Cuộc
cách mạng dầu mỏ và khí đốt ở Mỹ đã tác động mạnh mẽ không
chỉ tới giá dầu mà còn tới các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Giá
dầu đã giảm 50% chỉ trong 4 tháng, nhưng có thể sẽ ổn định vào năm tới bởi sản
lượng đang chững lại. Tuy nhiên chính Mỹ chứ không phải Ả Rập mới là
nhà độc quyền mới.
Trong
hàng thập kỷ, Ả Rập được miêu tả như là “nhà độc quyền”. Với trữ lượng dồi dào,
Ả Rập có thể tăng hoặc giảm sản lượng để giúp ổn định thị trường quốc tế khi
xuất hiện tình trạng thiếu hoặc dư thừa dầu mỏ.
Với sự kiện vua Salman (bên
phải) lên ngôi, Ả Rập và các tiểu vương quốc Ả Rập hy vọng có
thể để thị trường quyết định giá dầu.
Nhưng
vào ngày 27/11/2014, tại cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Opec)
ở Vienna, Ả Rập đã từ bỏ trách nhiệm đó và Opec quyết định để thị trường quyết
định giá dầu, mà theo dự đoán của Bộ trưởng dầu mỏ của Ả Rập Ali Al-Naimi thì
giá dầu sẽ “tự ổn định”.
Quyết
định của Opec gần như không nhận được sự đồng thuận. Venezuela
và Iran là
2 quốc gia có nền kinh tế đang chìm trong khó khăn thì rất khó để cắt giảm
sản lượng. Iran buộc tội Ả Rập đã tiến hành “chiến tranh dầu mỏ” và đây là 1
phần của “âm mưu” chống lại Iran.
Bằng
việc để giá dầu tự do, Ả Rập và các tiểu vương quốc Ả Rập đã đẩy trách
nhiệm độc quyền lên Mỹ.
Nước Mỹ
quay trở lại đầu tàu
Nước
Mỹ đã từng là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vào
năm 1970, sau khi sản lượng dầu mỏ của Mỹ đạt ngưỡng cao với 9,6 triệu
thùng/ngày đã bắt đầu tụt giảm. Trong những năm tiếp theo, Mỹ
phải nhập khẩu ngày càng nhiều dầu. Vào năm 2008, sản lượng dầu của nước này đã
giảm gần 50% từ ngưỡng cao trong quá khứ. Giá dầu khi đó ở mức 147USD/thùng
khiến Mỹ lo lắng giá dầu thế giới sẽ đạt đỉnh và tình trạng thiếu dầu sẽ
trở nên phổ biến.
Tuy
nhiên, 1 cuộc cách mạng dầu mỏ và khí đốt đã được khởi động ở Mỹ bằng việc
sử dụng đá phiến sét, hiện cung cấp khoảng 1 nửa lượng khí đốt tại Mỹ. Công
nghệ này đã khiến Mỹ vượt qua Nga và trở thành nhà cung cấp khí đốt số 1 thế
giới.
Sau
đó, vào năm 2010, công nghệ tương tự đã được áp dụng cho dầu mỏ. Kết quả một
lượng sản xuất rất lớn. Cuối năm 2014, sản lượng dầu mỏ ở Mỹ tăng 80% so với
năm 2008. Việc Mỹ tăng sản lượng lên 4,1 triệu thùng/ngày còn cao hơn sản lượng
của các nước Opec trừ Ả Rập.
Cuộc
cách mạng này trở thành 1 bước nhảy vọt cho nền kinh tế Mỹ khi tạo ra công ăn
việc làm, cải thiện vị trí cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế và thu
hút hơn 100 tỉ USD giá trị đầu tư mới.
Ả
Rập thận trọng
Nhiều
người cho rằng Opec sẽ can thiệp và cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu nhưng Ả
Rập và các nước vùng vịnh khác đã phản đối điều này bởi vì nếu họ cắt giảm sản
lượng thì họ sẽ mất thị phần.
Họ
đang nhìn vào sự cạnh tranh không chỉ đến từ dầu đá phiến của Mỹ mà còn đến từ
cát dầu của Canada và các nguồn cung mới từ Nga, Bắc Cực, Brazil, Trung Á, Châu
Phi và công tác khai thác dầu khí trên biển đang phát triển.
Việc
giá dầu giảm mạnh như hiện tại có lẽ còn kinh khủng hơn cả dự đoán của những
nhà cung cấp dầu mỏ ở vùng vịnh. Trên thế giới, các công ty dầu mỏ đã phải cắt
giảm ngân sách, giảm chi phí, làm chậm tốc độ các dự án cũ và trì hoãn các dự
án mới. 1 số dự án có lẽ sẽ phải hủy bỏ.
Ả
Rập đang hy vọng rằng giá dầu thấp hơn sẽ kích thích sự phát triển của kinh tế
và nhu cầu về dầu mỏ. Trong lúc ấy, với thị phần rộng lớn của họ ở nước ngoài,
Ả Rập và các tiểu vương quốc vùng vịnh Ba Tư có đủ khả năng để chờ đợi.
Tựu
chung lại, việc giá dầu giảm nghĩa là 1500-2000 tỉ USD sẽ chuyển từ nước xuất
khẩu sang nước nhập khẩu dầu mỏ. Nhật Bản và Trung Cộng sẽ là những nước được
hưởng lợi lớn. Kể cả người tiêu dùng Mỹ cũng được hưởng lợi dù rằng ít giếng
dầu sẽ được khoan hơn, đầu cơ xuất hiện nhiều hơn và nhiều người lao
động sẽ mất việc.
Dầu
đá phiến của Mỹ đã trở thành yếu tố quyết định mới trên thị trường dầu mỏ thế
giới theo cách mà 5 năm trước không ai có thể tưởng tượng được. Nhưng
ảnh hưởng này liệu có tiếp tục trong 1 thế giới mà giá dầu thấp như hiện tại?
Giá
dầu hiện nay dưới mức 50USD/thùng, 1 mức giá quá thấp cho việc phát triển công
nghệ mới để kích thích nền kinh tế. Tuy vậy, sản lượng vẫn tăng với mức 500.000
thùng/ngày trong nửa đầu năm nay theo đà tăng và các cam kết của Mỹ.
Tuy
nhiên, tới giữa năm đà tăng này sẽ dịu lại. Các nhà cung cấp sẽ làm việc cật
lực để tăng sản lượng và giảm giá, nhưng trong năm 2016, sản lượng của Mỹ sẽ
giảm nếu giá dầu còn ở mức này. Sản lượng của các nơi khác cũng sẽ
chững lại. Nhưng sau đó, kinh tế thế giới sẽ tốt hơn, kích thích nhu cầu
dầu mỏ, giá sẽ lại tăng lên. Nếu các nhà cung cấp vùng vịnh Ba Tư có các chiến
lược khác thì giá sẽ không trở lại mức 100USD/thùng.
Dù
giá dầu ở dưới mức 100USD/thùng thì các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng
sẽ tìm cách để cắt giảm chi phí và sản lượng sẽ lại tăng lên 1 lần nữa.
Straits
Times
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.