Năm
giờ kém mười, tôi thả bộ từ phòng ăn vào chỗ làm. Thằng Bryan ngồi co ro trong
góc khuất nên tôi không thấy nó! Nó làm khác chỗ tôi. Mới làm được chừng một
tiếng đồng hồ thì máy móc bên nó nghỉ chơi. Thợ máy cho biết phải sửa cả ngày. Nó
liền xin sếp cho qua giúp tôi, vì về thì chỉ ăn lương được 4 tiếng. Vậy là hai
thằng làm chung nhau một chỗ. Tôi thật sự thích những người đã qua quân đội vì
họ thường im lặng làm việc chứ không ồn và lười. Những người đã qua quân đội
rất đúng giờ, không có chuyện tào lao ở phòng ăn tới chuông reo đi làm thì mới
đi restroom thêm chừng mười phút. Và tinh thần trách nhiệm thì người gốc lính
lúc nào cũng hơn dân sự thường lè phè.
Từ hômBryan
mới vô làm, tôi đã nghĩ anh ta là lính. Vì phong độ trầm lặng, ít nói, thường
ngồi riêng một mình. Nhưng thấy ai cần giúp thì anh ta rất nhanh lẹ có mặt và
nhiệt tình giúp đỡ người khác. Một lần tôi cần người giúp và thấy anh ta đang
không có việc làm nên tôi xin đích danh anh ta với ông sếp. Chúng tôi thành bạn
với nhau từ đó. Càng thân vì bên line anh ta rất ít khi làm Thứ Bảy, trong khi
line tôi làm đều. Và chiều Thứ Sáu nghe lệnh làm Thứ Bảy là tôi xin sếp cho Bryan vô làm với tôi. Ông
sếp lúc nào cũng đồng ý. Thật ra ông cũng thích Bryan làm việc giỏi, tinh thần trách nhiệm
cao, ít nói và nhiệt tình. Nhưng ông vịn cớ ưu tiên cho cựu quân nhân để trả
lời những ai thắc mắc không được làm Thứ Bảy.
Tôi còn thíchBryan
ở những xử sự nhỏ. Một hôm, Bryan khều tôi ra
khỏi bàn ăn đang ngồi chung với nhóm Việt Nam của tôi. Anh ta mới hỏi mượn
tôi hai mươi lăm xu. Tôi không có bạc cắc nên đưa anh ta tờ một đồng. Anh ta bỏ
lại tay tôi ba cái quarter. Tôi biết bữa trưa hôm đó của anh ta chỉ là một bịch
khoai tây chiên nhỏ xíu trong máy với giá một đồng. Vài hôm sau, anh ta mang
trả tôi hai mươi lăm xu. Những việc nhỏ nhưng nói lên tư cách là vậy!
Hôm nay hai thằng làm chung đều vui vẻ. Tôi định hỏi anh ta lý do vì sao đi bộ đi làm? Tôi thấy rồi, anh ta mặc quần áo dính liền của người đi săn để chống lạnh vì đi bộ đi làm. Nhưng tôi không biết mở lời thế nào cho đừng mếch lòng bạn vì suy nghĩ, quan niệm Mỹ-Việt khác nhau.
Từ hôm
Tôi còn thích
Hôm nay hai thằng làm chung đều vui vẻ. Tôi định hỏi anh ta lý do vì sao đi bộ đi làm? Tôi thấy rồi, anh ta mặc quần áo dính liền của người đi săn để chống lạnh vì đi bộ đi làm. Nhưng tôi không biết mở lời thế nào cho đừng mếch lòng bạn vì suy nghĩ, quan niệm Mỹ-Việt khác nhau.
Note:
hình trong bài này là minh họa
Đến giờ ăn trưa, tôi không ăn trưa nên chỉ đi rửa tay, rửa mặt rồi trở lại chỗ
làm (chỗ yên hơn phòng ăn) mà trả lời tin nhắn, điện thư của bạn bè. Thấy Bryan
ngồi thù lù một đống ngay chỗ làm thấy thương, biết chắc là anh ta không có gì
để ăn trưa nên không ra phòng ăn. Thường thì anh ta ăn toàn đồ hộp bán sẵn
ngoài chợ Mỹ, chỉ cần khui ra, hâm nóng trong microwave chút đỉnh là ăn liền.
Còn hôm hết đồ hộp mà tiền cũng hết thì anh ta “ăn chay” tại chỗ làm. Tôi đi
mua cho hắn chai coke với thanh chocolate nhân đậu phộng. Không có một lời mời
nên cũng chẳng có tiếng cám ơn, hắn chỉ đấm nhẹ vô vai tôi thay lời. Rồi ngồi
ăn ngon lành.
Chúng tôi lại làm việc tới giờ về. Tôi rà thắng xe mình, mở bung cửa bên passenger:
“Hey,Bryan .
Lên xe. Chỉ đường. Tao chở mày về nhà. Trời lạnh quá!”
Ý hắn muốn từ chối, nhưng hắn lên xe.
Về đến nhà hắn, là một căn apartment trên tít lầu 3. Hắn hỏi tôi,
“Mày lên phòng tao, uống ly Jack Daniel’s không? Tao còn nửa chai…”
Hai thằng cưa bứt nửa chai Jack Daniel’s với mấy cái hotdog khô khốc trong tủ lạnh. Ngoài ra chẳng có gì. Nó kể tôi nghe chuyện, “ba tao chết rồi còn chơi tao một cú đo ván.”
Một câu chuyện lạ nhất với tôi về người Mỹ…
Chúng tôi lại làm việc tới giờ về. Tôi rà thắng xe mình, mở bung cửa bên passenger:
“Hey,
Ý hắn muốn từ chối, nhưng hắn lên xe.
Về đến nhà hắn, là một căn apartment trên tít lầu 3. Hắn hỏi tôi,
“Mày lên phòng tao, uống ly Jack Daniel’s không? Tao còn nửa chai…”
Hai thằng cưa bứt nửa chai Jack Daniel’s với mấy cái hotdog khô khốc trong tủ lạnh. Ngoài ra chẳng có gì. Nó kể tôi nghe chuyện, “ba tao chết rồi còn chơi tao một cú đo ván.”
Một câu chuyện lạ nhất với tôi về người Mỹ…
… Tao nhớ chứ. Tao với ba tao không hòa thuận lắm. Sau khi tao xong trung học, mẹ tao muốn tao đi đại học. Nợ học trả được nhưng qua tuổi đi học thì khó vô trường lại được! Nhưng ba tao muốn tao đi làm. Muốn tao ra khỏi nhà.
Thật sự là tao khó đi học đại học vì học lực của tao chỉ loại trung bình. Tao quyết định đi làm. Khởi sự là xin việc, sau đó cần xe để đi làm. Tao đi làm không lâu thì muốn đi lính… toàn những chuyện tốn tiền. Nhưng ba tao cho mượn chứ không cho luôn.
Tám năm sau tao giải ngũ, sau đó cưới vợ. Tao mời ba mẹ tao tới dự đám cưới. Mẹ tao cho vợ tao mấy món nữ trang của bà - là đồ gia bảo. Nhưng ba tao nói, “Mày còn nợ tao tổng cộng là năm ngàn.”
Tao nghĩ là ba tao nói chơi, nên về sau, những lần tao về nhà thăm gia đình, tao đưa ông hai, ba ngàn tiền mặt để ông dễ sử dụng vì mẹ tao không cho ông mua rượu bia, thuốc lá, vé số… Bây giờ tao mới hiểu câu nói của ông sau khi nhận tiền tao đưa, “Cái này là mày cho tao?” Dĩ nhiên tao trả lời, “Con không cho ba thì con đưa ba làm chi? Ba cất kỹ mà xài, để mẹ biết, mẹ tịch thu thì ba ráng chịu…”
Sau khi mẹ tao mất thì đúng là tao không gặp ba tao. Tao có hai đứa em gái nên chỉ hỏi thăm tụi nó về ông để biết tình hình rượu bia, thuốc lá và vé số của ông. Còn tao gọi điện thoại cho ba tao thì chỉ hỏi thăm sức khoẻ…
Hồi đầu năm 2014, ba tao mất. Hai đứa em tao biết tao không có tiền nên tụi nó lo chôn cất xong hết mới báo tin cho tao hay. Và hẹn tao ngày về để nghe luật sư đọc di chúc.
Mày tưởng tượng nổi không? Ba tao để lại căn nhà cho con em nhỏ của tao vì vợ chồng nó chưa mua nhà. Phần con chị là tiền bạc, tư trang của mẹ tao. Kể ra cũng tương đương với giá trị căn nhà của con em.
Riêng phần tao, ba tao cho tao năm ngàn đô la. Nhưng là năm ngàn tao còn nợ ông ấy! Ba tao ghi rõ là không phải trả ra năm ngàn. Nhưng phải trả tiền lời của năm ngàn từ khi mượn.
Trời ơi! Ông ấy tự đặt ra giá tiền lời, cách tính (riêng) của ông ấy. Tổng cộng tiền lời lên tới bảy ngàn năm trăm đô la. - Chia đôi cho hai đứa em tao.
Hai đứa em tao nói với luật sư, “Anh tôi không có tiền. Và chúng tôi đồng ý bỏ qua khoản đó.”
Thằng luật sư “OK!” Nhưng hai thằng em rể khó chịu. Tao thì tự ái.
Vậy là đi chia gia tài về, tao mượn nhà băng mười ngàn đô la, để ký check trả tụi nó bảy ngàn năm trăm. Tao ăn nhà hàng, ở hotel, và mua vé máy bay… hết hai ngàn năm trăm.
Đến giữa năm 2014. Người dì của vợ tao chết. Bà ấy là người sưu tầm đồ cổ. Bà rất thương vợ tao nên nói trước là sau khi chết sẽ cho hết đồ cổ của bà cho vợ tao. Lần cuối cùng hai người nói chuyện với nhau là vợ tao gọi thăm hỏi bệnh tình của bà. Bà rất minh mẫn cho giá từng món bà để lại cho vợ tao. Tổng cộng lên đến hàng trăm ngàn đô la.
Tội nghiệp vợ tao khóc thương người dì. Vì vợ tao sống với dì từ nhỏ tới lớn chứ không sống với cha mẹ của cô ấy. Cũng một phần vì gia tài của dì để lại nên vợ tao mau chóng trở về
Nhưng vẫn muộn. Khi luật sư đọc di chúc thì toàn bộ đồ cổ để lại cho vợ tao đã bị ông ta bán hết cho tiệm cầm đồ (pawn shop).
Sự việc phức tạp lên là ông bán tổng cộng chỉ có năm ngàn đô la. Nhưng pawn shop chỉ đồng ý bán lại cho vợ tao với giá hai mươi lăm ngàn. Ngoài vợ tao, họ không bán cho ai khác với giá đó!
Tao nói bỏ đi! Nhưng vợ tao tin tưởng giá trị đồ cổ cả trăm ngàn nên mượn mẹ cô ấy hai mươi lăm ngàn, (sẽ trả tiền lời cao) để trả cho pawn shop và bưng mấy thùng cổ vật về nhà mẹ vợ tao - bên Ohio.
Sự tiếp diễn rất tồi tệ, là vợ tao phải về
Vợ chồng tao lại phải mướn xe, chạy về
Cuối cùng, tao hiểu được về đồ cổ như sau: Khi người ta biết mình có món đó, họ tìm tới mình để thương lượng mua thì mình là người ra giá. Nhưng khi mình rao bán những món cổ vật (bất cứ bằng hình thức nào) thì người mua ra giá vì họ biết mình cần tiền.
Tổng cộng vợ tao chi ra hết ba mươi ngàn cho mấy thùng cổ vật. Nhưng bán hết chỉ được mười lăm ngàn.
Bà mẹ vợ của tao không có lời trong chuyện cho mượn hai mươi lăm ngàn, nên đòi nợ mỗi ngày. Dù đã trả mười lăm ngàn tiền bán được, tao làm gì có mười ngàn để trả nợ cho bà ấy im miệng. Tao bán cái xe truck của tao được năm ngàn, gởi cho mẹ vợ với cam kết là sau tháng 6 năm 2015 thì mới được đòi nợ tao tiếp năm ngàn còn lại. Tao tính đi bộ đi làm cũng được vì tao ở không xa hãng bao nhiêu. Hy vọng từ nay đến tháng 6 thì khoản tiền xăng, tiền bảo hiểm xe mà tao không phải đổ xăng, mua bảo hiểm cũng được hơn một nửa của năm ngàn.
Chai rượu cạn, cả hai thằng cùng lười đứng dậy mở đèn dù căn phòng đã chập choạng tối. Vuông cửa sổ hắt vào ánh sáng cuối cùng của ngày đi, lại là một ngày mưa gió; ngày cuối năm của tôi nhưng là đầu năm của thằng bạn Mỹ - kể ra nó cũng đâu có hên gì! Hên chăng là nó từng đi lính nên được rèn luyện sức chịu đựng cao.
Tạm biệt thằng bạn nghèo. Xuống cầu thang apartment gió ù ù thổi lạnh mà sao thấy ấm lòng. Nhờ nửa chai Jack Daniel’s hay lời hứa với nó, “Được rồi! Tao sẽ rước mày đi làm, chở mày về vài tuần. Để tao có thời gian trả hết nợ sửa xe cho thằng bạn có shop sửa xe của tao đã. Sau đó, tao nói nó bán cho mày một chiếc xe cũ, chừng một ngàn thôi. Nhưng mày trả góp 6 tháng và không tính tiền lời. Vì giá đó thì trường hợp mày trả không nổi tháng nào tao có thể giúp mày tháng đó. Chứ nhiều hơn thì tao phải bán xe tao. Không lẽ tao với mày đi bộ chung… cho vui.”
Chuyện vặt cuối năm con ngựa 2014 rồi sẽ qua. Hy vọng năm mới con dê 2015 được hanh thông thử một năm xem có gì khác với nghèo triền miên mười hai con giáp hay không?
Phan
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.