội không thể bỏ qua
Bạn
nên mua thứ gì bạn cần vào lúc mà bạn cần nó nhất, ông Vivek Nagarian nói.
"Tôi mượn tiền để mua một chiếc xe gắn máy. Tôi mượn tiền để đi đến một
vùng đất xa để cưới người tôi yêu. Tôi mượn tiền để mua nhiều thứ mà tôi cảm
thấy vui thích chẳng hạn như nghỉ phép một tháng để đạp xe ở Ladakh."
"Và
trong lúc 10 năm qua tôi lúc nào cũng mắc nợ tín dụng," ông nói thêm,
"Nhưng thu nhập của tôi luôn đủ để trả nợ và mặc dù tôi phải trả tiền
lãi và tiền phí khoảng 20% nhưng thu nhập của tôi đã tăng gấp 10 lần kể từ năm
2003 nên nhìn chung tôi không có lo lắng gì về việc vay mượn. Nếu tôi để chừng
nào dành dụm đủ tiền mới mua thì sẽ trở thành quá muộn và quá lãng phí thời
gian."
Tuổi có phù hợp?
Marc
Bodnick đưa ra luận điểm rằng món nợ mà bạn vay có phù hợp hay không tùy
thuộc vào độ tuổi của bạn. Nếu bạn còn trẻ và chỉ mới bắt đầu sự nghiệp thì
nợ nần dễ chấp nhận hơn. Nhưng với thời gian khi bạn có khả năng kiếm nhiều
tiền hơn thì bạn nên tránh mượn nợ. "Nợ nần rất ràng buộc. Nó khiến bạn
không thể có những quyết định dài hạn trong cuộc sống."
Vốn
và lãi
Điều
này hoàn toàn phụ thuộc vào việc số tiền bạn kiếm được có nhiều hơn chi phí
bạn bỏ ra hay không, ông Gil Eyal nói. "Nói một cách đơn giản, nếu bạn có
thể vay mượn ở lãi suất 2% và đảm bảo kiếm được lời 5% thì hãy mượn càng nhiều
càng tốt."
"Nếu
bạn là một nhà đầu tư bất động sản tài ba thì bạn luôn luôn kiếm tiền đầu tư
từ những khoản vay có lãi suất thấp và biết rằng bạn có thể có lời," ông
nói thêm.
Quan
điểm văn hóa
Jett
Fein đưa ra một góc nhìn khác. "Vấn đề tùy thuộc vào việc bạn nhìn nhận
nợ như thế nào. Các nền văn hóa khác nhau có cách nhìn khác biệt căn bản về
mượn nợ. Người Tiv ở Tây Phi có quan điểm về nợ thú vị nhất mà tôi từng nghe
qua. Họ xem việc mắc nợ là điều tốt vì nó khiến bạn duy trì lâu dài các mối
quan hệ xã giao."
Trở thành nô lệ
Một
số ý kiến có chiều hướng đạo đức. Họ cho rằng chúng ta nên tránh vay nợ bằng
mọi giá. "Nợ nần là nô lệ," ông Brian Fey nói, "Chết thanh thản
còn hơn sống mà làm nô lệ cho nợ nần."
Phil
Bradford kết luận bằng một câu thơ trong Kinh Thánh: "Người giàu cai trị
người nghèo còn người mượn tiền là nô lệ của người cho mượn."
Còn
Amadasun Efe so sánh nợ nần với việc leo núi trong khi đeo một ba lô đầy đá.
"Nợ nần càng nhiều thì đá càng nhiều. Và chẳng lâu sau bạn sẽ không thể
vượt qua nổi lực kéo bạn xuống và bạn sẽ bị rơi xuống."
Trong
khi đó những người khác di chuyển nhanh hơn bạn vì họ không có gì kéo họ xuống.
Họ tự do. Còn tinh thần và con người bạn trở thành nô lệ của nợ nần vốn có thể
nghiền nát bạn. Tất cả những gì bạn nghĩ đến là làm sao trút bỏ gánh nợ trên
lưng bạn bởi vì nó đã trở thành nỗi ám ảnh."
Maria
Atanasov
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.