Ông Thomas Bass nhận định với VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền Việt Nam “nhạy cảm,
và muốn bảo toàn quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các biện pháp kiểm duyệt.
Một
tác giả Mỹ có sách được dịch sang tiếng Việt cho biết, cuốn “The Spy Who Loved
Us” của ông đã bị chỉnh sửa và cắt bỏ nhiều chi tiết, như chiến tranh biên giới
năm 79, làn sóng thuyền nhân sau năm 75 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước khi
tới tay bạn đọc ở Việt Nam .
Ông
Thomas Bass, hiện giảng dạy Anh ngữ và báo chí tại Phân hiệu Albany
của Đại học Tiểu bang New York ,
cho biết ông ký hợp đồng in phiên bản tiếng Việt của cuốn sách về điệp viên hai
mang Phạm Xuân Ẩn năm 2009.
Tuy
nhiên, mãi cho tới năm 2014, cuốn sách mới ra mắt ở Việt Nam với tựa đề: “Điệp viên Z.21 – Kẻ thù tuyệt
vời của nước Mỹ”, do nhà xuất bản Nhã Nam và Hồng Đức phát hành.
Trong
quá trình làm cuốn sách, ông đã nảy ra ý định theo dõi và so sánh việc kiểm
duyệt xuất bản ở Việt Nam .
Ông
Bass nhận định với VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền Việt Nam “nhạy cảm,
và muốn bảo toàn quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các biện pháp kiểm
duyệt.
Ông
nói: “Tại sao họ lại kiểm duyệt? Chính bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi
nữa. Có lẽ vì họ muốn tuyên truyền, muốn thần thánh hóa, muốn anh hùng hóa
những điều không phải là sự thật. Họ dựng lên huyền thoại để dùng làm công cụ
tuyên truyền nhằm mục đích duy trì và củng cố quyền lực.
Có những thế lực chính trị nghĩ rằng họ có thể kiểm soát ngôn ngữ, văn học, văn hóa và ký ức của mọi người. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự nguy hiểm và cần phải ngăn chặn bằng mọi giá”.
Có những thế lực chính trị nghĩ rằng họ có thể kiểm soát ngôn ngữ, văn học, văn hóa và ký ức của mọi người. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự nguy hiểm và cần phải ngăn chặn bằng mọi giá”.
Ông Bass cũng cho biết ông cảm thấy thông cảm với công ty xuất bản sách của ông. “Họ là những người giỏi nhất trong ngành xuất bản ở Việt
Ông nói rằng người ta cứ tưởng một cuốn sách về người hùng của quân đội Việt
Theo tác giả này, dưới sự can thiệp của kiểm duyệt, ông Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu mến” Hoa Kỳ mà chỉ được “hiểu” nước này mà thôi. Ngoài ra, tên của những người Việt lưu vong cùng các bình luận của họ cũng bị xóa bỏ. Lời bình cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một “vị thánh thất bại” hay việc ông Ẩn tự miêu tả là một người có bộ óc Mỹ trong cơ thể Việt
Tác
giả người Mỹ cũng cho biết thêm rằng bản dịch sách của ông cũng bị xóa bỏ những
lời chỉ trích Trung Cộng hay vấn đề hối lộ. Thậm chí, đoạn nói về Tướng Võ
Nguyên Giáp cũng bị cắt, vì theo ông, người từng đưa tới chiến thắng Điện Biên
Phủ không còn được lòng chính quyền trước khi mất năm 2013.
Xóa
bỏ
Ngoài
ra, theo ông Bass, một loạt các sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng
bị loại khỏi bản dịch tiếng Việt, như công cuộc cải cách ruộng đất thất bại
những năm 50, làn sóng “thuyền nhân” sau năm 75 hay cuộc chiến biên giới với
Trung Cộng năm 79.
Ông
cho biết chính vì việc kiểm duyệt ở Việt Nam mà ông đã cho dịch lại cuốn
sách sang tiếng Việt rồi sau đó cho đăng trên trang web của nhà văn Phạm Thị
Hoài, song song với ấn bản bị kiểm duyệt.
nhà
văn Phạm Thị Hoài
Ông
nói: “Xu hướng kiểm duyệt nhằm duy trì quyền lực và địa vị được phản ánh trong
mọi khía cạnh của văn hóa Việt Nam .
Không có tự do báo chí. Không có tự do xuất bản. Một số nhà văn giỏi nhất của
Việt Nam
hiện sống lưu vong sau khi bị tống khỏi đất nước. Những người khác thì sống
trong cảnh lưu vong trên chính quê hương mình, và không thể xuất bản tác phẩm.
Không có một khía cạnh văn hóa nào ở Việt Nam mà không bị tác động bởi kiểm
duyệt”.
Ông
nghĩ rằng việc chính quyền Việt Nam
“kiểm duyệt văn hóa, kiểm soát báo chí, bắt giữ các blogger và hạn chế tự do
ngôn luận là một sai lầm”.
Khi
được hỏi là liệu việc ông lên tiếng về chuyện kiểm duyệt sẽ chấm dứt cơ hội ông
được hợp tác xuất bản sách ở Việt Nam ,
ông Bass cho biết “Việt Nam
không phải là thị trường văn học lớn, nơi tôi có thể kiếm sống bằng nghề viết”.
“Tôi
nghĩ cần phải nêu ra vấn đề kiểm duyệt vì tôi quan tâm tới Việt Nam, tôi yêu
Việt Nam và muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé từ bên ngoài, từ phương Tây, tới
cuộc đàm luận về văn hóa,” ông nói.
*****
Nói dối, Lối sống của Cộng sản |
*****
Sep
03, 2013
Tôi
gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân đến Việt Nam, năm mới
24 tuổi làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí Time. Lúc ấy, Ẩn là một huyền
thoại, một tay phong lưu vui tính được mệnh danh là ...
Nov
21, 2014
Hoặc
như gián điệp Phạm xuân Ẩn ở Việt nam. Đó là những người giữ một tư cách cá
nhân trong sạch, không tham tiền, không tham gái, thậm chí có thể hiến dâng
toàn bộ tài sản cá nhân cho cách mạng. Ông Phạm xuân Ẩn ...
*****
ĐMCS
ReplyDeleteTự cổ chí kim chưa chắc có, Tạo trời mở đất một mà thôi !!!
ReplyDelete