Xăng
dầu có thể nói là đề tài năng lượng được chú ý nhất trên thế giới trong vài
tháng qua. Kẻ được người mất khác nhau, khi giá xăng cao và ổn định kéo dài cả
thập niên, thình lình xuống giá ngoạn mục.
Trên
trang báo này, mời quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu những ẩn số đằng sau vụ
xăng dầu rớt giá, những toan tính chánh trị của các xứ xuất cảng dầu hỏa, và
liệu giá xăng sẽ tiếp tục thấp và trong bao lâu. Ngược dòng thời gian, mới hồi
tháng 6-2014, giá dầu thô toàn thế giới vẫn còn ở mức $115 mỗi thùng. Đến Thứ
Sáu, 23-1-2015, lúc trang báo này lên khuôn, giá dầu thô chỉ còn phân nửa,
xuống đến mức $49 mỗi thùng.
Như chúng tôi cũng đã có ghi nhận trước đây, tình cảnh này bắt buộc kỹ nghệ khai thác dầu hỏa tại Hoa Kỳ phải điều chỉnh. Vào tuần lễ cuối năm 2014, số mỏ dầu trên lục địa Hoa Kỳ giảm đi 37, chỉ còn 1,499 mỏ hoạt động. Một tuần trước đó, 10 mỏ dầu đã đóng cửa, và tuần trước nữa có 29 mỏ dầu ngừng bơm dầu hỏa. Hãng ConocoPhillips, một trong những công ty năng lượng lớn nhất, công bố trong năm 2015 chỉ đầu tư phát triển $13.5 tỉ, giảm 20% so với 2014. Tất cả những diễn biến này đều có phần tác động bởi thực tế mức cung cấp dầu trên toàn cầu, tính trung bình, thặng dư đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Như chúng tôi cũng đã có ghi nhận trước đây, tình cảnh này bắt buộc kỹ nghệ khai thác dầu hỏa tại Hoa Kỳ phải điều chỉnh. Vào tuần lễ cuối năm 2014, số mỏ dầu trên lục địa Hoa Kỳ giảm đi 37, chỉ còn 1,499 mỏ hoạt động. Một tuần trước đó, 10 mỏ dầu đã đóng cửa, và tuần trước nữa có 29 mỏ dầu ngừng bơm dầu hỏa. Hãng ConocoPhillips, một trong những công ty năng lượng lớn nhất, công bố trong năm 2015 chỉ đầu tư phát triển $13.5 tỉ, giảm 20% so với 2014. Tất cả những diễn biến này đều có phần tác động bởi thực tế mức cung cấp dầu trên toàn cầu, tính trung bình, thặng dư đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Một
cơ sở khai thác dầu hỏa tại tiểu bang California .
Khi suy xét những uẩn khúc đằng sau vụ biến động giá xăng dầu, cần thiết tra
lại lịch sử. Thập niên 1970 đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong mối tương
quan giữa dầu hỏa và cường lực trên trường thế giới. Trong vụ khủng hoảng dầu
hỏa 1973, các xứ Ả Rập trong khối OPEC sản xuất dầu hỏa giảm thiểu xuất cảng
nhằm trả đũa Tây Phương hậu thuẫn Do Thái. Đến 1979, biến đổi thời cuộc, với
phe Hồi Giáo cực đoan tiếm quyền tại Iran , nguồn cung cấp dầu hỏa lại
thêm 1 phen thất tán.
Phản
ứng trên sàn chứng khoán khi xăng dầu tiếp tục xuống giá.
Sau đó, các cường quốc kỹ nghệ Tây Phương điều chỉnh chánh sách đối ngoại, tiếp
cận và ràng buộc chặt chẽ với các xứ xuất cảng dầu hỏa để tránh biến động dầu
hỏa. Đây là lý do vì sao dầu hỏa rớt giá như hiện tại đang làm điêu đứng vài
quốc gia mà ngân khố dựa chánh yếu vào xuất cảng dầu hỏa như Venezuela . Khi
một thùng dầu thô xuống dưới $100, buôn bán lỗ lã, giá xăng mới và thấp thậm
chí còn hiệu quả hơn cả các biện pháp cấm vận phức tạp và tốn kém, làm suy kiệt
ngân sách các nước này.
Một nhân vật chánh trong vụ khủng hoảng giá xăng dầu hiện tại là nhóm nước xuất cảng dầu hỏa OPEC. Ngày 27-11-2014, nhóm này tuyên bố vẫn tiếp tục bơm dầu hỏa vào thị trường thế giới với tốc độ không đổi. Sau quyết định này, giá dầu hỏa xuống thêm 35% mỗi thùng. Không phải các nước OPEC liều lĩnh. Đây là nước cờ thương mại siêu thâm. Trong khi các nước OPEC thâm thủng ngân sách trong năm 2015 (đoản kỳ), sách lược của họ nhằm bảo vệ thị phần năng lượng cho nhiều năm sắp tới (trường kỳ).
Thất
thu từ nguồn xuất cảng dầu hỏa, Venezuela
bắt đầu có rối loạn xã hội.
Các xứ xuất cảng dầu hỏa trên thế giới ngày nay sản xuất chiếm 40% lượng dầu
hỏa toàn cầu. Nói chung, dầu hỏa chiếm trung bình 65% doanh số xuất cảng của
họ. Giá xăng xuống thấp do đó sẽ gây thiệt hại cho 12 nước thành viên OPEC tổng
cộng $257 tỉ.
Nếu
dầu hỏa tiếp tục rớt giá, nước Nga sẽ bị mất chừng $100 tỉ. Xuất cảng dầu hỏa
và khí đốt chiếm trên 2/3 thu nhập quốc gia.
Tuy nhiên, tình cảnh của mỗi nước rất khác nhau. Nếu Venezuela bên bờ vực hỗn
loạn thì Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) ước tính 3 quốc gia
chánh yếu trong OPEC là Saudi Arabia, United Arab Emirates (Các Tiểu Vương Quốc
Ả Rập Thống Nhất) và Kuwait cùng nhau nắm giữ dự trữ ngoại tệ trên $2,000 tỉ.
Lợi thế này làm cho họ có dự trữ tài chánh trong khi... chịu trận, chịu lỗ
trong vụ khủng hoảng giá xăng dầu.
Sách lược của các nước này là buông thả cho giá xăng tiếp tục rớt thêm nữa nhằm bức tử kỹ nghệ khai thác dầu hỏa bằng kỹ thuật “khoan ngang” (Fracking) tại Hoa Kỳ, cũng như nhiều nơi khác. Bộ Trưởng Dầu Hỏa của
Đây cũng không phải lần đầu tiên các nhà khai thác dầu hỏa Hoa Kỳ bị gài vô thế bí trong cuộc chiến giành giật thị phần của khối OPEC. Năm 1986, Saudi Arabia bán tống bán tháo toàn bộ kho dự trữ dầu hỏa khiến chỉ trong vòng 4 tháng giá xăng dầu giảm đến 67%, xuống xấp xỉ $10 mỗi thùng. Lần đó, kỹ nghệ khai thác dầu hỏa của Hoa Kỳ sụp đổ, kéo theo hệ lụy 1/4 thế kỷ sau đó mức sản xuất dầu hỏa tại Hoa Kỳ giảm dần, cùng lúc Saudi Arabia tái chiếm vị thế cường quốc xuất cảng dầu hỏa mạnh nhất.
Cảnh
tại một cây xăng ở Lahore , Pakistan , hôm 20-1-2015.
Liệu giá dầu hỏa trên thế giới sẽ vẫn giữ ở mức thấp như hiện nay? Hoàn toàn
không dễ đoán. Trên bề mặt, nếu nhu cầu xăng dầu vẫn thấp, trong lúc tốc độ sản
xuất vẫn cao, thì giá xăng có thể không nhích lên lại một thời gian dài. Chính
CEO của hãng British Petroleum đã dự báo giá xăng dầu sẽ duy trì ở mức thấp
trong ‘hai hoặc ba năm nữa”. Hai trong số những nền kinh tế lớn nhất thế giới
là Liên Âu và Nhật Bổn kinh tế vẫn đang lao đao, ít có nhu cầu năng lượng.
Nhưng mặt khác, chiến tranh, biến loạn rất có thể dễ dàng bùng nổ, tại
Một giếng dầu gần Sweetwater , Texas .
Đã có vài thị trấn thình lình có nhiều người bị lay-off vì giới đầu tư rút đi.
Thanh Dũng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.