Năm
1984 sau 3 năm cày bừa vất vả nơi xứ người, tôi mua chiếc xe hơi mới đi cho
sướng, coi cái bàn tọa nó êm tới cỡ nào. Bạn bè cứ khuyên tôi hãy lấy
tiền đó trả bớt tiền nợ mua nhà mà mình vay của ngân hàng. Nó sẽ giảm tiền
lời mình phải trả hàng tháng cho họ nhiều lắm. Tôi để ngoài tai, hưởng thụ
trước đã!
Tôi đăng báo bán cái xe cũ vẫn còn rất tốt đã theo tôi cày cuốc bấy lâu nay. Người khách đầu tiên điện thoại cho tôi đến nhà coi xe là anh Bắc kỳ 75. Trông anh có vẻ đẹp trai, ăn nói lễ độ. Điều làm tôi ngạc nhiên là làm sao anh có mặt trên xứ sở Úc châu này ? Tôi không dám hỏi, chỉ lẳng lặng quan sát anh.
Anh đi một vòng coi xe rồi nói: anh ơi ! Em mới qua được dăm (vài) tháng, cần xe đi làm, em không biết coi máy, em nghĩ anh là người Bắc năm tư (54) nên em tin anh. Em không giả (trả) giá, nếu anh "đảm bảo" máy tốt em sẽ chồng tiền mặt lấy xe ngay.
Note: hình trong bài này là
minh họa
Tôi nói đùa cố ý
chọc anh chút cho bõ ghét: nhà cụ cứ nhắm mắt vào mà mua, nhà em cưỡi nó mấy
năm nay rồi, tốt lắm. Cơ khí đảm bảo, chất lượng cao, không khi nào bị đột xuất
nằm đường. Mua về, nhà cụ không phải tốn tiền bảo quản thêm, cứ việc xử lý vô
tư...ư ...ư... Hơn nữa nhà cụ làm sao kiếm ra cái xe hoành tráng mà giá cực kỳ
rẻ như xe này của nhà em được cơ chứ ???Anh hiền từ nhìn tôi cười thoải mái, đồng ý mua ngay. Tôi mời anh vào nhà làm giấy tờ sang tên. Anh năn nỉ tôi đi với anh ra nha lộ vận vì anh không biết tiếng Anh. Tánh tôi hay thương người (cha mẹ "dzợ" tôi đông lắm chứ không chỉ có 2) nên tôi đồng ý.
Công việc xong xuôi, anh mời tôi đi ăn phở. Thấy anh ăn mặc đúng là người mới tới Úc, tôi không nỡ "ăn" tiền của anh bèn mời anh về nhà tôi uống cà phê.
Anh cho tôi biết cái xe của tôi là cái thứ 10 anh đi coi vì thấy giá rẻ. Anh mới nhìn xe của tôi là anh "kết" rồi. Đẹp, sạch sẽ từ trong ra ngoài. Cái điều làm anh mua ngay là lối nói chuyện của tôi, có vẻ không tha thiết để bán cho bằng được như những người kia. Điều đó làm anh tin tưởng xe còn tốt.
Nghe anh nói tôi mới biết anh cũng thuộc loại dân buôn bán thứ thiệt khiến tôi càng tò mò đời tư anh nhiều hơn. Qua cách nói chuyện của anh, tôi biết anh muốn làm thân với tôi. Tự nhiên anh khai ra cuộc sống của gia đình anh trước.
Một chuyến phà cập bến Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh.
Anh
là dân Hòn gai tỉnh Quảng Ninh ngoài Bắc. Năm 1974 tới tuổi đi lính, anh phải
gia nhập bộ đội. Đầu năm sau đơn vị anh được điều động vào Nam "giải
phóng" cuộc sống "lầm than đói rách" của nhân dân đang bị
"Mỹ Ngụy" kềm kẹp 20 năm nay !!! Câu này đứa bé con 6 tuổi ở làng anh
vào lớp 1, đã phải học thuộc lòng ...
Trong bộ đội các chính trị viên lên lớp luôn nói rằng dân miềnNam không có
cái bát ăn cơm, phải ăn bằng gáo dừa. Dép không có mà đi. Con cái sanh ra không
được đi học. Lớn lên thành ăn trộm, ăn cắp, đĩ điếm. Lính "Mỹ Ngụy"
đi tới đâu là hiếp dâm đàn bà con gái tới đó. Còn "thằng Diệm"
"nó" lê máy chém khắp miền Nam...v...v...
Trong bộ đội các chính trị viên lên lớp luôn nói rằng dân miền
Anh vượt đường Trường sơn với tâm trạng chán chường. Từ giã cha mẹ trong nước mắt vắn dài, khóc thương cho sự chia ly, cằm chắc cái chết trước mắt. Quê anh bao nhiêu thanh niên "hồ hởi phấn khởi" theo lời Bác vào
Sáng 30/4/75 đơn vị anh được lệnh sửa soạn cấp tốc tiến vào
Chỉ cần một tháng sau anh đã thực sự "mở mắt". Những lời Bác, Đảng nói với anh khi xưa đều ngược lại. Thành phố
Anh không hiểu nổi tại sao bộ đội của anh làm ngơ cho cái đám nhố nhăng mặt mày bậm trợn, đeo băng đỏ vào cánh tay quậy tung đường phố. Lần đầu tiên trong đời anh mới thấy cái TV, tủ lạnh, nhất là cái đồng hồ đeo tay có cửa sổ lại không người lái (đồng hồ tự động có ngày). Cái gì cũng lạ với anh kể cả cách ăn mặc của dân miền
Trong những lần học tập chính trị , giảng viên có lên lớp nói với anh: " Nói láo là một việc xấu, nhưng nói láo cho Bác và Đảng thì không sao..."
Anh thèm muốn , mơ ước có được những đồ đạc tiện nghi vật chất ở
Mấy năm sau anh tìm đủ mọi cách để xin "phục viên" làm dân thường, kiếm đường đi buôn lậu. Anh vào
Năm 1980 anh ra sức móc nối với bạn bè tổ chức ra đi bằng "thuyền buồm". Anh đem theo vợ với 2 con. Ghe căng buồm ra khơi, chạy dọc theo bờ biển từ quê anh qua
Tới Sydney anh ở tại khu Marrickville gần trung tâm thành phố. Đa số dân tỵ nạn gốc Bắc 75 quây quần sống trong khu này. Họ sống khép kín, không giao tiếp rộng. Vấn đề an sinh xã hội của Úc thời đó lỏng lẻo nên họ toàn lãnh tiền phụ cấp thất nghiệp, đi làm lậu. Có người còn khai 2, 3 tên khác nhau lãnh tiền, chính phủ chẳng hay biết vì Úc không có giấy tờ dán hình.
Tôi hỏi anh nghĩ thế nào về ông Hồ. Anh cười: em luôn cám ơn Bác. Không có Bác làm sao em được sống sung sướng ở "nước ngoài" như vầy chứ ! Em đang theo chân Bác cũng tìm đường "kíu nước" đây.....!
Từ đó về sau anh kết thân với tôi. Thỉnh thoảng anh đem bánh cuốn làm bằng nồi hơi với chả mực cho tôi. Ăn rất ngon. Bố mẹ anh chỉ cho anh nghề này. Bây giờ anh làm, bán "chui" cho bạn bè quen biết nên cũng dư tiền đi chợ. Gia đình anh có 1 vợ 2 con, chính phủ cho tiền trợ cấp còn nhiều hơn anh đi làm. Anh cứ tà tà ăn tiền chính phủ, hai vợ chồng lãnh quần áo về nhà may lậu, lấy tiền mặt, không khai thuế. Tôi phải công nhận những người sống ngoài Bắc họ chịu cày thật. Có lẽ cái khẩu hiệu "cày ngày không đủ tranh thủ cày đêm" nó đeo dính trước ngực họ rồi...
Vợ chồng anh làm nhiều, ăn tiêu rất cần kiệm, không đi chơi đâu. Sáng tinh mơ hai vợ chồng ngồi vào bàn máy may. Trưa ăn tạm tô mì gói rồi làm tiếp tới tối. Bữa cơm chiều ăn qua loa , tiếp tục làm tới hơn nửa đêm mới nghỉ. Coi như mỗi ngày anh chỉ ngủ chừng 4 tiếng thôi. Thế mà anh cũng có thì giờ "hì hục đục đẽo" ra thêm cái "hĩm" nữa, tất cả nhà anh có 3 "con cua", con cua lớn nữa là 4. Anh rất muốn vợ anh sinh cho anh thằng Cu nối dõi tông đường. Dụ ngọt mãi chị mới có bầu, anh mừng "hết lớn", hy vọng kỳ này có con Chim. Ai ngờ chị lại phọt ra cái Bướm. Anh chán quá, bèn cho chị nghỉ khỏe 3 tháng là anh hò hét chị tiếp tục ngồi bàn máy may trở lại. Anh thuộc dân "bộ đội" ít học, trước mỗi câu nói anh phải xổ nho Đ.M, anh mới ăn cơm ngon. Vợ anh nghe riết, quen tai đâm ghiền...
Hơn 3 năm sau anh mua nhà trả tiền mặt làm tôi ngạc nhiên, phục anh sát đất. Coi như mỗi năm anh kiếm hơn 100 ngàn, trong khi công nhân cu li một năm có 20 ngàn thôi ! Anh mời tôi ăn tân gia. Tôi tưởng anh mời bạn bè đông, cốt để khoe khoang vì 10 thằng Bắc kỳ hết 9 thằng nổ, nên tôi ăn mặc chỉnh tề (sợ dân nổ họ chê mình nghèo). Tới nơi tôi mới biết chỉ có vợ chồng tôi thôi. Thì ra anh là 1 thằng Bắc kỳ còn lại không giống ai. Tôi càng mến anh hơn. Anh có trở ngại gì về giấy tờ hay đi đâu thông dịch dùm cho anh, tôi đều sốt sắng giúp đỡ.
Nửa năm sau anh tới nhờ tôi điền vào cái form của nhà thương đồng ý cho vợ anh mổ. Anh cho biết vợ anh có cục bướu to bằng nắm tay trong ngực. Bác sĩ nói đây là cuộc đại giải phẩu. Xẻ hết 1 bên hông, nâng nguyên cả cánh tay với mảng hông lên rồi mới lóc cục bướu đó ra. Trời còn thương chị. Chỉ 6 tháng sau, chị khỏe lại, hùng hục cày tiếp...
Cày cuốc thêm 1 năm nữa thì tới phiên anh bệnh. Anh cứ hay ho khan về đêm. Bác sĩ cho đi chụp hình phổi mới lòi ra anh bị ho lao. Tôi đi theo anh vô nhà thương. Khi làm giấy tờ nhập viện bác sĩ thắc mắc không biết tại sao anh bị bệnh này. Họ không nghĩ anh bị lây nhiễm. Họ cũng không nghĩ anh cày cuốc trong hãng nhiều quá sanh bệnh vì từ khi tới Úc tới giờ hơn 5 năm, anh toàn lãnh tiền thất nghiệp thôi. Họ hỏi anh có lo nghĩ gì không, có buồn bã điều gì khiến anh khó ngủ không?
Anh phịa rằng anh nhớ cha nhớ mẹ, lo cho con cái ăn học, nên không ăn ngủ được. Bác sĩ nghe tôi thông dịch với phần phụ họa thêm tay chân mà họ cứ lắc đầu, vỗ về an ủi anh. Tôi cứ phải nín cười khi nhìn anh đóng kịch. Mặt anh buồn vời vợi, hai mắt xa xăm chỉ muốn khóc... cái đầu cứ lắc qua lắc lại, mồm chỉ phát ra câu độc nhất:
Vé ri bét... zu nâu...!!! (very bad, you know)
Họ cấp cho anh 6 tháng thuốc đem về nhà uống và hẹn ngày anh chụp hình tái khám. Mỗi ngày bác sĩ cho uống cả 15 viên thuốc đủ loại. Anh cứ uống 1 ngày nghỉ 1 ngày. Đem một nửa số thuốc được cấp, đóng thùng gởi về cho bố mẹ anh ở Hòn gai. Vậy là anh chỉ uống có một nửa dose thôi, trong khi anh vẫn thức đêm thức hôm cày cấy... tưng bừng!
Ngày anh đi tái khám, sau khi chụp lại hình phổi của anh, bác sĩ vò đầu bứt tóc không hiểu tại sao bệnh anh không thuyên giảm bao nhiêu. Họ hỏi anh tùm lum để tìm ra nguyên nhân. Thông dịch cho anh tôi cũng muốn khùng theo họ luôn. Cuối cùng họ nghĩ thế nào mà không cho anh đem thuốc về nhà nữa. Mỗi buổi sáng anh phải tới nhà thương uống thuốc trước mặt y tá. Bây giờ anh nhận đồ ít đi, làm sơ sơ, chờ khỏi bệnh tính sau, chỉ sợ lòi ra anh may lậu thì chết cả đám.
Trong lúc có thì giờ nghỉ khỏe, anh nghĩ cách giả bộ ly dị vợ anh. Vợ anh giữ 2 con, anh giữ 1 đứa vì bộ xã hội cấp tiền cho dân "single parent" nhiều lắm. Khi trước 2 vợ chồng "tò te" dưới một mái nhà được lãnh hơn $500/1 tuần. Bây giờ tách ra "kèn" ai nấy thổi, mỗi người được lãnh gần $450, nghĩa là thu nhập gần gấp đôi, chưa kể tiền may lậu. Vợ anh ở nhà trước, anh dọn ra ở khúc sau.
Anh phải uống thuốc thêm gần 9 tháng nữa mới thực sự khỏi bệnh. Anh bắt đầu xả hết ga may tiếp. Làm thêm 1 năm nữa, anh đi mua căn nhà thứ 2. Căn kia khi ly dị, anh sang tên cho vợ anh.
Tôi hỏi anh có biết ăn thất nghiệp là anh ăn tiền của người đi làm đóng thuế không ? Anh nói tỉnh bơ: úi giời ơi, chúng em sống XHCN quen rồi. Cái khó nó bó cái khôn, mỡ tới mõm mèo ngu gì không đớp chứ. Cái gì đớp được cứ việc đớp, mình không đớp thì thằng khác cũng đớp thôi... Tôi hết ý kiến...
Bây giờ vợ anh ở 1 căn, anh ở 1 căn, vẫn tiếp tục may ngày may đêm. Qua năm sau tự nhiên anh thấy cứ ngồi may lâu là đau thốn vùng bụng, ăn no lại đau dữ dội hơn. Bác sĩ cho anh đi soi bụng mới lòi ra anh bị loét bao tử, có thể bị ung thư. Anh phải vào nhà thương giải phẩu cắt phần loét đó đi, may nhỏ lại. Anh không còn ăn nhiều được nữa, mỗi bữa chưa được 1 chén cơm. Anh kiệt sức từ từ, chán quá anh bỏ nghề may luôn.
Vợ anh là người "hồ hởi" nhất, ngày ngày theo bạn bè cùng quê của chị đi chơi đó đây. Chị cũng đua đòi học nhảy đầm. Chị kêu anh đi học nhảy cho vui. Anh "Đ..ị..T" cho 1 hồi, nhất quyết không chịu lại còn cấm chị đi nữa.
Chị bỏ ngoài tai vì chị đang say sưa hưởng thụ. Ly dị rồi chị đâu có care. Hơn nữa trong đám nhảy đầm có một chàng "sĩ quan Ngụy" hay mời chị nhảy, ăn nói có duyên làm lòng chị cũng thổn thức. Trong khi chồng chị mở mồm là xổ nho ăn nói dùi đục mắm tôm còn chàng này nói năng từ tốn lịch sự nhẹ nhàng như ru hồn người... Chị cảm thấy mình đẹp, hãnh diện, hạnh phúc vì có người đàn ông tôn trọng chị, tâng bốc, khen ngợi chị đủ điều. Thực sự chị vẫn còn đẹp gái dù rằng chị đã qua 3 lần "rặn đẻ"...
Chị thỉnh thoảng gặp tôi nhờ tôi khuyên anh đừng xổ nho nữa, chịu khó theo chị đi nhảy đầm cho khỏe. Anh nhất định không nghe. Tôi hỏi mãi anh mới nói: em có biết nghe nhạc đâu mà nhảy đầm với nhảy đìa, chỉ nhảy "nái" thôi...
Anh không chịu nhảy thì chị đi nhảy mình ên. Tuy nhiên chị chỉ nhảy với chàng "sĩ quan Ngụy về chiều" nhưng rất lịch sự, hào hoa. Còn anh buồn quá, lai rai may lại kiếm tí tiền còm, sống cho qua nỗi buồn mất vợ.
Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy. Giòng máu XHCN của chị không còn nữa. Nó chuyển sang giòng máu tư bản từ khi chị quen chàng "Ngụy". Lòng chị đã quên lời Đảng bắt phải hy sinh tình nhà , đặt tình yêu XHCN trên hết.
Tâm hồn chị đang hạnh phúc hưởng thụ mật ngọt của tình yêu lứa đôi đầy tính nhân bản của con người. Đêm đêm chị nằm trên giường một mình, nhung nhớ hình bóng người thương mà tiếc cho cả cuộc đời chị, chỉ biết cày với cuốc...
Hai đứa con gái đầu của chị đã trưởng thành. Anh chị không ai để mắt tới tụi nó. Anh chị thuộc dân " i...tờ " chưa hết tiểu học, trình độ đâu mà kềm cặp chuyện học hành của chúng. Anh chị chỉ cầu Trời cho chúng học hành tới nơi tới chốn mà thôi. Ông Trời lại phụ lòng anh chị, chúng hưởng thụ nhiều hơn chị nữa, lại còn dám bỏ nhà theo trai, chơi chán mới mò về nhà.
Anh chị la rầy mãi cũng chán, không thèm nói nữa. Anh bắt đầu chỉa mũi dùi qua la chị. Chị tức mình cắt đứt đường tơ lòng... thòng với anh, chính thức xách Bướm XHCN của chị... theo tiếng gọi con tim... về nâng Chim "Ngụy". Chị tâm sự với tôi bây giờ chị mới thực sự biết yêu, biết thế nào là hạnh phúc của tình yêu. Khi xưa chị căm thù thằng "Ngụy" bao nhiêu thì bây giờ chị nâng niu, o bế con Chim "Ngụy... quá nửa chừng xuân" của chị bấy nhiêu. Chàng đi làm nuôi chị. Cuộc sống đạm bạc mà tràn đầy niềm yêu thương vợ chồng!
Mặc dù tôi thấy thương hại cho chồng chị nhưng lòng tôi cũng thấy khoái vì tôi cũng là "Ngụy". Sau ngày mất nước tôi bị những thằng bộ đội như chồng chị hành hạ nhục nhã trong trại cải tạo, đôi khi chỉ muốn chết cho xong. Bây giờ chứng kiến "tình
Từ ngày "vợ anh cuốn chiếu theo trai" không lời giã từ, anh đâm ra "hận đời đen như mõm chó", tối ngày thơ thẩn như người mất hồn. Trong tay anh có 2 căn nhà , bán đi cũng hơn 1 triệu. Tất cả không còn ý nghĩa gì với anh hết.
Anh chẳng còn tha thiết chuyện ăn uống nữa, thân thể càng ngày càng yếu đi. Một năm sau anh kiệt lực, té xỉu khi đi shop. Xe ambulance chở anh vào nhà thương mới phát hiện ra anh bị ung thư thời kỳ cuối.
Tôi vào thăm anh. Nhìn anh nằm trên giường, gương mặt hốc hác mà tôi thấy tội nghiệp. Anh tâm sự với tôi rất nhiều. Anh nói vợ anh coi vậy mà sáng suốt hơn anh, biết tìm cái hạnh phúc cuối của cuộc đời. Tuy hơi muộn màng nhưng có chết chị cũng không hối tiếc như anh.
Anh nhờ tôi khuyên vợ anh vào nhà thương cho anh được gặp mặt lần cuối. Con anh đã thông báo cho mẹ nó mà vẫn chưa thấy chị tới.
Tôi điện thoại cho chị lần thứ 3 mới nghe chị trả lời. Chị cho biết cái tổ "Bướm Bắc Chim
Sở dĩ chàng để chị đi một mình vì chàng không chịu được ánh mắt buồn tủi hối hận của người sắp đi vào cõi chết. Hơn nữa chàng cũng muốn gia đình con cái chị tìm lại những giây phút đầm ấm cuối cùng!!!
Anh trăn trối nhờ chàng chăm sóc cho các con anh, cố đem lại tình thương cho chúng. Anh nhìn chàng cười buồn: khi xưa chúng mình thấy nhau chắc có thằng chết rồi. Trốn Bác qua đây hai đứa mình vẫn là địch thủ của nhau. Thắng trên chiến trường chẳng có ích gì, thắng trên tình trường mới quan trọng. Nói xong mắt anh rướm lệ.
Chị kể cho tôi nghe trong tiếng nấc nghẹn ngào. Có lẽ cuộc đời chị đều yêu thương cả hai người chăng???
Tôi chưa thấy mặt chàng "Ngụy" của chị ra sao. Chỉ nghe chị nói như thế tôi đã cảm phục tư cách, tính tình của chàng rồi. Nhà thương hỏi chị có muốn đưa anh về nhà chờ chết không? Chị hỏi ý kiến chàng "Ngụy". Chàng đồng ý ngay, bèn đi làm thủ tục giấy tờ, đích thân chàng chở anh về nhà. Chàng vẫn tế nhị vắng mặt để gia đình con cái chị quây quần bên anh. Tôi thỉnh thoảng tới thăm anh, nói bá láp cho anh cười.
Taberd75
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.