Sir
Alex Ferguson là HLV cho Manchester United từ 1986 tới 2013 khi ông 71 tuổi.
Khi
ngoài 60 tuổi, nhiều người mong tới ngày làm việc cuối cùng và nghỉ hưu cho
thoải mái.
Nhưng
đó không phải là điều xảy ra với Jane Angelich, người vào năm 2013 đi phỏng vấn
xin việc làm tại một tổ chức phi lợi nhuận khi đã 62 tuổi và đã có nhiều thập
niên tự kinh doanh. Bà không cần một việc làm, bà muốn làm việc.
“Tôi
muốn quay lại đi làm để xem sau 25 năm làm việc cho chính mình thì sẽ mang lại
gì trong môi trường làm việc công ty,” bà Angelich, nay 63 tuổi nói.
Jane Angelich
Rốt
cùng bà đã làm phó chủ tịch cho ban thương mại điện tử của National 4-H
Council, một tổ chức đào tạo và phát triển tài năng cho thanh niên. “Tôi muốn
làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận. Tôi dự định sẽ tận hưởng từng phút làm
việc, tôi chưa thấy điểm dừng sẽ là lúc nào. Tôi có kế hoạch làm việc ở đây lâu
dài.”
Làm
việc khi đã nghỉ hưu không chỉ là thực tế đối với những người không muốn nghỉ
ngơi. Có nhiều người ở tuổi nghỉ hưu vẫn làm việc toàn bộ hoặc bán thời gian
chỉ vì họ thích làm việc.
Tại
Hoa Kỳ, trong số 75% số người lao động muốn làm việc lâu dài khi họ còn có thể
làm, 39% nói họ muốn làm vì họ thích làm, theo một khảo sát từ trang
Bankrate.com.
Nay
Anh Quốc đã bỏ tuổi nghỉ hưu bắt buộc, hơn 1 triệu người hơn 65 tuổi đang lựa
chọn làm việc tiếp, theo Bộ Lao động và Hưu trí nước này.
Trên
thực tế, chỉ có 29% người lao động Anh muốn nghỉ làm hoàn toàn sau khi về hưu,
theo một thăm dò của Aegon. Tại Tây Ban Nha và Pháp, chỉ có khoảng phân nửa
người lao động ngưng làm việc khi họ đến tuổi nghỉ hưu.
Chris Long
“Thường
những người làm việc quá tuổi nghỉ hưu yêu thích những gì họ làm,” Chris Long,
chuyên gia tài chính cho Long Financial Planning tại Chicago Hoa Kỳ nói.
Có
thêm thu nhập là điều tốt, nhưng có một cái gì đó khác đối với những người
không muốn nghỉ hưu. “Đó là việc họ yêu thích công việc. Nó giúp họ cảm thấy cuộc
sống sẽ trọn vẹn.”
Nếu
bạn muốn làm việc ở tuổi ngoài 60 hay 70 thì hãy nghiên cứu một số điểm sau:
Tại
một số nước cũng không thể vừa làm việc lại vừa đồng thời lĩnh tiền trợ cấp
Bạn
sẽ cần gì: Bạn sẽ cần gìn giữ các kỹ năng của bạn, tiếp tục duy trì các quan hệ
công việc và giữ sức khỏe tốt. “Tôi hiếm khi thấy người có tuổi làm việc được
nhiều giờ với các công việc lao động nặng nhọc,” Julia Chung, chuyên gia về tài
chính và bất động sản từ Langley , British Columbia tại Canada nói. ''Tôi thấy có nhiều
người cao tuổi làm việc trong các vị trí về quản lý hay tư vấn, cũng như kinh
doanh tại gia với ngành nghề dựa vào kỹ năng về nghệ thuật hơn.”
Bạn
sẽ cần chuẩn bị bao lâu:
Nó
tùy thuộc vào khối lượng thay đổi mà bạn dự tính. “Nếu bạn muốn giảm cường độ
thì có thể bạn nên nghĩ tới việc đó một vài năm trước khi thực sự bắt tay vào,”
Chris Long nói. “Nếu bạn đổi nghề, thì có thể phải chuẩn bị trong khoảng từ 5
tới 10 năm trước đó, và tìm hiểu về các sự lựa chọn khác nhau.”
Việc
cần làm ngay bây giờ:
Chuẩn
bị sẵn sàng ngay từ lúc này. Một số người thường cố đợi tới giai đoạn cuối nghề
mới chuẩn bị, nhưng nếu bạn muốn duy trì làm việc trong ngành bạn lựa chọn,
đừng chờ tới lúc đó. Hãy chủ động và sáng tạo: bạn nên dự các buổi hội thảo,
tham gia các khóa học để nắm bắt những công nghệ mới nhất, tới dự các sự kiện
của các ngành khác nhau và liên lạc với đồng nghiệp.
“Đừng
bắt đầu tự thưởng cho mình sự nhàn dỗi,” Julia Chung nói. “Đó là lúc bạn sẽ mất
đi thế mạnh, bất kể là bạn là bao nhiêu tuổi đi chăng nữa. Bạn sẽ phải cố để
duy trì kỹ năng của mình sao cho mới mẻ và sắc bén.”
Hãy
thử sức với bất kỳ lĩnh vực mới nào mà bạn đang cân nhắc. Nếu bạn định bỏ công
việc đang làm hiện nay và muốn thử sức một việc gì đó khác khi nghỉ hưu, điều
quan trọng là bạn phải biết bạn sẽ định làm gì.
“Có
nhiều khi nhìn từ ngoài vào thì thấy rất tuyệt nhưng một khi bắt tay vào rồi
thì mới thấy có nhiều cái không phù hợp,” Chris Long nói. “Hãy thử làm việc đó
bán thời gian hoặc tình nguyện trước đã.”
Làm
việc với một người có chuyên môn.
Có
nhiều cách khiến thu nhập của bạn ở một độ tuổi nào đó ảnh hưởng tới lương hưu
hay thu nhập có trợ cấp của bạn.
“Nếu
bạn làm việc trên 65 tuổi ở New Zealand và bạn muốn có thu nhập khác bởi vì bạn
làm việc, số tiền hưu trí bạn nhận được sẽ bị khấu trừ,” Rod Mudgway, cố vấn
tài chính từ Brackenridge Financial Solutions tại Auckland, New Zealand nói.
Và
nếu bạn lĩnh trợ cấp an sinh xã hội trước tuổi đủ để nghỉ hưu tại Hoa Kỳ, và
bạn lại có thu nhập hơn một mức nào đó, chính phủ Mỹ sẽ giảm tiền trợ cấp xã
hội theo tỉ lệ qui định.
Tại
một số nước thì cũng không thể vừa làm việc lại vừa đồng thời lĩnh tiền trợ
cấp. “Gần đây một đồng nghiệp của tôi muốn tiếp tục làm việc và cùng lúc rút
tiền hưu ở Pháp,” Michael Lodhi, cố vấn tài chính cho Tập đoàn Spectrum IFA ở Paris nói. Tuy nhiên, một
nhà tư vấn thuế nói với anh ta là không làm vậy được. “Do đó lên kế hoạch cho
tốt là hết sức quan trọng,” Michael Lodhi nói.
Thế
nhưng việc có thu nhập lúc tuổi già cũng có nghĩa là bạn có thể hoãn lại việc
nhận tiền hưu hoặc trợ cấp xã hội và số tiền này sẽ tăng lên nếu bạn nhận sau
này. “Khoản này thực sự là an sinh xã hội khi mà bạn lĩnh số tiền đó ở tuổi 70
vì đó là mức cao tối đa,” Chris Long nói. Một cố vấn tài chính có thể giúp bạn
tính toán khoản tiền này thế nào.
Đừng
có dựa vào thu nhập của bạn vào lúc này – hoặc sau này. Hãy tiếp tục kiếm tiền
bởi sẽ có những khác biệt lớn cho bạn khi nghỉ hưu.
“Xét
từ góc nhìn lên kế hoạch tài chính thuần túy thì người ta không nên dựa vào khả
năng tiếp tục làm việc khi chúng ta đã già hơn,” Michael Lodhi nói. “Trong một
thế giới hoàn hảo, hãy tính toán sao để bạn có đủ thu nhập hưu trí và coi bất
kỳ việc làm gì thêm là khoản tiền thưởng.”
Việc
để làm sau này:
Chú
ý tới bảo hiểm y tế. Làm việc cho chủ lao động mua bảo hiểm y tế là lợi thế rất
tốt để bạn tiếp tục làm việc – nhưng ở Canada chẳng hạn, nhiều hợp đồng bảo
hiểm không trả cho bạn sau một độ tuổi nhất định, thường là 65.
“Bảo
hiểm y tế, nha khoa, tàn tật và nhân thọ mà chúng ta mua sẽ hết hạn,” Julia
Chung nói. Hãy lên kế hoạch, nắm bắt các sự lựa chọn của bạn đối với bảo hiểm y
tế tư nhân là gì, và dịch vụ y tế sẵn có tại nơi bạn sống như thế nào.
Chi
tiêu sao cho hợp lý:
Đừng
quên là hãy tận hưởng. Có thêm thu nhập là tốt nhưng đừng chi tiêu quá để tới
khi già yếu rồi chẳng còn đồng nào để vui vầy. Dành nhiều thời gian với gia
đình, tận hưởng các thú vui và sở thích và giữ gìn sức khỏe.
“Tôi
muốn thấy người ta ít nhất là giảm thời gian họ làm việc ở tuổi nghỉ hưu,”
Julia Chung nói – thậm chí kể cả với người thích làm việc. “Nếu có thể tận dụng
khoảng thời gian tự do nào đó thì tôi khuyên là nên tận hưởng. Niềm vui thì là
vô giá mà.”
Kate
Ashford
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.