Anatoly
là một trong những tù nhân bị quân nổi dậy bắt giữ
Hôm
21/01, quân nổi dậy đã chiếm được sân bay Donetsk
sau một trong những trận đánh khốc liệt nhất của cuộc chiến. Quân nổi dậy bắt
giữ được một nhóm lính chính phủ đã mệt rã rời.
Những
người thua trận bị diễu đi khắp phố Donetsk .
Họ bước chậm chạp, đầu cúi gằm – trong lúc đám đông hò hét chất vấn.
Một
trong những người bị bắt là Thượng sĩ năm nay 37 tuổi, Anatoly Svyryd, nhìn vô
định về phía trước.
Anh
vừa lê bước vừa bảo vệ cánh tay phải bị băng bó.
Anh
cũng lờ đi những lời thóa mạ nhằm vào mình. Tù binh bị buộc phải quỳ xuống, rồi
chở đi nơi khác giam giữ.
Vợ
anh, Oksana, đã đơn độc đi suốt hành trình tới vùng đất do quân nổi dậy giam
giữ để đưa được chồng về. Trong lần đầu tiên thử đi qua biên giới, cô bị quân
nổi dậy bắt luôn làm tù nhân.
Họ
tra hỏi và thả cô ra sau 10 ngày. Nhưng trải nghiệm này không làm cô nhụt chí.
Oksana
đơn độc suốt hành trình tìm kiếm chồng ở Donetsk
Cô
phải giải thích với cậu con trai 8 tuổi, Mark, về kế hoạch của mình.
“Khi
tôi đi, con trai tôi bắt đầu khóc,” cô kể.
“Nó
nói, ‘Mẹ ơi, đừng đi.’ Nó còn bé nhưng chín chắn lắm.
“Tôi
đặt nó ngồi xuống và giải thích tình hình cho con: ‘Mark, con lớn rồi, con đã
biết và hiểu nhiều chuyện.’
“Và
tôi thành thật nói với con, ‘Mark, mẹ đi Donetsk .
Và mẹ sẽ đưa cha về.”
Cô
vừa nói vừa cố không khóc.
“Con
tôi vẫn chưa biết là cha nó đang bị cầm tù, nó chỉ biết là cha đang đi chiến
trận mà không biết là cha bị giam giữ rồi.
“Thế
nên tôi nói: Mark, mẹ sẽ cố gắng đưa cha con về từ Donetsk . Tôi nói thật với con, và nó hiểu,”
cô kết luận.
Vấn
đề tình cảm
Đám
đổ nát ở sân bay Donetsk
Cô
Svyryd được Vladimir Ruban, một cựu quân nhân người Ukraine giúp đỡ.
Năm
ngoái, ông Ruban bắt đầu giàn xếp việc thả tù binh. Ban đầu, phe nổi dậy không
mấy tin tưởng ông. Họ bắt giữ ông cùng các tù binh khác và dọa giết.
“Nguyện
vọng duy nhất của chúng tôi là không bị chết vì dao, hay chặt đầu, mà cách chết
xứng đáng nhất đối với một người lính là bị đạn bắn,” ông nói.
“Đó
là mong muốn duy nhất vào thời điểm đó, được chết trong danh dự, khi lúc đó sự
việc đã rõ ràng rằng chúng tôi không nhận được trợ giúp và hầu như không có cơ
hội chống trả.”
Ông
Ruban và đồng đội sau đó được thả. Ông dần dần xây dựng được sự đồng thuận nhất
định từ cả hai phía. Trong năm qua, ông đã thương lượng cho tới hơn 600 tù binh
được thả.
“Cả
hai bên cùng tin tưởng chúng tôi,” ông nói. “Chúng tôi không đứng về bất kỳ phe
nào trong cuộc xung đột này, chúng tôi không thu thập thông tin, cũng không ghi
chép, ghi âm lại cuộc đối thoại nào hay truyền thông tin cho bất kỳ ai khác.”
Số
phận của những người bị giam giữ của cả hai phía là vấn đề tình cảm duy nhất
trong toàn bộ cuộc xung đột này.
Nếu
có thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine
và phe nổi dậy ở đây, thỏa thuận này sẽ phải kèm theo quy định đầy đủ về việc
trao đổi tù binh.
Ngay
lúc này, cả chính quyền và quân nổi dậy cùng hứa sẽ thả những tù binh bị thương.
“Chúng
tôi sẽ cố gắng trao trả những người bị thương ngay lập tức bởi vì những người
đó đã mất chân, mất tay,” Dariya Morozova nói – bà là người phụ trách cơ quan
nhân quyền của phe nổi dậy ở Donetsk .
“Chẳng
có lý do nào khiến họ ở lại đó. Họ cũng có thể về lại Ukraine và để
được cứu chữa. Những người khác sẽ lần lượt được trao đổi.”
Dariya Morozova
Trong
số những tù binh còn lại có thể có chồng của cô Svyryd, anh Anatoly. Các nhà
thương thuyết nói vị thượng sĩ có thể sẽ được thả trong tuần này.
Vợ
của anh sẽ ở đó, chờ đợi trong vùng lãnh thổ của quân nổi dậy, cho tới lúc điều
đó xảy ra.
*****
Feb
26, 2014
Các
linh mục của Ukraine không những là những nhà lãnh đạo tinh thần của cuộc biểu
tình long trời lở đất đã lật nhào cả một chế độ được cả một đại cường Nga chống
lưng; các ngài còn là một gạch nối giữa lịch sử đấu ...
Apr
02, 2014
Một
đoạn băng video chiếu cảnh biểu tình ở Ukraine
đã 'gây sốt' trên mạng sau khi một phụ nữ Ukraine có mặt trong đoạn video đó
đưa lên YouTube. Hàng triệu người đã xem đoạn băng video mang tựa đề "Tôi
là người ...
Apr
03, 2014
Mùa
đông năm 1932-33, Ukraine, quốc gia nhỏ bé phía tây nước Nga đã trải qua một
nạn đói khủng khiếp khiến cho bẩy triệu người chết thê thảm, đây là cuộc đại
tàn sát lớn nhất trong lịch sử nhân loại do Staline ra tay .
Feb
26, 2014
Đó
là những linh mục cuả Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, là Giáo Hội lớn nhất
trong số các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương. Sự hiện diện cuả họ đã
ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân ...
Thiên binh vạn mã ào ào, Máu đầy khe rãnh thây cao mặt thành !!!
ReplyDelete