Một chị bạn theo Phật
giáo, chị X, một hôm chị nói với tôi: “Bên Công giáo các anh sướng qúa, các anh
tha hồ phạm tội, rồi xưng tội, thế là hết tội, rồi phạm tội tiếp; do đó các anh
dễ phạm tội. Chúng tôi không tin ai có thể tha tội, hễ phạm tội thì phải đền tội, đời
này hoặc đời sau.”
Tôi cám ơn chị X, bởi
chị cho tôi cơ hội hiểu niềm tin của chị và đồng thời hiểu về chúng tôi hơn. Nếu
không có người Công giáo làm gương mù, thì chị đã không có nhận xét như thế.
Chính cái ở ngoài tôi như cái gương, cho tôi thấy rõ những vết bẩn trên mặt.
Chính sự khác biệt, cho tôi cơ hội học hỏi. Nếu ai cũng như tôi thì có gì phải
học? Do đó, dù lời của chị X có ý miả mai nhưng tôi không buồn.
Thực tế, lời phê bình nói thật, ích lợi cho chúng ta hơn những lời ngợi khen giả
dối.
Trong thân phận là
con người tìm về chân lý, tôi muốn chia sẻ với chị X, và với những ai có ý
nghĩ như chị, vài điều sau đây:
- Nhận thưc về
tội?
- Xưng tội?
- Có được tha
thứ không?
- Tại sao xưng
tội với Linh mục?
- Câu hỏi dành
cho chị X?
1. Nhận
thưc về tội
Khi người Công giáo
tham dự Thánh Lễ, họ đọc Kinh Cáo Mình, có đoạn: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa
Toàn Năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc
làm và những điều thiếu sót…”
1.1. Tư tưởng: Nếu
tôi nhìn một phụ nữ, và thèm muốn được ngủ với phụ nữ đó, mặc dù thực tế tôi chẳng
bao giờ ngủ với người đó, là tôi đã phạm tội tà dâm, một trọng tội phải sa hỏa
ngục đời đời, nghiã là không bao giờ có ngày ra khỏi đó.
Nếu tôi thấy một vật
trong hãng và tôi có ý muốn lấy cắp, là tôi đã phạm tội ăn căp, dù tay tôi chưa
chạm đến vật đó.
Nếu tôi ganh tị vì
có người được may mắn, tài giỏi hơn tôi; hoặc tôi có ý nghĩ khinh khi kẻ kém
tôi, dù tôi chưa nói ra miệng, thì tôi đã phạm tội rồi.
1.2. Lời nói: Nếu
tôi nói những lời vô ích, hoặc để trêu chọc một người nào đó, hoặc nói xấu người
vắng mặt...
1.3. Việc làm:
Nếu tôi không tuân giữ Luật Chúa, Luật Giáo hội, Luật lương tâm, như: li dị,
phá thai; chỉ quan tâm vơ vét những gì có lợi cho tôi, cho gia đình, còn
những ai bị thiệt thòi thì mặc họ…
1.4. Những
điều thiếu sót: Nếu tôi có thể giúp người ngèo; hoặc ai cần sự giúp
đỡ của tôi nhưng tôi không giúp. Tôi không cầu nguyện, không làm gương sáng…Với
ý thức về tội như thế, người Công giáo cần phải xưng tội.
2. Xưng
tội:
Muốn được tha thứ, hối
nhân phải:
2.1 Xét mình: Phải
xét các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót, dựa vào
10 điều răn của Thiên Chúa:
thứ nhât: thờ
phượng một Đưc Chúa Trời và kính mến Người trên hêt mọi sự.
thứ hai : chớ
kêu tên Đưc Chúa Trời vô cớ.
thứ ba : giữ
ngày Chúa Nhật.
thứ bốn : thảo
kính cha mẹ.
thứ năm : chớ
giêt người.
thứ sáu : chớ
làm sự dâm dục.
thứ bảy : chớ
lấy của người.
thứ tám : chớ
làm chứng dối.
thứ chín : chớ
muốn vợ chồng người.
thứ mười: chớ
tham của người.
Và 6 điều răn của Hội
Thánh:
thứ nhât: dự
Lễ ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
thứ hai : chớ
làm việc xác ngày Chúa nhật cùng các ngày lễ buộc.
thứ ba : xưng
tội trong một năm it là một lần.
thứ bốn : chịu
Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.
thứ năm : giữ
chay những ngày Hội thánh buộc.
thứ sáu : kiêng
thịt ngày Thứ sáu, cùng những ngày Hội Thánh dạy.
2.2 Ăn
năn tội: Sau khi xét các tội đã phạm, hối nhân phải có lòng ăn năn,
chê gét các tội, vì tội xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành.
2.3 Quyết chí
chừa tội: Đã ăn năn, hối nhân còn phải thật lòng xa lánh tội, không
phạm các tội đã phạm và các tội hối nhân chưa phạm bao giờ, nghĩa là tuyệt đối
không phạm bất cứ tội nào.
Trong Kinh Lạy Cha:
“..và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Qua
câu này, Thiên Chúa chẳng những đòi buộc hối nhân có lòng từ bỏ tội lỗi, mà còn
đòi buộc hối nhân phải tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình, thì hối nhân mới
được tha tội. Ví dụ: một người nào đó xưng tội, nhưng trong lòng vẫn còn hận
thù thì xưng tội vô ích, vì còn hận thù là chưa từ bỏ tội lỗi.
Chúa Giêsu nói rõ
trong dụ ngôn: “Nước Trời như Vua kia tính sổ. Thuộc hạ Vua dẫn đến Vua một người
mang nợ Vua 1000 lượng vàng. Vua đòi bán vợ, con, nhà cửa của y để trả nợ. Hắn
qùy xuống và van xin: ‘Thưa ngài, xin rộng lòng thương xót tôi, hoãn lại cho tôi,
tôi sẽ lo trả hết’. Vua động lòng thương, tha hết nợ cho hắn. Bước
ra ngoài, hắn gặp người bạn mắc nợ hắn vài chỉ vàng, hắn nắm áo người bạn và bảo:
‘Trả nợ cho tao’. Người bạn qùy xuống van xin: ‘Xin anh rộng lòng hoãn lại cho
tôi, tôi sẽ cố gắng trả cho anh’. Nhưng hắn không chịu, hắn tống cổ kẻ thiếu nợ
hắn vào ngục. Thấy việc như thế, bằng hữu rất buồn, trình lại với vua. Vua cho
đòi hắn đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác. Ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi xin
ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như Ta đã thương
xót ngươi sao?’ Vua bèn trao hắn cho lý hình tống vào ngục, cho đến ngày hắn trả
hết nợ. Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ xử như thế, với những ai không thật
sự tha thứ cho nhau. Mt 18:23 -35
2.4 Kể rõ các tội: Hối
nhân phải xưng các tội, không che dấu và không cố ý nói cho nhẹ bớt. Ví dụ: một
người phạm 10 tội, mà chỉ xưng có 9, còn một tội vì xấu hổ không xưng thì không
hết tội, mà còn mắc thêm tội dối trá. Trường hợp quên thì không kể.
2.5 Làm việc đền
tội: Sau khi xưng tội, Linh mục đòi hối nhân làm một việc nào đó để
đền tội. Ví dụ: Tôi lấy cắp của ông A một số tiền là 5,000 Mỹ kim, Linh mục buộc
tôi phải trả lại số tiền cho ông A, nếu tôi không trả, thì tội của tôi chưa được
tha. Gỉa dụ ông A đã qua đời, thì tôi phải trình lại với Linh mục. Nếu ngài
nói, tôi phải trả số tiền đó cho các con của ông A, nhưng nếu tôi không làm,
thì tội của tôi cũng chưa được tha; bởi không trả lại tiền, là tôi vẫn còn tham
tiền của người, và cũng có nghĩa là tôi không thật lòng ăn năn và từ bỏ tội lỗi.
3. Có
được tha thứ?
Hắn lấy tiền của cha
hắn và bỏ nhà ra đi. Một thời gian sau, hắn tiêu hết tiền, hắn đói và đi ăn
xin. Một hôm hắn gặp người bạn của cha hắn, hắn nói với ông:
- Cháu xấu
hổ và ăn năn. Cháu muốn về nhà, nhưng không biết cha của cháu có tha thứ
cho cháu không?
-- Cha cháu sẽ tha
thứ, cháu cứ về đi. Bác biết không người cha nào không tha thứ cho con cái của
mình, dù chúng có lỗi nặng đến đâu.
- Bác dò
ý cha của cháu được không? Nếu cha của cháu tha thứ cho cháu, thì bác nói với
cha cháu, treo một bong bóng màu hồng trước cổng nhà.
-- Bác sẽ làm theo ý
của cháu.
Hôm sau, người con
hoang đàng trở về, từ xa, hắn trông thấy không phải một bong bóng màu hồng, mà
một rừng bong bóng màu hồng trên cổng, trên cành cây, trước nhà của cha hắn.
“Người nào trong các
ông có 100 con chiên, bị mất một con, lại không để 99 con kia ngoài đồng, để đi
tìm con chiên lạc? Tìm được, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy
mời bạn bè đến và nói: ‘Chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên lạc’.
Thật, tôi nói cho các ông biết, trên trời sẽ vui mừng vì một kẻ tội lỗi trở lại,
hơn là 99 người ngay lành không cần sám hối, ăn năn.” Lc15:4-7
“Hễ ai xin thì nhận
được. Ai tìm, sẽ thấy. Ai gõ, cửa sẽ mở cho. Có người nào khi con mình xin
bánh, lại cho hòn đá? Xin cá, lại cho con rắn? Anh em là
kẻ xấu, còn biết cho con cái mình những thứ tốt lành, huống chi Cha anh em, Đấng
ngự trên trời, Người sẽ ban của tôt lành cho những ai xin Người”. Mt
7:8-11
4. Tại
sao xưng tội với Linh mục?
Thiên Chúa có toàn
quyền quyết định việc tha tội cho chúng ta bằng cách Ngài muốn. Điều kiện đó,
Chúa Giêsu đã nói rõ trong Sách Thánh:
“Vào buổi chiều, nơi
các môn đệ cư trú, các cửa đều đóng kín. Chúa Giêsu đến đứng giữa các ông và
nói: ‘Bình an cho anh em’. Nói xong Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người.
Các môn đệ vui mừng vì Chúa đã sống lại. Chúa Giêsu: ‘Bình an cho anh em, như
Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em’. Nói xong, Chúa Giêsu thổi hơi trên các
ông và bảo: ‘Anh em nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội
người ấy được tha. Anh em cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc.” John
20:19-23.
Phép Giải Tội ghi
trên là nói trong trường hợp bình thường, nghiã là hối nhân có điều kiện gặp Linh
mục. Trường hợp quân nhân ở mặt trận, hoặc hoàn cảnh không tìm được linh mục, nếu chúng
ta thật lòng ăn năn tội lỗi, chắc chắn Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta.
5. Vài
câu hỏi với chị X
- Có phải niềm tin
Phật giáo giúp chị tránh phạm tội, nghiã là chị trong sạch, thánh thiện, không
lầm lỗi?
- Có phải khi những
đứa con của chị phạm lỗi, chị không tha thứ cho chúng, vì Phật giáo đã phủ
nhận sự tha thứ?
- Có phải khi chị
làm điều sai quấy với cha mẹ của chị, hoặc người nào đó, khi xin lỗi họ là chị
xin lỗi ngoài miệng, nhưng thâm tâm của chị, chỉ muốn làm thêm nhiều điều sai
quấy, để cho họ thêm buồn?
- Có bao giờ một người
thật sự ăn năn tội lỗi, lại muốn làm buồn lòng thêm người mà mình xin lỗi
không? Phép Giải Tội của người Công giáo không phải là duyên cớ làm cho họ dễ
phạm tội, nhưng vì yếu đuối, vấp ngả, họ phải xưng tội lại.
Phép Giải Tội của
người Công giáo là điều rất cần thiêt, giải thoát họ khỏi quyền lực của tội lỗi,
của ma quỷ và giúp họ sống xứng với phẩm giá làm người, và làm con của Thiên
Chúa. Và chỉ những ai cố gắng sống xứng với địa vị làm người, và làm con của
Thiên Chúa, mới được hưởng hạnh phuc thiên đàng: “Đức tin mà không
có việc làm là đức tin chêt”.
Lạy Thiên
Chúa, là sự thật, là chân lý, là sự sáng, và là CHA của nhân
loại chúng con; xin thương xót dìu dắt chúng con đang trên
đường đi về cõi đời đời. Amen.
NguyễnHyVọng
Thiên chúa toàn năng? Toàn năng thế tại sao không qua Phi Châu cứu đói? Bọn Việt Cộng đang hàng ngày đàn áp con chiên của "thiên chúa toàn năng" của mấy người đó. Sao không thấy ổng bẻ cổ vài thằng coi chơi cho đã ngứa........... dái?
ReplyDeleteHoang Nguyen: Chiến tranh loạn lạc dẫn đến nghèo đói là điều không thể tránh khỏi vì những con người, quốc gia ích kỉ tham lam độc ác và KIÊU NGẠO,trong cuộc sống ai cũng CẦN phải trải qua thử thách khó khăn trong cuộc sống để biết được ta có yêu mến chúa không, '' ai kiên trì đến cùng sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đang mãi mãi ''
Delete